Hệ thống điện và đầu tư phát triển ngành

Một phần của tài liệu Thực trạng tình hình đầu tư xdcb ở công ty điện lực 40 i (Trang 33)

III Đầu tư XDCB của ngành điện

12 Hệ thống điện và đầu tư phát triển ngành

Điện

Hệ thống điện là một phần của hệ thống năng lượng, bao gồm các nhà máy điện, mạng điện và các hộ tiêu thụ (các doanh nghiệp, các xí nghiệp, các cơ sở sản xuất, các hộ gia đình)

Nhà máy điện có nhiệm vụ biến đổi năng lượng sơ cấp như: than, khí đốt, thuỷ năng thành điện

năng và nhiệt năng Các nhà máy điện nối với nhau thành hệ thống nhờ các trạm biến áp và đường dây điện (gọi chung là mạng điện)

Nhà máy điện bao gồm:

+ Nhà máy nhiệt điện + Nhà máy thuỷ điện

+ Nhà máy điện dùng sức gió + Nhà máy điện nguyên tử

+ Nhà máy điện dùng năng lượng mặt trời Mạng lưới điện bao gồm các trạm biến áp và các đường dây truyền tải điện Tuỳ theo phạm vi mà người ta phân thành mạng điện khu vực và mạng điện địa phương hoặc mạng chuyên tải, mạng phân phối và mạng cung cấp Các trạm biến áp có nhiệm vụ nối các đường dây với cấp điện áp khác nhau trong hệ thống chung và trực tiếp cung cấp điện năng cho các hộ tiêu thụ

Lưới truyền tải là các đường dây có điện áp từ 110 KV trở lên (200, 500 KV ) Còn lưới phân phối

các đường dây và các trạm biến áp phân phối có điện áp từ 35 KV trở xuống

Trạm biến áp là các trạm biến đổi điện áp gồm các máy biến áp, các thiết bị bảo vệ và chuyên dùng khác kèm theo

Máy biến áp là máy biến đổi điện áp trong đó có các loại máy tăng áp và hạ áp

− Công suất máy biến áp là năng lực biến đổi điện áp, có thể nâng lên hoặc hạ xuống tuỳ theo điện áp cụ thể

− Dung lượng trạm biến áp là năng lực biến đổi điện áp của trạm Trong một trạm có thể có một hay nhiều máy biến áp tuỳ thuộc yêu cầu sử dụng

Năng lượng được các nhà máy điện phát ra thông thường ở điện áp 6 hay 10,5 KV sẽ đưa đến thanh cái chính của nhà máy Sau đó điện áp được nâng cao nhờ các trạm tăng áp Trạm tăng áp gồm có các máy biến áp để nâng điện áp đến 35, 66, 110 và 220 KV hoặc hơn nữa Đường dây cao áp truyền tải điện năng đi xa và sẽ đưa đến các trạm hạ áp Các trạm hạ áp sẽ hạ điện áp truyền tải xuống đến 10, 15, hay 6 KV; Công suất điện này sẽ cung cấp cho các trạm phân phối trung tâm và cho các trạm hạ áp nơi tiêu thụ thông thường là 0,4/0,23KV

Phụ tải là nơi tiêu thụ cuối cùng trong lưới điện, bao gồm các nhà máy, công sở, các hộ tiêu dùng điện, ánh sáng sinh hoạt công cộng Điện thương phẩm là điện bán cho các hộ tiêu dùng điện

Từ việc tìm hiểu các khái niệm trên, chúng ta có thể đưa ra khái niệm đầu tư phát triển ngành Điện như sau: Đầu tư phát triển ngành Điện là một bộ phận cơ bản của đầu tư phát triển năng lượng,

là việc chi dùng vốn cùng các nguồn lực khác để xây dựng các nhà máy điện nhằm biến đổi các dạng năng lượng sơ cấp thành điện năng, xây dựng mạng lưới truyền tải và phân phối điện tới các hộ tiêu thụ; bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các nhà máy, hệ thống đường dây nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của chúng và tạo ra tiềm lực mới cho nền kinh tế

1 3 Đầu tư XDCB của ngành Điện

Đầu tư XDCB của ngành điện là một bộ phận của hoạt động đầu tư phát triển ngành điện nói chung Đó là việc bỏ vốn để tiến hành các hoạt động xây dựng cơ bản của ngành như xây dựng mới, xây dựng lại, hiện đại hoá hay khôi phục các tài sản cố định (từ việc khảo sát qui hoạch đầu tư, thiết kế và sử dụng cho đến khi lắp đặt thiết bị hoàn thiện việc tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật ) nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định cho ngành và cho nền kinh tế quốc dân

