N
gười mẹ Tà Ôi hiện lên là một người mẹ giầu tình thương con và giầu lòng yêu nước
- Qua lời ru của tác giả, ta thấy người mẹ ấy luôn địu con trên lưng trong lúc làm việc, dù cho cơng việc có nặng nhọc, dù mẹ có vất vả thì em Cu Tai vẫn ln bên mẹ:
“Mẹ giã gạo, mẹ nuôi bộ đội
Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi”
Nghệ thuật Nội dung
Hình ảnh sóng đơi "nhịp chày nghiêng" và "giấc ngủ em nghiêng"
Đã vẽ lên hình ảnh người mẹ đang giã gạo chày tay trong khi đứa con nhỏ đang ngủ trên lưng, nhịp chày nghiêng, kéo theo giấc ngủ con nghiêng. Người mẹ ấy vẫn để Cu Tai có giấc ngủ trọn vẹn trên lưng mẹ. Tưởng như trong từng động tác của nhịp chày giã gạo cũng đã ngân lên nhịp điệu ru ngọt ngào và nhịp đưa em đều đặn an bình như trên một cánh võng êm. Bằng ngịi bút tả thực, tác giả
miêu tả "Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi"
Tơ đậm nỗi vất vả nhọc nhằn của mẹ.
Hình ảnh "Vai mẹ gầy" Gợi vóc dáng nhọc nhắn, lam lũ của mẹ. Nhưng cũng chính đơi vai gầy ấy lại hóa thành chiếc gối êm đưa con vào giấc ngủ.
Câu thơ “ lưng đưa nôi...” đã diễn tả sâu sắc và cảm động tình mẹ yêu con. Người mẹ Tà ơi lấy thân mình làm nơi, vai gầy làm gối và ru con không chỉ bằng lời ru thông thường mà ru con bằng lời ru từ trái tim, từ tình u con tha thiết sâu thẳm trong lịng mẹ.
=> Người mẹ ấy hy sinh nhiều vô kể, mang nặng đẻ đau, đôi tay tảo tần giã gạo, đôi vai làm chiếc gối, tấm lưng làm chiếc nôi và hát ru con ngủ bằng cả trái tim yêu thương tràn đầy.
- Trong lời ru của mẹ, mẹ đã gửi gắm, mong muốn bao điều tốt đẹp cho con: “Mẹ thương A -Kay, mẹ thương bộ đội”
Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần Mai sau con lớn vung chày lún sân”
Nghệ thuật Nội dung
Điệp ngữ “mẹ thương” xuất hiện trong câu thơ ngắt hai vế đều đặn
đã cho thấy người mẹ thương con như thương bộ đội, lịng u con gắn liền với tình yêu người kháng chiến.
Hình ảnh “ hạt gạo trắng ngần”
Cho thấy người mẹ Tà Ơi mong có gạo để ni bộ đội, mẹ cịn mơ một cuộc sống no đủ, êm đềm đến với con.
Hình ảnh “ vung chày…” Cịn cho thấy mẹ ước mong con trưởng thành, khỏe mạnh, lao động giỏi.
-> Những mong ước ấy thật chân thật và cao quý vì đó là điều mong mỏi của người mẹ lao động nghèo dành cho con và cho kháng chiến.