7. Kết cấu của luận án
3.3.1.1 Kết quả đạt được về pháp luật hợp đồng BOT trong các dự án về giao
các dự án về giao thông đường bộ ở Việt Nam
3.3.1 Đánh giá về pháp luật hợp đồng BOT trong các dự án về giao thông đườngbộ ở Việt Nam bộ ở Việt Nam
3.3.1.1 Kết quả đạt được về pháp luật hợp đồng BOT trong các dự án về giaothông đường bộ ở Việt Nam thông đường bộ ở Việt Nam
Từ các nghiên cứu, đánh giá về xây dựng pháp luật điều chỉnh trực tiếp và gián tiếp về hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT) trong các dự án về giao thông đường bộ ở Việt Nam đã trình bày ở các phần trên. Ta có thể thấy được kết quả chung bao gồm những vấn đề đã được giải quyết tốt và cả những vấn đề còn tồn đọng trong một thời gian dài xây dựng pháp luật về BOT trong giao thông đường bộ như sau:
Thứ nhất, Các quy định pháp luật Việt Nam điều chỉnh hợp đồng BOT đã được sớm quan tâm từ những năm 1997 và liên tục phát triển theo hướng ngày càng hoàn thiện trong sự vận động và phát triển chung các quy định pháp luật về đầu tư để cùng hướng tới một mặt bằng pháp lý chung, thể hiện những đòi hỏi khách quan từ những diễn biến tự nhiên của các quan hệ, kinh tế, xã hội.
Pháp luật Việt Nam về hợp đồng BOT cũng đã có những quy định khung tương đối toàn diện liên quan đến các vấn đề chủ yếu trong đàm phán, ký kết và
thực hiện hợp đồng BOT nói chung và hợp đồng BOT trong các dự án về giao thông đường bộ nói riêng.
Thứ hai, Trong điều kiện nguồn vốn đầu tư công hạn hẹp và phải thực hiện nhiều nhiệm vụ, không đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, việc đẩy mạnh thu hút các nguồn lực xã hội là cần thiết. Hình thức đầu tư PPP trong đó có các hình thức hợp đồng BOT đã tạo điều kiện, cơ hội cho thành phần kinh tế tư nhân tham gia vào phát triển hạ tầng giao thông. Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan đã liên tục nghiên cứu, cập nhật, hoàn thiện và ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định và hướng dẫn thực hiện quản lý, triển khai thực hiện đầu tư dự án giao thông theo hình thức hợp đồng BOT, tạo điều kiện khuyến khích các nhà đầu tư tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng.
Thứ ba, Do hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT còn ít kinh nghiệm thực hiện ở Việt Nam và có nhiều nội dung phức tạp nên việc ban hành các văn bản hướng dẫn còn chưa kịp thời, chưa rõ ràng, có những quy định còn có cách hiểu khác nhau giữa các Bộ, ngành hoặc chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tế dẫn đến các vướng mắc trong quá trình áp dụng, cụ thể như các chế định về hợp đồng còn chung chung, chưa có quy định cụ thể về các điểm đặc thù trong việc ký kết và thực hiện dạng hợp đồng BOT trong lĩnh vực giao thông đường bộ, các vấn đề về giám sát của cộng đồng cũng chưa được quy định rõ ràng, cụ thể.
Thứ tư, Khi xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, do hình thức đầu tư này chưa phổ biến, các cơ quan nhà nước liên quan đều tiếp cận chủ yếu theo hướng điều chỉnh hình thức đầu tư công và đầu tư từ nguồn vốn của tư nhân mà chưa xét được hết đặc thù của việc đầu tư theo hình thức PPP như: các dự án đầu tư theo hình thức PPP đều cần thiết phải có cơ chế phân bổ, điều chỉnh chi phí đầu tư, vận hành khai thác; nguồn vốn của nhà đầu tư phải bao gồm lợi nhuận, nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng phải bao gồm lãi vay…
Thứ năm, Về tính phù hợp, đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, hiệu lực và hiệu quả của các chế định pháp luật điều chỉnh hình thức đầu tư BOT.
Luật Đầu tư công và Luật Đầu tư đã có quy định về hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT nhưng không chi tiết, Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư mới được ban hành đã có nhiều điểm mới đáng kỳ vọng song luật mới vẫn còn những nội dung chung chung, chưa được đề cập cụ thể, ngoài ra còn rất nhiều quy định nằm rải rác ở các Luật chuyên ngành nên vẫn tồn tại những khoảng trống pháp luật.
Hệ thống văn bản pháp luật còn thiếu đồng bộ từ khâu triển khai cho đến thực hiện, hoàn thành đưa vào khai thác, chưa lường hết tác động đối với đối tượng bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, giữa các luật cũng đang có sự chồng chéo, mâu thuẫn và chưa xét đến đặc thù của hình thức đầu tư BOT.