Tính chọn thiết bị phụ cho hệ thống thủy lực

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và thiết kế hệ thống thiết bị khai thác phù hợp với tàu đánh cá lưới vây theo mẫu truyền thống của tỉnh ninh thuận (Trang 88 - 92)

L ỜI NÓI ĐẦU

3.2.13.Tính chọn thiết bị phụ cho hệ thống thủy lực

Chọn đường ống dẫn dầu.

Trong hệ thống thủy lực, khi thiết kế người ta quan tâm đến tổn thất trong đường ống, sao cho các tổn thất là nhỏ nhất. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tổn thất là chế độ chảy. Nên để giảm việc mất áp trong hệ thống, người ta tìm cách thiết kế sao cho chế độ chảy trong đường ống là chế độ chảy tầng. Để đạt được điềuđó, người ta giới hạn vận tốc chảy theo những giá trị sau:

Tại đường đẩy : vận tốc phụ thuộc vào áp suất làm việc của hệ thống, sau đây là vài thông số vận tốc:[8]

V= 3 (m/s) cho P= 0÷10 (bar). V= 3,5 (m/s) cho P= 10÷25 (bar). V= 4 (m/s) cho P= 25÷50 (bar). V= 4,5 (m/s) cho P= 50÷ 100 (bar). V= 5 (m/s) cho P= 100÷ 150 (bar). V= 5,5 (m/s) cho P= 150÷ 200 (bar). V= 6 (m/s) cho P= 200÷ 300 (bar).

Đối với hệ thống này, áp suất làm việc của động cơ là 80(bar), nên ta có thể chọn vận tốc dòng chảy của động cơ là V= 4,5 (m/s).

- Nếu hệ số Reynol: Re < 2300 thì dòng chảy ở chế độ chảy tầng. - Nếu hệ số Reynol: Re > 2300 thì dòng chảy ở chế độ chảy rối. Để đảm bảo cho hệ thống làm việc ở chế độ chảy tầng thì khi đó

Re =

d V.

Trong đó:

Re : Hệ số Reynol.

d : Đường kính trong của ống (mm).

V= 4,5 (m/s) : Vận tốc dòng chảy trong ống. υ : Độ nhớt động học của dầu= 46(cst). => d < 5 , 4 . 1000 46 . 2300 <23,5 (mm)

Ngoài ra để lựa chọn đường kính ống dẫn, ta xuất phát từ phương trình lưu lượng chảy qua ống dẫn.

Q = 4 .d2

.V

Lưu lượng bằng lưu lượng cần thiết của động cơ làm việc với tốc độ quay định mức của động cơ thủy lực (CR- 23)

Q = Qđ = nđ.qd

Trong đó: Qđ : lưu lượng qua động cơ khi làm việc với tốc độ quay định mức.

qđ : lưu lượng riêng qua động cơ khi quay một vòng (l/p) qđ = 0,38(l/p)

nđ: Tốc độ quay định mức của động cơ(v/p) nđ = 135(v/p)

=> Lưu lượng chảy qua ống dẫn là :

Qđ = 0,383.135=51,7(l/p)= 0,862.10- 3 (m3/s) => 4 .d2 = 0,191.10- 3 (m2)=191(mm2) => d= 15.6(mm)

Do đường ống đã được tiêu chuẩn hóa nên ta chọn ống như sau: Hiệu : PETROLEUM

Áp lực chịu đựng :207 (bar) Áp lực vỡ : 414 (bar)

Trọng lượng : 0,52 (Kg/m)

Tình chọn van điều khiển.

- Chọn van điều khiển để đóng mở, điều khiển và đảo chiều cơ cấu chấp hành, trong hệ thống này ta chọn van 4 ngả với 3 vị trí điều khiển.

Hiệu : Vickers

Model : DG175401C Áp suất van : 210 (bar) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lưu lượng qua van : 76 (lít/phút)

Chọn thiết bị làm mát.

- Khi đông cơ làm việc có sự ma sát giữa dầu với các chi tiết máy, làm dầu nóng lên dẫn đến công suất hệ thống giảm lên ta cần chọn thiết bị làm mát dầu, căn cứ vào lưu lượng bơm ta chọn thiết bị làm mát như sau:

- Hiệu : VICKER

- Model : FG 160 – 1427 – 5.

- Lưu lượng dầu qua bơm làm mát : Q = 180 (l/p)

Chọn loại dầu công tác.

- Nhiệm vụ của dầu thủy lực. Nhiệm vụ quan trọng nhất của dầu thủy lực là truyền tải năng lượng ngoài ra còn tác dụng bôi trơn giảm ma sát sinh ra do sự chuyển động của các thành phần trong ống.

- Lựa chọn dầu phải có các đặc điểm sau: - Có chỉ số nhớt động học cao.

- Dầu không được gây hư hỏng với các vật liệu mà nó tiếp xúc,hạn chế sự ăn mòn, chống rỉ cao.

- Chống tạo bọt khí tốt. - Ngăn nước tốt.

- Mức độ độc hại và bốc hơi ra môi trường thấp. - Dầu phải dễ tìm ở thị trường trong nước.

- Từ đó ta chọn dầu công tác có thông số kỹ thuật sau: - Model : VG46

- Độ nhớt động học : 46 Centistokes (cst) - Nhiệt độ làm việc: 400C

CHƯƠNG IV

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và thiết kế hệ thống thiết bị khai thác phù hợp với tàu đánh cá lưới vây theo mẫu truyền thống của tỉnh ninh thuận (Trang 88 - 92)