Những hiểu biết về một số bệnh thường gặp trên đàn lợn ná

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn Tín Nghĩa, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội (Trang 26 - 35)

và lợn con

2.2.3.1. Những bệnh thường gặp trên đàn lợn nái sinh sản

* Hội chứng đẻ khó

Rặn đẻ yếu. Đặc trưng các cơn co thắt cơ tử cung và thành bụng của gia súc mẹ vừa yếu vừa ngắn, có 3 dạng cơn co thắt và rặn đẻ yếu.

- Cơn co thắt yếu nguyên phát bắt đầu từ khi mở cổ tử cung và xảy ra trùng với cơn rặn đẻ nguyên phát.

- Cơn co thắt và rặn đẻ yếu thứ phát xảy ra sau khi co thắt và rặn đẻ mạnh nhưng không có kết quả.

- Cơn co thắt và rặn đẻ yếu thứ phát xảy ra do bào thai không di chuyển được. Các cơn co thắt và rặn đẻ yếu nguyên phát, thông thường, quan sát thấy khi vi phạm chế độ chăm sóc nuôi dưỡng gia súc chửa và thiếu vận động, cũng như khi bị bệnh làm suy yếu sức khỏe của con mẹ. Cần can thiệp để cứu lợn con và mẹ (Trần Văn Bình, 2010) [23].

* Bệnh viêm tử cung

Lợn là loài sinh sản đa thai, khả năng sinh sản ngày càng cao nên bộ phận sinh dục hoạt động nhiều tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập nhất là trong điều kiện dinh dưỡng không phù hợp, điều kiện chăm sóc vệ sinh kém thì bệnh dễ sảy ra.

Theo Nguyễn Văn Thanh và cs. (2016) [19], viêm tử cung là một hội chứng thường xuất hiện trên lợn nái sau khi đẻ. Lợn nái viêm tử cung sẽ bị tổn thương lớp niêm mạc. Từ đó gây ảnh hưởng sự tiết Prostaglandin F2 và làm xáo trộn chu kỳ động dục, làm tăng tình trạng chậm sinh và vô sinh.

20

Viêm tử cung là một quá trình bệnh lý thường xảy ra ở gia súc cái sinh sản sau đẻ. Quá trình viêm phá huỷ các tế bào tổ chức của các lớp hay các tầng tử cung gây rối loạn sinh sản ở gia súc cái làm ảnh hưởng lớn, thậm chí làm mất khả năng sinh sản ở gia súc cái (Trần Tiến Dũng và cs. 2002) [4].

Theo Phạm Sỹ Lăng và cs. (2002) [9], Nguyễn Xuân Bình (2000) [1]. Bệnh viêm tử cung ở lợn nái thường do các nguyên nhân sau.

Cơ quan sinh dục lợn nái phát triển không bình thường gây khó đẻ hoặc lợn nái khó đẻ do thai quá to, thai ra ngược, thai phát triển không bình thường... Phối giống quá sớm lợn nái tơ, nái già mang nhiều thai. Khi đẻ tử cung co bóp yếu, do lứa đẻ trước đã bị viêm tử cung làm cho niêm mạc tử cung biến đổi nên nhau thai không ra gây sát nhau, thối giữa tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn.

Bệnh kế phát từ các bệnh khác như bệnh viêm âm đạo, tiền đình, bàng quang hoặc các bệnh truyền nhiễm. Sảy thai truyền nhiễm, phó thương hàn, bệnh lao... thường gây ra các bệnh viêm tử cung.

Trong quá trình có thai, lợn nái ăn uống nhiều chất dinh dưỡng, tinh bột, protein và ít vận động cơ thể nên cơ thể béo dẫn đến khó đẻ. Hoặc do thiếu dinh dưỡng lợn nái sẽ ốm yếu, sức đề kháng giảm nên không chống lại vi trùng xâm nhập cũng gây viêm.

Do dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng gây xây sát sẽ tạo ra các ổ viêm nhiễm trong âm đạo hoặc tử cung hoặc do tinh dịch bị nhiễm khuẩn. Lợn đực bị viêm niệu quản và dương vật khi nhảy trực tiếp sẽ truyền bệnh sang lợn nái.

