Giải pháp đặt ra

Một phần của tài liệu TMĐT trong DN vừa và nhỏ (Trang 26 - 29)

1. Nâng cao hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông quốc gia nên ngang tầm với các nước trung bình trong khu vực ASEAN. Giảm cước phí sử dụng Internet để đong đảo nhân dân tiếp cận với Internet. Giảm thuế nhập khẩu các thiết bị công nghệ thông tin và có chính sách ưu đãi đối với các đơn vị sản xuất thiết bị công nghệ thông tin trong nước. Giải quyết vấn đề bảo mật và an toàn trong thương mại điện tử .

2. tổ chức đào tạo nâng cao nhận thức về thương mại điện tử cho các cán bộ các Bộ, ngành, doanh nghiệp và xây dựng chương trình phổ cập về thương mại điện tử cho toàn dân.

3. xây dựng hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, sử dụng thẻ tín dụng trong thương mại điện tử và cơ quan chứng thực điện tử.

4. Xây dựng một số văn bản pháp lý cơ bản cho thương mại điện tử. 5. Bảo đảm vấn đề an ninh, an toàn trong thương mại điện tử.

6. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn hoá công nghiệp và trong thương mại điện tử.

7. Bảo vệ sở hữu trí tuệ và người tiêu dùng trong thương mại điện tử. 8. Xây dựng các chính sách tài chính và thuế trong thương mại điện tử. 9. Nhà nước hỗ trợ một số doanh nghiệp thử nghiệm áp dụng thương mại điện tử trong quan hệ quốc tế.

10. Thành lập cơ quan chuyên trách về thương mại điện tử .

Về phia doanh nghiệp, “các doanh nghiệp là động lực chính thực hiện thương mại điện tử”. Để thương mại điện tử thực sự đi vào đời sống kinh tế xã hội của

Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp cần phải đóng vai trò tích cực và tiên phong trong việc ứng dụng các phương tiện điện tử vao trong kinh doanh của mình. Trong tình hình thương mại điện tử chưa có đầy đủ khuôn khổ pháp lý, các doanh nghiệp Việt Nam cần:

- Chủ động chuẩn bị nắm bắt được các kĩ nghệ tiên tiến điều chỉnh cơ cấu sản xuất đầu tư, thiết bị phương thức kinh doanh để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm giá thành để có thể cạnh tranh với hàng giả và dịch vụ nhất là các dịch vụ bưu chính viễn thông , một khi ta hội nhập mở của với các nước ASEAN, các doanh nghiệp của ta có khả năng cạnh tranh trên sân nhà và vươn ra thị trường các nước trong khu vực.

- Chủ động năng cao nhận thức về thương mại điện tử nói chung, nắm bắt được các chính sách của Nhà nước về định hướng phát triển thương mại điện tử và nhận thức rõ ràng đâu là cơ hội và thách thức của việc ứng dụng thương mại điện tử.

- Để nâng cao hiệu quả khi tham gia thương mại điện tử, cần cân nhắc trong những điều kiện cụ thể của mình, doanh nghiệp tham gia vào thương mại điện tử sẽ có lợi gì, sẽ bị thiệt gì(định tính, định lượng nếu có), hiệu quả ra sao để có những bước đi thích hợp. Ví dụ, không đầu tư để tham gia vào thương mại điện tử, đầu tư từng phần để tham gia vào thương mại điện tử, hoặc đầu tư lớn để tham gia vào ngay thương mại điện tử

KẾT LUẬN

Việc ứng dụng Thương mại điện tử vào quá trình kinh doanh là công việc thực sự cần thiết đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam hiện nay nhất là trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh sôi động và trong quá trình nước ta đang hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Trên cơ sở vận dụng một cách khái quát các vấn đề nghiên cứu, hệ thống hoá việc ứng dụng và phát triển thương mại điện tử vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam thì Đề án của em có được một số đóng góp cơ bản sau:

Thứ nhất, Mô hình ứng dụng thương mại điện tử cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong điều kiện Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong xu hướng toàn cầu hoá hiện nay. Việc ứng dụng và phát triển mô hình này là một nhiệm vụ mang tính chiến lược của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam để có thể tăng sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập khu vực và trên thế giới đang diễn ra....

Thứ hai, Mô hình trên là bước đi tiên phong cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, cho các nhà quản lý có quyết định kịp thời trong việc chuẩn bị đưa thương mại điện tử vào phục vụ quá trình kinh doanh

Thứ ba, phát triển thương mại điện tử trong thời điểm Việt Nam đang trên đường đổi mới, đi đến hội nhập kinh tế WTO, AFTA giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có điều kiện nắm bắt thông tin kinh doanh cũng như khách hàng trên toàn thế giới có cơ hội biết đến sản phẩm của doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội sản xuất kinh doanh hơn .

Tuy đã có rất nhiều cố gắng nhưng đề án môn học của em vẫn còn rất nhiều thiếu xót, do điều kiện có hạn và khả năng chưa cho phép mặt khác lĩnh vực áp dụng thương mại điện tử đối với Việt Nam còn mới nên em mong được sự góp ý, giúp đỡ của cô và các bạn đọc

Một phần của tài liệu TMĐT trong DN vừa và nhỏ (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(29 trang)
w