Thu nhập chịu thuế TNDN

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN THI CÔNG CHỨC - THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP (Trang 25 - 38)

II. Một số nội dung cơ bản của thuế TNDN:

4- Căn cứ tính thuế TNDN

4.1. Thu nhập chịu thuế TNDN

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế của doanh nghiệp bao gồm thu nhập chịu thuế của hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và thu nhập chịu thuế khác, kể cả thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước ngoài.

Thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ tính thuế được xác định bằng công thức: Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế = Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong

kỳ tính thuế - Chi phí hợp lý trong kỳ tính thuế + Thu nhập chịu thuế khác trong kỳ tính thuế Chú ý:

- Thu nhập chịu thuế của những thể nhân và các pháp nhân mang quốc tịch Việt Nam (trong đó bao gồm cả các Công ty có vốn đầu tư nước ngoài) là toàn bộ thu nhập phát sinh ở trong nước và ở nước ngoài;

- Thu nhập chịu thuế của các “cơ sở thường trú” của các Công ty nước ngoài và cá nhân người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam là thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

Trong trường hợp Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác về phương pháp xác định thu nhập chịu thuế đối với cơ sở thường trú thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó.

- Thu nhập chịu thuế được tính bằng đồng Việt Nam.

- Kỳ tính thuế được xác định theo năm dương lịch. Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì kỳ tính thuế xác định theo năm tài chính áp dụng. Kỳ tính thuế của cơ sở kinh doanh mới thành lập và kỳ tính thuế cuối cùng đối với cơ sở kinh doanh chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản được xác định phù hợp với kỳ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán. Cụ thể là : Trường hợp kỳ tính thuế năm đầu tiên của cơ sở kinh doanh mới thành lập và kỳ tính thuế năm cuối cùng đối với cơ sở kinh doanh chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản có thời gian ngắn hơn 90 ngày thì được cộng với kỳ tính thuế năm tiếp theo (đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập) hoặc kỳ tính thuế năm trước đó (đối

với cơ sở kinh doanh chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản) để hình thành một kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

4.1.1. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế:

* Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế (gọi tắt là doanh thu tính thuế) là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ (không có thuế GTGT nếu cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ; có cả thuế GTGT nếu cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp) sau khi đã trừ chiết khấu giảm giá hàng bán, trị giá hàng bị trả lại, tiền lãi trả chậm, nhưng bao gồm cả các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng. Doanh thu tính thuế còn bao gồm trị giá của hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu tặng (tính theo giá của mặt hàng cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm trao đổi, biếu, tặng, trang bị, thưởng cho người lao động) và sản phẩm tự dùng (tính theo chi phí để sản xuất ra sản phẩm đó).

Doanh thu tính thuế được tính bằng tiền Đồng Việt Nam Quy định nói trên là xuất phát từ các căn cứ sau đây:

- Do đặc điểm của thu nhập chịu thuế là thu nhập thực tế nên chỉ có những khoản thu phản ánh toàn bộ giá trị của hàng hoá và dịch vụ bán ra mà doanh nghiệp thực tế được thanh toán hoặc sẽ được thanh toán trong kỳ tính thuế thì mới được tính vào doanh thu tính thu nhập chịu thuế. Theo đó thì những khoản mà ban đầu nằm trong doanh số bán hàng của doanh nghiệp nhưng không được thanh toán (như chiết khấu giảm giá hàng bán) hoặc phải thanh toán lại cho khách hàng (như trị giá hàng bị trả lại) thì không được tính vào doanh thu tính thu nhập chịu thuế. Khoản lãi trả chậm tuy là một khoản thu doanh nghiệp được thanh toán nhưng đó không phải là một khoản thu nằm trong giá bán hàng của doanh nghiệp nên phải được khấu trừ ra khỏi doanh thu tính thuế (khoản lãi trả chậm này sẽ được hạch toán vào thu nhập từ hoạt động tài chính);

- Do thuế GTGT là một loại thuế gián thu đánh vào người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ, doanh nghiệp chỉ là người thu hộ Nhà nước số thuế GTGT từ người tiêu dùng hàng hoá dịch vụ. Số thuế GTGT mà doanh nghiệp phải nộp theo phương pháp khấu trừ, không chịu ảnh hưởng bởi kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên không được tính vào doanh thu tính thuế TNDN.

Đối với trường hợp cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, do cơ sở kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ nên theo quy định của Luật thuế GTGT, trên hoá đơn bán hàng của cơ sở kinh doanh không tách được thuế GTGT phải nộp. Do vậy doanh thu để tính thu nhập chịu thuế có cả thuế GTGT (khoản thuế GTGT phải nộp tính trên tổng doanh thu sẽ được hạch toán vào chi phí để loại trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp).