2 Đặc điểm đầu tư XDCB các công trình điện 2 1 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành Điện

Công nghiệp điện là một ngành công nghiệp, nó tiến hành khai thác, biến đổi các dạng năng lượng sơ cấp (hoá năng: than đá, dầu, khí đốt ; động năng: năng lượng gió, sóng biển ; nhiệt năng; năng lượng mặt trời thành năng lượng điện sử dụng cho sản xuất và cho tiêu dùng sinh hoạt hàng ngày

Mỗi một loại hàng hoá đều có đặc điểm riêng Các loại hàng hóa khác nhau về tính chất lý hoá, giá tri, giá trị sử dụng…Điện năng cũng vậy, nó là một loại hàng hoá đặc biệt hơn các hàng hoá khác Có nhiều đặc điểm khi nói về sản phẩm của ngành điện, nhưng dưới góc độ kinh tế- kỹ thuật sản phẩm ngành có một số đặc điểm cơ bản như sau:

Thứ nhất, sản phẩm của ngành điện vừa là tư liệu sản xuất, vừa là tư liệu tiêu dùng

Điện năng được sử dụng vào tất cả các ngành, các lĩnh vực (công nghiệp, nông nghiệp, GTVT, bưu điện ) và sử dụng cho ánh sáng sinh hoạt và dân dụng

Điện năng là năng lượng chủ yếu của các xí nghiệp công nghiệp, các xí nghiệp này tiêu thụ khoảng 70% tổng số điện năng được sản xuất ra Nó được sử dụng như một yếu tố đầu vào phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh Do đó điện năng là tư liệu dùng cho sản xuất Mặt khác, điện năng sử dụng để thắp sáng hàng ngày, phục vụ đời sống dân sinh nên điện năng đồng thời là tư liệu tiêu dùng

Thứ hai, sản phẩm của ngành điện không thể tồn kho

Đặc điểm sản phẩm của tất cả các ngành sản xuất vật chất khác là có thể dự trữ, tồn kho, riêng

ngành điện sản phẩm của nó không thể tồn trữ được Đây là nét khác biệt cơ bản nhất trong tính chất sản phẩm của ngành điện so với các ngành sản xuất vật chất khác Do đó, đi đôi với việc đầu tư sản xuất ra điện năng là phải xây dựng hệ thống truyền tải và phân phối điện

Thứ ba, điện năng được phân phối từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng thông qua hệ thống dây tải

điện, hệ thống trạm biến áp cao thế, trung thế và hạ thế

Thứ tư, trong quá trình sản xuất như tiêu dùng sản phẩm này luôn luôn có một lượng điện năng mất đi một cách vô ích Phần điện năng tổn thất cũng tương tự như tổn hao tự nhiên của một số hàng hoá, hiện nay tổn thất điện năng Việt Nam là khoảng 15% Tổn thất điện năng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tựu chung lại có thể qui về hai yếu tố cơ bản sau:

+ Tổn thất điện năng do các yếu tố kỹ thuật gây ra như chất lượng dây dẫn, chất lượng máy biến áp, cường độ dòng điện, cấp điện áp… + Tổn thất do các nguyên nhân quản lý gây ra:

quản lý không chặt chẽ dẫn đến tình trạng ăn cắp điện, dùng điện thẳng không qua đồng hồ Từ những đặc điểm trên đây, đòi hỏi ngành điện phải có biện pháp kỹ thuật, quản lý phù hợp, tăng cường biện pháp tiết kiệm điện trong mọi lúc mọi nơi