Bệnh còn xảy ra khi chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý kém hoặc do thời tiết khí hậu thay đổi đột ngột, thời tiết quá nóng, quá lạnh, ẩm ướt kéo dài. Lợn nái sinh ra đều mang vi khuẩn trong âm đạo nhưng không gây bệnh, chỉ khi cổ tử cung mở, chất tiết chảy ra tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn.

21

Theo Trần Tiến Dũng và cs. (2002) [4], Trần Thị Dân (2004) [2]. Khi lợn nái bị viêm tử cung sẽ dẫn tới một số hậu quả chính như lợn dễ bị sảy thai, bào thai phát triển kém hoặc thai chết lưu, lợn nái giảm sữa hoặc mất sữa, nếu lợn nái bị viêm tử cung mãn tính sẽ không có khả năng động dục trở lại.

Viêm tử cung là một trong những yếu tố gây vô sinh, rối loạn chức năng cơ quan sinh dục vì các quá trình viêm ở trong dạ con cản trở sự di chuyển của tinh trùng tạo độc tố có hại cho tinh trùng như. Spermiolisin (độc tố làm tiêu tinh trùng).

Các độc tố của vi khuẩn, vi trùng và các đại thực bào tích tụ gây bất lợi với tinh trùng, ngoài ra nếu có thụ thai được thì phôi ở trong môi trường dạ con bất lợi cũng dễ bị chết non (Lê Văn Năm, 1999) [13].

- Triệu chứng

Theo Trần Tiến Dũng và cs. (2002) [4], triệu chứng viêm tử cung thể hiện qua 3 thể viêm.

Viêm nội mạc. Lợn có biểu hiện sốt nhẹ, dịch viêm có màu trắng hoặc xám và có mùi tan, con vật có phản ứng đau nhẹ, phản ứng co bóp tử cung giảm nhẹ.

Viêm cơ. Lợn có biểu hiện sốt cao, dịch viêm có màu hồng hoặc nâu đỏ và có mùi tanh thối, con vật có phản ứng đau rõ rệt, phản ứng co bóp tử cung yếu ớt.

Viêm cơ tử cung thường kế phát từ nội mạc tử cung, niêm mạc tử cung bị thấm dịch thẩm xuất, vi khuẩn xâm nhập và phát triển sâu vào tổ chức làm niêm mạc bị phân giải, thối rữa gây tổn thương cho mạch quản và lâm ba quản, từ đó làm lớp cơ và một ít lớp tương mạc của tử cung bị hoại tử.

Viêm tương mạc. Lợn có biểu hiện sốt rất cao, dịch viêm có màu nâu rỉ sắt và có mùi thối khắm, con vật rất đau kèm triệu chứng viêm phúc mạc, phản ứng co bóp tử cung mất hẳn.

22 * Bệnh viêm vú

- Nguyên nhân

Christensen, R. V. và cs (2007) [19], khi nghiên cứu về mô học và vi khuẩn học từ mẫu mô vú bị viêm cho thấy: Vi khuẩn chính gây viêm vú là

Staphylococcus spp Arcanobacterium pyogenes.

Khi lợn nái đẻ nếu nuôi không đúng cách, chuồng bẩn thì các vi khuẩn

Mycoplasma, các cầu khuẩn, vi khuẩn đường ruột xâm nhập gây viêm vú.

Một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm vú ở lợn nái là thức ăn không phù hợp cho lợn nái, không giảm khẩu phần thức ăn cho lợn nái trước khi đẻ một tuần làm cho lượng sữa tiết ra quá nhiều gây tắc sữa. Sau vài ngày đẻ mà lợn con không bú hết, sữa lưu là môi trường tốt cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm.

Do kế phát từ một số bệnh. Sót nhau, viêm tử cung, bại liệt sau đẻ, viêm bàng quang… khi lợn nái bị những bệnh này vi khuẩn theo máu về tuyến vú cư trú tại đây và gây bệnh.

