Khoảng thời gian chúng ta phải dịch tín hiệu của máy thu để có được đồng bộ bằng với thời gian truyền từ vệ tinh cho tới máy

Một phần của tài liệu Bài giảng hệ thống thông tin VIBA - vệ tinh pdf (Trang 39 - 40)

được đồng bộ bằng với thời gian truyền từ vệ tinh cho tới máy thu. Do đó chúng ta có thể nhân thời gian đó với tốc độ ánh sáng và chúng ta sẽ xác định được khoảng cách tới vệ tinh.

Mỗi vệ tinh đều sử dụng một mã giả ngẫu nhiên duy nhất. Mã giả ngẫu nhiên là một phần cơ sở của GPS. Về mặt vật lý nó là một mã số rất phức tạp, nói cách khác nó là một chuỗi các ký tự đóng mở. Tín hiệu phức tạp đến nỗi trông nó gần như là nhiễu ngẫu nhiên, do đó nó có tên là “giả ngẫu nhiên”.

Sự phức tạp đó có một số ưu điểm: sự phức tạp sẽ đảm bảo rằng máy thu không đồng bộ với một một tín hiệu nào đó không mong muốn. Dạng tín hiệu cũng đảm bảo không có một tín hiệu nhiễu nào có dạng đúng như vậy.

Bởi vì mỗi vệ tinh có một mã giả ngẫu nhiên duy nhất do đó đảm bảo rằng máy thu không bắt nhầm tín hiệu của vệ tinh khác. Do đó các vệ tinh có thể sử dụng tần số giống nhau mà không sợ gây nhiễu lẫn nhau. Và còn khó hơn nếu ai đó muốn gây nhiễu cho hệ thống.

Trong thực tế mã giả ngẫu nhiên còn cho phép bộ quốc phòng Mỹ điều khiển truy cập vào hệ thống.

Nhưng còn một lý do nữa để sử dụng mã giả ngẫu nhiên, đó là có thể sử dụng “lý thuyết thông tin để khuyếch đại tín hiệu GPS. Đó

chính là lý do tại sao các máy thu GPS không cần sử dụng các anten lớn để thu tín hiệu – điều này khiến cho GPS trở nên rất kinh tế.

Một phần của tài liệu Bài giảng hệ thống thông tin VIBA - vệ tinh pdf (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(40 trang)