chủ nghĩa là một tất yếu lịch sử
Đi lên chủ nghĩa xã hội đã được xác định trong cương lĩnh năm 1930: canh mạng Việt Nam sẽ trải qua 2 giai đoạn - cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, sau đó sẽ tiến lên chủ nghĩa cộng sản mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội. Nói cách khác: mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đã được xác định nhất quán từ ngày thành lập Đảng đến nay. Xây dựng chủ nghĩa xã hội
ở miền Bắc chính là quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng lý thuyết về cách mạng xã hội chủ nghĩa trong đó có lý luận về hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa hiện thực hóa chế độ xã hội chủ nghĩa.
Về phương diện kinh tế: vận dụng các quan điểm Mác-Lênin về xây dựng cơ sở vật chất– kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội - Giai đoạn đầu về hình thái kinh tế -xã hội cộng sản chủ nghĩa, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương xây dựng một nền kinh tế quốc dân “có công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến”.
Về phương diện chính trị: quan điểm nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam là luôn luôn gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội phải coi đó là 2 nhiệm vụ chiến lược trong điều kiện Việt Nam còn chia làm 2 miền với các nhiệm vụ chính trị khác nhau. Đây là điểm rất sáng tạo trong thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Hậu phương lớn được xác lập, tạo niềm tin vững chắc vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Về phương diện văn hóa: Đảng Cộng sản Việt Nam ừ đã vận dụng các quan điểm mácxít về cái mạng tư tưởng và văn hóa để xây dựng nền văn hóa Việt Nam mới: văn hóa xã hội chủ nghĩa.
Về phương diện xã hội: Đảng Cộng sản Việt Nam đã cố gắng thực hiện, giải quyết các vấn đề công bằng, bình đẳng xã hội; chủ trương lấy phân phối theo lao động làm nguyên tắc chủ yếu. Trong quan hệ tộc người luôn giữ những nguyên tắc bình đẳng, cùng tiến bộ trong quốc gia đa dân tộc.
Về con người: xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa với những yêu cầu mới đặt ra ở Việt Nam. Giáo dục tấm gương đạo đức con người mới xã hội chủ nghĩa được quan tâm.
Về chính sách đối ngoại: Việt Nam chủ trương tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của các nước trong phe xã hội chủ nghĩa và các lực lượng yêu chuộng hòa bình, dân chủ trên thế giới. Giữ vững các nguyên tắc đối ngoại theo quan điểm chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân.
Xã hội mà nhân dân ta quyết tâm xây dựng là một xã hội của dân, do dân, vì dân, có một nền kinh tế phát triển dựa trên lực lượng sản xuất tiến bộ và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, con người được giải phóng, hưởng một cuộc sống hạnh phúc, phát triển về mọi mặt, các dân tộc anh em chung sống hòa bình, đoàn kết và hợp tác, hữu nghị với nhân dân các nước trên thế giới.