- Đối với hàng hoá và dịch vụ dùng để trao đổi biếu tặng, do doanh nghiệp là “người bán hàng” vừa là “người mua hàng”(mua để biếu tặng) nên giá trị của các hàng hoá dịch vụ này phải được tính vào doanh thu để tính thu nhập chịu thuế. Tuy nhiên, do không có hoá đơn bán hàng nên hàng hoá, dịch vụ này phải được xác định theo giá bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đưong trên thị trường tại thời điểm trao đổi, biếu, tặng để đảm bảo đánh giá khách quan, đúng đắn kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Đối với hàng hoá, dịch vụ tự dùng: doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là chi phí để sản xuất ra sản phẩm đó. Trong trường hợp này,về nguyên tắc cũng phải căn cứ vào giá bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đưong trên thị trường tại thời điểm tính thuế (như trường hợp hàng hoá dùng để trao đổi, biếu, tặng). Tuy nhiên để đơn giản cho quá trình quản lý và việc tính thu nhập chịu thuế mà không làm ảnh hưởng đến kết quả thu nhập tính thuế (vì cho dù tính theo chi phí hay tính theo giá bán của hàng hoá tương tự trên thị trường thì giá đó cũng đều được tính vào chi phí hợp lý khi tính thu nhập chịu thuế của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp), Luật thuế TNDN đã căn cứ vào chi phí sản xuất để tính doanh thu của hàng hoá tiêu dùng nội bộ.

Căn cứ để xác định doanh thu là hoá đơn bán hàng, trường hợp người mua không yêu cầu hoá đơn, nhưng cơ sở kinh doanh vẫn phải lập chứng từ bán hàng bằng cách lập bảng kê bán hàng hoá hoặc xuất một hoá đơn bán hàng nhưng liên 2 không xé khỏi cuống hoá đơn.

* Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế

Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá, hoàn thành dịch vụ hoặc thời điểm xuất

hoá đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Như vậy là đối với hàng hoá bán ra nếu đã xuất hoá đơn nhưng chưa giao hàng thì cũng được coi là đã tiêu thụ; ngược lại đã giao hàng nhưng chưa xuất hoá đơn được coi là tiêu thụ. Quy định này không đề cập đến vấn đề thanh toán vì đó là trách nhiệm của doanh nghiệp.

Đối với những trường hợp người mua thanh toán tiền cho người cung cấp dịch vụ theo mức độ hoàn thành công việc thì căn cứ vào thời điểm người cung cấp dịch vụ nhận tiền thanh toán từ phần dịch vụ đã hoàn thành hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ.

4.1.2. Các khoản chi phí hợp lí được trừ để tính thu nhập chịu thuế:

Chi phí kinh doanh hợp lý là những khoản chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành sản xuất kinh doanh trong kỳ tính thuế có liên quan đến việc tạo ra doanh thu và thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà theo quy định của luật thuế được phép trừ khỏi doanh thu để tính thu nhập chịu thuế.

Chi phí hợp lý gồm nhiều khoản chi phí khác nhau nên công tác quản lý, theo dõi rất phức tạp. Bao gồm các chi phí liên quan đến lao động quá khứ như chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí nguyên vật liệu (đặc điểm khoản chi này là có hoá đơn), chi phí liên quan đến lao động sống như chi phí tiền lương, thưởng, chi hoa hồng môi giới (đặc điểm khoản chi này là không có hoá đơn mà chỉ có hợp đồng hoặc bảng kê chi trả) và các chi phí khác.

Như vậy, việc qui định cụ thể khoản chi nào được hạch toán vào chi phí khoản chi nào không được hạch toán vào chi phí là cụ thể hoá 4 nguyên tắc khấu trừ chi phí và tạo ra tính minh bạch về thuế thu nhập doanh nghiệp. Trên thực tế khoản chi trực tiếp cấu thành sản phẩm (ví dụ: khấu hao TSCĐ, nguyên vât liệu, tiền lương...) dễ xác định, nhưng có những khoản chi mang tính gián tiếp thì khó xác định hơn. Ví dụ chi đi nghỉ mát cho công nhân, chi thưởng cuối năm, chi đào tạo, lợi thế kinh doanh....

Các khoản chi phí hợp lý được trừ để tính thu nhập chịu thuế TNDN bao gồm:

4.1.2.1- Chi phí khấu hao của tài sản cố định sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.

Lưu ý: Về nguyên tắc, tài sản cố định được trích khấu hao và tính vào chi phí hợp lý phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Tài sản cố định sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Tài sản cố định có đầy đủ hóa đơn, chứng từ và các giấy tờ hợp pháp khác chứng minh tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của cơ sở kinh doanh.

- Tài sản cố định được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của cơ sở kinh doanh theo chế độ quản lý và hạch toán kế toán hiện hành.