2 1 2 Đặc điểm ngành Điện

Là một bộ phận hợp thành cơ cấu ngành công nghiệp, nên ngành điện có đầy đủ đặc điểm của

ngành công nghiệp Ngoài ra do tính chất đặc trưng về sản phẩm, cũng như qui trình từ sản xuất, cung ứng và tiêu thụ điện mà ngành điện còn có những đặc điểm sau: Ngành điện là một ngành công nghiệp nặng tính chất kỹ thuật và qui trình công nghệ phức tạp nên đòi hỏi tính chuyên môn, kỹ thuật cao, khối lượng vốn cho đầu tư phát triển lớn Đồng thời từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng phải trải qua một hệ thống đường truyền dẫn trung gian được xây dựng ngoài trời do đó chịu ảnh hưởng rất

lớn các tác động của điều kiện tự nhiên, môi trường, thời tiết, khí hậu Mặt khác, độ nguy hiểm về sản phẩm của ngành là rất lớn nếu như không có sự hiểu biết khoa học, không nắm rõ nguyên lý kỹ thuật thì tác hại và tổn thất do điện năng mang đến cực kỳ lớn, cùng với những đặc điểm trên nên ngành điện đòi hỏi độ an toàn rất cao

2 2 Đặc điểm đầu tư XDCB của ngành Điện

Đầu tư XDCB các công trình điện nằm trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản nói chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân nên hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản các công trình điện có đầy đủ các đặc điểm của hoạt động đầu tư XDCB Ngoài ra do tính chất đặc thù về sản phẩm điện năng cũng như tính chất, đặc điểm của ngành Điện nên hoạt động đầu tư XDCB của ngành Điện có những đặc điểm riêng:

Với vai trò là ngành cung cấp tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng cho xã hội Do đó ngành điện có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của các ngành khác và đối với toàn xã hội Trong quá trình phát triển đất nước theo hướng CNH - HĐH, tất cả các ngành, lĩnh vực đều cùng phát triển với nhiều nhà máy, trường học, bệnh

viện…cùng mọc lên nên nhu cầu tiêu dùng điện ngày càng tăng lên Nhưng với đặc điểm của điện - là một sản phẩm không thể tích luỹ trước, mà quá trình sản xuất và tiêu thụ diễn ra đồng thời, do vậy đặc điểm của đầu tư cũng như đầu tư XDCB trong ngành điện là phải: Đầu tư đi trước một bước so với các ngành khác, đầu tư trước về máy móc, thiết bị, nguồn, trạm và đường dây để khi có phát sinh nhu cầu của ngành khác thì sẽ có điện để cung cấp kịp thời và không làm trễ thời gian của hoạt động sản xuất kinh doanh

Đầu tư XDCB vào ngành điện đòi hỏi một khối lượng vốn rất lớn, vốn để xây dựng các nhà máy điện, trạm điện, đường dây theo một hệ thống đồng bộ mới có thể truyền tải và phân phối điện tới nơi tiêu thụ Để sản xuất ra điện năng có thể từ nhiều nguồn khác nhau: Thuỷ điện, nhiệt điện, năng lượng hạt nhân…với mỗi phương thức khác nhau đòi hỏi khối lượng vốn sử dụng khác nhau Do đó mỗi đất nước, mỗi khu vực, mỗi vùng có thể lựa chọn phương thức nào phù hợp nhất với điều kiện hiện có để sản xuất ra điện hợp lý, an toàn và hiệu qủa nhất

Để có được sản phẩm cuối cùng là điện năng đòi hỏi ngành điện phải đầu tư vào nguồn, trạm và

đường dây Đầu tư trong ngành điện chủ yếu là đầu tư về về kỹ thuật, máy móc chứ không đòi hỏi đầu tư vào mua nguyên nhiên vật liệu như các ngành khác Đầu tư XDXB nguồn điện là đầu tư vào các nhà máy điện, đầu tư vào trạm, đường dây là đầu tư để mua những thiết bị máy móc mới, hiện đại Nói tóm lại những lĩnh vực cụ thể cần đầu tư trong ngành điện là

Thứ nhất, đầu tư vào con người: Ngành điện là một ngành đặc thù về kỹ thuật, nguy hiểm, yêu cầu độ an toàn cao, không giống như những ngành sản xuất khác, trong lĩnh vực sản xuất và phân phối điện không phải bất kỳ người nào cũng có thể làm được mà đòi hỏi người công nhân phải có trình độ chuyên môn cao, không được có bất kỳ một sai sót nào, nếu không dễ nguy hiểm đến tính mạng của nhiều người dân Chính vì vậy con người là một lĩnh vực, một yếu tố qua trọng để duy trì và phát triển ngành điện, nên đầu tư đào tạo con người là một trong những yếu tố hàng đầu