Lợn nái tốt sữa, lợn con bú không hết hoặc lợn nái cho con bú một hàng vú, hàng vú còn lại căng sữa. Lợn con bú làm xây xát bầu vú hoặc lợn con bị bệnh không bú, sữa xuống nhiều bầu vú căng dễ dẫn đến viêm. Do quá trình chăm sóc nuôi dưỡng kém, chất độn chuồng và ổ đẻ bẩn, sau khi đẻ bầu vú không được vệ sinh sạch, hàng ngày không vệ sinh bầu vú, thời tiết quá ẩm kéo dài, nhiệt độ thay đổi đột ngột dẫn đến viêm. - Triệu chứng

Theo Ngô Nhật Thắng (2006) [18], viêm vú thường xuất hiện ở một vài vú nhưng đôi khi cũng lan ra toàn bộ các vú. Vú có màu hồng, sưng đỏ, sờ vào thấy nóng, hơi cứng ấn vào lợn nái có phản ứng đau. Lợn nái giảm ăn, trường hợp nặng thì bỏ ăn, sốt cao 40,5 - 42oC kéo dài trong suốt thời gian viêm, sản lượng sữa giảm, lợn nái thường nằm úp đầu vú xuống sàn, ít

23

cho con bú. Lợn con thiếu sữa kêu la chạy vòng quanh lợn mẹ đòi bú, lợn con ỉa chảy, xù lông, gầy tọp, tỷ lệ chết cao 30 - 100% (Lê Hồng Mận, 2002) [11]. Vắt sữa ở những vú bị viêm thấy sữa loãng, trong sữa có những cặn hoặc cục sữa vón lại, xuất hiện những mảnh casein màu vàng, xanh lợn cợn, đôi khi có máu.

- Hậu quả của bệnh viêm vú

Khi lợn nái bị viêm vú sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa, từ đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng phát triển của lợn con theo mẹ.

Nguyễn Xuân Bình (2000) [1], khẳng định mất sữa sau khi đẻ là do kế phát từ bệnh viêm tử cung và viêm vú. Do khi bị viêm cơ thể thường sốt cao liên tục 2 - 3 ngày, nước trong máu và trong mô bào bị giảm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, nhất là quá trình hấp thu chất dinh dưỡng trong đường tiêu hóa bị giảm dần dẫn đến mất sữa, khả năng phục hồi chức năng tiết sữa sẽ bị hạn chế thường xảy ra ở lứa đẻ tiếp theo.

Khi bị viêm vú, sản lượng sữa của lợn nái nuôi con giảm, trong sữa có nhiều chất độc, sữa không đủ đáp ứng nhu cầu của lợn con hoặc khi lợn con bú sữa sẽ dẫn đến tiêu chảy, ốm yếu, sức đề kháng giảm, dễ mắc bệnh và trọng lượng cai sữa thấp.

Nếu viêm vú nặng dẫn đến huyết nhiễm trùng, huyết nhiễm mủ thì khó chữa, lợn nái có thể chết.

Viêm vú kéo dài dẫn đến teo đầu vú, vú hóa cứng, vú bị hoại tử ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa của lợn nái ở lứa đẻ sau.

- Thực hiện phòng bệnh. Vệ sinh bầu vú, hai chân sau cho lợn hằng ngày bằng dung dịch sát trùng, bấm răng sữa cho lợn con mới sinh, nên cho lợn con bú sữa đầu và phân đều vú cho từng con trong đàn. Tăng cường ăn uống đủ chất cho lợn mẹ trước và sau khi đẻ, nên giảm bớt chất đạm để hạn chế nguy cơ thừa sữa.

24

Khi lợn mẹ bị viêm vú, không nên cho lợn con bú ở những vùng bị viêm. Dùng các phương pháp nhân tạo như chườm nóng, xoa bóp nhẹ lên vùng vú bị sưng (Duy Hùng, 2011) [8].