Một số trường hợp đặc biệt:

a) Tài sản cố định phục vụ cho người lao động làm việc tại cơ sở kinh doanh như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở tập thể cho người lao động do cơ sở kinh doanh đầu tư xây dựng được trích khấu hao tính vào chi phí hợp lý.

b) Cơ sở kinh doanh có xây dựng các công trình trên đất (bao gồm cả đất thuê, đất đang làm thủ tục chuyển quyền sở hữu sang tên công ty) mà các công trình này phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định thì được trích khấu hao vào chi phí hợp lý. Các công trình trên đất này được trích khấu hao vào chi phí hợp lý phải có đủ các điều kiện sau:

- Hoá đơn, chứng từ mua vật liệu xây dựng, thuê nhân công hoặc thanh toán khối lượng xây lắp bàn giao kèm theo hợp đồng xây dựng công trình, thanh lý hợp đồng, quyết toán giá trị công trình xây dựng cơ bản mang tên, địa chỉ và mã số thuế của cơ sở kinh doanh.

- Công trình được quản lý, theo dõi hạch toán theo quy định hiện hành về quản lý tài sản cố định.

Trường hợp các công trình trên đất này vừa phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa phục vụ cho tiêu dùng thì chi phí khấu hao tài sản cố định tính vào chi phí hợp lý sẽ được phân bổ tương ứng với diện tích sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

c) Tài sản góp vốn để thành lập doanh nghiệp; Tài sản cố định điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong cơ sở kinh doanh; Tài sản cố định điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; Tài sản cố định điều chuyển giữa các đơn vị hạch toán độc lập hoặc giữa các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ trong một cơ sở kinh doanh được trích khấu hao tài sản cố định vào chi phí hợp lý. Hồ sơ, chứng từ hợp lý để xác định nguyên giá tài sản cố định bao gồm:

- Tài sản góp vốn để thành lập doanh nghiệp phải có: Biên bản góp vốn, hợp đồng liên doanh, liên kết trong đó quy định các bên góp vốn bằng tài sản; Biên bản giao nhận tài sản; Biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn (hoặc văn bản định giá của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật) kèm theo bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản.

- Tài sản cố định điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong cơ sở kinh doanh; tài sản cố định điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì cơ sở kinh doanh có tài sản cố định điều chuyển phải có lệnh điều chuyển tài sản kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản.

- Tài sản cố định điều chuyển giữa các đơn vị hạch toán độc lập hoặc giữa các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ trong một cơ sở kinh doanh thì cơ sở kinh doanh có tài sản cố định điều chuyển phải xuất hoá đơn.

Đối với tài sản cố định phải đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu theo quy định của pháp luật. Các tài sản góp vốn và tài sản cố định điều chuyển nêu trên không phát sinh thu nhập do đó không phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

4.1.2.2- Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá thực tế sử dụng vào sản xuất, kinh doanh liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế trong kỳ.

Lưu ý:

a) Mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá sử dụng vào sản xuất, kinh doanh hợp lý do giám đốc hoặc chủ cơ sở kinh doanh xây dựng và quyết định. Mức tiêu hao hợp lý được xây dựng từ đầu năm hoặc đầu kỳ sản xuất sản phẩm. Trường hợp một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá Nhà nước đã ban hành định mức tiêu hao thì thực hiện theo định mức của Nhà nước đã ban hành. Kết thúc năm cơ sở kinh doanh thực hiện quyết toán nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá theo mức tiêu hao thực tế, trường hợp mức tiêu hao thực tế cao hơn mức tiêu hao đã xây dựng thì chỉ được chấp nhận tính vào chi phí theo mức tiêu hao đã xây dựng.

b) Trường hợp nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hàng hoá bị tổn thất

hoặc bị hỏng không sử dụng được cho sản xuất kinh doanh, sau khi trừ các khoản bồi thường (của các tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất và của các tổ chức bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm), giá trị tổn thất còn lại (bao gồm cả thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ) được đưa vào chi phí hợp lý. Nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hàng hoá bị hỏng phải tiêu huỷ hoặc huỷ bỏ thì cơ sở kinh doanh phải lập hội đồng tiêu huỷ; có biên bản xác định rõ giá trị thiệt hại, nguyên nhân và trách nhiệm, số lượng, chủng loại, giá trị hàng tiêu huỷ, giá trị thu hồi được (đối với các mặt hàng có quy định mức hao hụt được cơ quan có

thẩm quyền quy định thì được trừ theo định mức), giám đốc hoặc chủ cơ sở kinh doanh ký và chịu trách nhiệm.

4.1.2.3- Chi phí tiền lương, tiền công, phụ cấp phải trả cho người lao động

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN THI CÔNG CHỨC - THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP (Trang 25 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w