Thứ hai, đầu tư vào thiết bị: Để có nguồn sáng cung cấp cho nhu cầu của xã hộilà cả một quá trình sản xuất diễn ra liên tục và phức tạp với nhiều máy móc thiết bị để tạo nên một hệ thống điện

(Gồm: Nguồn phát điện, lưới truyền tải và hệ thống phân phối)

Như vậy đầu tư vào con người và đầu tư vào thiết bị là yếu tố cơ bản để tạo nên sự phát triển bền vững của ngành điện

3 Vai trò, nhiệm vụ và trình tự đầu tư XDCB các công trình điện

Chúng ta có thể khẳng định rằng, không một quốc gia nào trên thế muốn xây dựng nước mình trở thành một nước công nghiệp mà không đầu tư phát triển ngành điện Do đó ngành điện là một ngành công nghiệp hàng đầu, quan trọng để thực hiện đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là thước đo trình độ phát triển kinh tế, xã hội của mỗi nước

Ngành điện là ngành công nghiệp sản xuất ra tư liệu sản xuất, là yếu tố đầu vào không thể thiếu của mọi ngành trong một nền kinh tế hiện đại Do đó nó quyết định đến trình độ sản xuất và năng suất lao động của các ngành khác cũng như của toàn xã hội, tạo điều kiện phát triển các ngành có liên quan, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế

Hơn nữa, là ngành sản xuất ra tư liệu tiêu

dùng, phục vụ đời sống, sinh hoạt cho các tầng lớp dân cư trong xã hội Bởi vậy, ngành điện có ảnh hưởng tới việc nâng cao chất lượng, trình độ và mức sống cho người dân trong xã hội Hội nhập nền

kinh tế đất nước với nền kinh tế khu vực và thế giới

Đầu tư XDCB các công trình điện là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong hoạt động đầu tư phát triển của ngành điện nói chung cũng như xây dựng phát triển hệ thống lưới điện nói riêng

3 1 Vai trò, nhiệm vụ đầu tư XDCB các công trình điện

3 1 1 Vai trò đầu tư XDCB các công trình điện Hoạt động đầu tư XDCB các công trình điện là công cụ để thực hiện các nhiệm vụ về sản xuất, kinh doanh, truyền tải điện tới khách hàng Một doanh nghiệp hay một xí nghiệp trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh điện năng muốn tồn tại và phát triển lớn mạnh phải thực hiện đầu tư XDCB các công trình cung cấp điện tới khách hàng

Đầu tư xây dựng cơ bản các công trình điện giải quyết mối quan hệ cung cầu về điện trên thị trường Nền kinh tế ngày càng phát triển đi lên thì nhu cầu tiêu thụ điện cho sản xuất kinh doanh, cho sinh hoạt ngày càng lớn, do đó việc tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình điện là điều kiện để đảm bảo nhu cầu điện thương phẩm không ngừng gia tăng Điều đó có nghĩa khi đầu tư XDXB cần phải nghiên cứu nhu cầu, khả năng thanh toán của khách hàng để đáp ứng nhu cầu đó một cách tốt nhất, có hiệu quả nhất trong khả năng của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh điện năng nói riêng, của toàn ngành điện nói chung

Một vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động đầu tư XDCB các công trình điện là việc góp phần cải thiện đời sống dân cư, nâng cao trình độ dân trí của các tầng lớp nhân dân, cải tiến bộ mặt

kinh tế - xã hội của từng vùng và từng địa phương Điện sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân dễ dàng tiếp xúc với các công nghệ hiện đại trong nước và trên thế giới, từ đó lựa chọn phương pháp sản xuất kinh doanh tốt

3 1 2 Nhiệm vụ đầu tư xây dựng cơ bản các công trình điện

Những nhiệm vụ cơ bản của hoạt động đầu tư xây dựng các công trình điện:

Thứ nhất, xây dựng các các huyện, xã, nhất là các chi phí hợp lý, đảm bảo nghiệp sản xuất kinh doanh

công trình đưa điện về xã vùng sâu vùng xa với

có lợi cho các doanh điện năng và cho người dân

Thứ hai, xây dựng các công trình phù hợp với nhu cầu của người dân, phù hợp với chiến lược, qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân

Thứ ba, thực hiện xây dựng, cải tạo các trạm chống quá tải lưới điện (Đối với các công ty điện

Một phần của tài liệu Thực trạng tình hình đầu tư xdcb ở công ty điện lực 40 i (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(147 trang)
w