Hội chăn nuôi Việt Nam (2002) [12], cho biết trước khi đẻ cần lau vú,

xoa vú, tắm cho lợn nái. Cho con bú mẹ sau 1 giờ đẻ, cắt răng nanh lợn con. Tiêm kháng sinh 1,5 - 2 triệu đơn vị với 100ml nước cất tiêm quanh vú, tiêm

liên tục trong 3 ngày.

Dùng kháng sinh streptomycin, penicillin, ampicillin, lincomycin… liều đạt trên 200.000 - 500.000 UI, mỗi loại trên một lần tiêm cho 1 - 2 lần/ngày trong 3 - 5 ngày.

Theo Nguyễn Thị Liễu Kiều (2018) [20] cho biết, để phòng và trị bệnh viêm vú cần vệ sinh chuồng trại, tắm cho trước khi đẻ, bấm nanh lợn con, giảm khẩu phần (khoảng 50%) trước ngày đẻ và nhịn ăn vào ngày đẻ để phòng viêm vú. Pháp đồ điều trị:

+ Dạng nhẹ tiêm một liều Oxytocin để kích thích tiết sữa. + Dùng nước ấm chườm ở đầu vú viêm để giảm sưng.

+ Dạng nặng: Tiêm kháng sinh Ceptifi suspen: 1ml/15 kg thể trọng; Forloxin: 1ml/15 kg thể trọng; Amoxgen 1ml/15kg trọng lượng, liên tục trong 2 - 3 ngày.

+ Thuốc kháng viêm như: Ketovet 1ml/16 kg thể trọng; tolfen 1ml/20 kg thể trọng.

2.2.3.2. Những bệnh thường gặp trên đàn lợn con theo mẹ

* Bệnh phân trắng lợn con

Bệnh phân trắng trên lợn con do E.coli có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi theo mẹ nào nhưng thường có hai thời kỳ cao điểm là 0 - 5 ngày tuổi và 7 - 14 ngày tuổi (Nagy và Fekete 2005) [21].

Theo Lê Thị Hoài (2008) [7], tiêu chảy là một hiện tượng bệnh lý có liên quan đến nhiều yếu tố. Vì vậy, việc phân biệt giữa các nguyên nhân gây

25

tiêu chảy là rất khó khăn. Môi trường ngoại cảnh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể gia súc. Khi có sự thay đổi các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, mưa, nắng, điều kiện chuồng nuôi đều ảnh hưởng đến sức khỏe của lợn đặc biệt là lợn con theo mẹ, do cấu tạo và chức năng sinh lý chưa ổn định và hoàn thiện, khi gặp các yếu tố bất lợi dễ gây stress dẫn đến nhiều bệnh trong đó có tiêu chảy.

- Triệu chứng

Lợn con bú ít, rồi bỏ hẳn, ủ rũ, đi đứng siêu vẹo. Tiêu chảy, da khô nhăn nheo, đầu to bụng hóp, lợn gầy sút rất nhanh, hậu môn thường dính bết phân.

Niêm mạc mắt nhợt nhạt, 4 chân lạnh, thở nhanh. Màu phân lúc đầu trắng sữa sau đó chuyển sang trắng đục, có mùi tanh, khắm đặc trưng. Phân dính nhiều vào hậu môn, vào kheo.

* Viêm khớp

- Nguyên nhân

Streptococcus suis là vi khuẩn gram (+), gây viêm khớp lợn cấp và mãn

tính ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường gây ra trên lợn con 1 - 6 tuần tuổi. Vi khuẩn xâm nhập qua đường miệng, cuống rốn, vết thương khi cắt đuôi, bấm nanh, các vết thương trên da, đầu gối khi chà sát trên nền chuồng, qua vết thiến.

- Triệu chứng

Lợn con đi khập khiễng từ 3 - 4 ngày tuổi, khớp chân sưng lên vào ngày 7 - 15 sau khi sinh nhưng tử vong thường xảy ra lúc 2 - 5 tuần tuổi. Thường thấy viêm khớp cổ chân, khớp háng và khớp bàn chân. Lợn ăn ít, hơi sốt, chân lợn có hiện tượng què, đi đứng khó khăn, chỗ khớp viêm tấy đỏ, sưng, sờ nắn vào có phản xạ đau (Nguyễn Ánh Tuyết, 2015) [24].

