7. Cấu trúc luận văn
1.3.1. Mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn
Mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn được xem là kết quả lĩnh hội kiến thức của giáo viên. Những kiến thức, kỹ năng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên được hoạch định cụ thể trong mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn. Mục tiêu là tiền đề cho việc xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng chuyên môn. Do đó, mục tiêu phải mang tính cụ thể hóa, định lượng hóa, tiêu chuẩn hóa và tính dự báo kết quả cao. Mục tiêu càng cụ thể, càng thiết thực, càng phù hợp thì càng có nhiều khả năng biến thành hiện thực và việc xây dựng chương trình BD càng có cơ sở thực hiện.
Đối với mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn, mục tiêu cụ thể phải được xây dựng trên mục tiêu tổng quát của toàn ngành; mục tiêu của cơ sở phải bám sát mục tiêu của cấp trên. Ngoài ra, tùy điều kiện thực tế của từng huyện mà xây dựng mục tiêu cụ thể thiết thực nhằm hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.
Mục tiêu của GDMN là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một [12]. Với mục tiêu đó, mô hình GDMN mới được hình thành trong thực tiễn với cách tiếp cận mới, xuất phát từ quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong quá trình giáo dục. Hướng tới sự phát triển toàn diện tạo cơ hội cho trẻ phát triển tiềm năng của bản thân. Vì vậy mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN là để bổ sung, cập nhật và nâng cao kiến thức, năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ NDCSGD trẻ từ 0 - 6 tuổi của người GVMN.