* Viêm phổi

- Nguyên nhân

26

từ khi mới sinh ra, bệnh xâm nhập chủ yếu qua đường hô hấp. Bệnh cũng có thể do điều kiện chăn nuôi vệ sinh chuồng trại kém, thời tiết thay đổi…, do sức đề kháng của lợn giảm. Bệnh thường lây lan do nhốt chung với con nhiễm bệnh.

- Triệu chứng

Ho khan vài tiếng hoặc từng cơn vào sáng sớm hay khi vận động, ho có thể kéo dài 1 - 2 tháng. Mặc dù lợn vẫn ăn uống bình thường nhưng rất chậm lớn, nhịp thở thường tăng cao, đôi khi có biểu hiện khó thở và khi thở ngồi lên hai chân sau như kiểu chó ngồi, nhất là khi nhiễm bệnh kế phát.

- Phòng bệnh.

Định kỳ phải tiêu độc, khử trùng chuồng trại. Đảm bảo vệ sinh thức ăn nước uống.

Không thay đổi khẩu phần ăn của lợn con một cách đột ngột, đảm bảo đủ dinh dưỡng.

Kiểm tra chặt chẽ nguồn gốc, lai lịch lợn đực giống. - Điều trị.

Theo Lê Phạm Đại (2018) [21]. Bệnh viêm phổi địa phương ở lợn - suyễn lợn, gây ra bởi Mycoplasma hyopneumoniae, ước tính tại nước ta từ 60 - 80% đàn lợn trong trại bị nhiễm, tỷ lệ chết khoảng 10% là bệnh truyền nhiễm, tiêm vắc xin Mycoplasma hyopneumoniae để phòng bệnh.

Điều trị khi lợn mắc bệnh, trộn Tylosin/Tiamulin với liều 10 - 20 mg/kg thể trọng cho toàn đàn ăn liên tục 5-7 ngày hoặc tiêm Marbofloxaxin/Draxxin/Tylosin/Tiamulin theo hướng dẫn của bác sỹ thú y. Nếu lợn bị nặng có thể kết hợp cả trộn thuốc vào thức ăn và tiêm.

2.2.3.3 Một số loại thuốc sử dụng trong chuyên đề

* Oxytocin

27

- Công dụng: tăng cường trương lực cơ trơn tử cung: kích đẻ, kích thích ra nhau sớm, kích thích tiết sữa, tăng cường co bóp đẩy các chất dơ bẩn hoặc ổ viêm hóa mủ trong tử cung ra ngoài.

- Liều lượng: 1 - 2ml/con

* Amoxinject LA

- Thành phần: amoxicillin trihydrate 172.2 mg (tương ứng với amoxicillin 150 mg); aluminium stearate.

- Công dụng: kháng sinh phổ rộng chống lại vi khuẩn gram dương và gram âm.

- Liều lượng: 20 - 24 ml/con.

* Analgin

- Thành phần: analgin 25.000 mg

- Công dụng: giúp làm giảm đau, hạ sốt nhanh, trị cảm cúm, khi phối hợp với kháng sinh làm tăng hiệu quả điều trị.

- Liều lượng: 1ml/10 - 15 kg TT.

* ADE-B.Comlex

- Thành Phần: vitamin A, vitamin D3, vitamin C.

- Công dụng: phòng và trị các bệnh thiếu vitamin A, D3, C. Tăng sức đề kháng.

- Liều lượng: lợn con: 0,5ml/ 10-50Kg TT; lợn nái: 15ml/con.

* Nova - Fe+B12

- Thành phần: Iron 10.000 mg, vitamin B12 10.000 mcg.

- Công dụng: Phòng ngừa và điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt cho lợn.

- Liều lượng: lợn con 2ml/con.

* Nova Amcoli - 100ml

- Thành phần: Ampicilin 10.000mg, colistin sulfate 25 triệu UI. - Công dụng:

28

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn Tín Nghĩa, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội (Trang 26 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)