KHOÁN
YoY YoY KLGD 391.381.734 0,34% 542.322.854 37,97% -150.941.120 Lũy kế từ đầu năm 2020 1.681.396.692 2,19% 2.509.960.361 58,97% -828.563.669 GTGD(đồng) 16.028.607.673 -26,09% 17.217.676.348 -4,45% 1.135.068.67- 5 Lũy kế từ đầu năm 2020(đồng) 60.259.869.7 78 -20,04% 76.213.989.543 13,23% - 15.954.119.7 64 Ghi chú: dữ liệu tháng 5/2020
Trong tháng 5, HOSE không cấp quyết định niêm yết cho cổ phiếu mới.
Đối với chứng quyền có bảo đảm (CW), trên HOSE ghi nhận 18 mã CW mới giao dịch với tổng khối lượng niêm yết mới đạt 38,5 triệu CW. Tính từ khi ra mắt, HOSE đã cấp quyết định niêm yết và giao dịch cho 134 mã CW trên 22 cổ phiếu cơ sở của 8 tổ chức phát hành.
Trong tháng, HOSE đã tổ chức thành công 1 đợt bán cạnh tranh theo lô cổ phần của CTCP Địa ốc Vĩnh Long với tổng khối lượng bán được là 1.937.770 cổ phiếu tương đương giá trị cổ phần bán được đạt hơn 59 tỷ đồng.
Chứng khoán Việt Nam Quý II (tháng 6,7,8) chuyển biến và phục hồi
Lợi nhuận của các công ty chứng khoán phục hồi mạnh trong quý II
Thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận sự hồi phục mạnh mẽ với thanh khoản toàn thị trường trong quý 2 đã tăng trên 40% so với quý trước đó, đạt trung bình khoảng 6.500 tỷ đồng/phiên.
Sau khi chạm đáy trong quý 1 do ảnh hưởng của dịch COVID-19, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự hồi phục mạnh mẽ trong quý 2/2020.
Lợi nhuận của các công ty chứng khoán theo đó có sự tăng trưởng mạnh, thay vì bức tranh “màu xám” trong 3 tháng đầu năm.
Theo báo cáo kết quả tài chính của Công ty cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC) vừa công bố, doanh thu của HSC trong quý 2 đạt hơn 374 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 150 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 13% và 36% so với quý 2/2019.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, HSC ghi nhận doanh thu thuần 679 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ, đạt 52% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế lũy kế đạt 251 tỷ đồng, tăng 30%, hoàn thành 55% kế hoạch cả năm 2020 được Đại hội cổ đông thông qua vào tháng 6/2020.
Trong 3 mảng kinh doanh là môi giới, cho vay ký quỹ và tự doanh thì hoạt động đầu tư tự doanh có kết quả khả quan nhất, đạt 189 tỷ đồng doanh thu, tăng 145% so với nửa đầu năm 2019; đóng góp 28% vào tổng doanh thu 6 tháng đầu năm của HSC so với tỷ trọng 13% cùng kỳ.
Thu nhập trên một cổ phiếu (EPS) 6 tháng đầu năm 2020 đạt 822 đồng/cổ phiếu. Hệ số thu nhập trên tổng tài sản (ROA) và hệ số thu nhập trên vốn cổ phần (ROE) lần lượt đạt 3,5% và 5,8%.
Báo cáo tài chính riêng quý 2/2020 của Công ty cổ phần Chứng khoán SSI cũng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng.
Tổng doanh thu quý 2 của SSI đạt 1.379 tỷ đồng, tăng trưởng 85,5% và lợi nhuận trước thuế đạt 651,7 tỷ đồng, tăng 172,4% so với cùng kỳ năm 2019.
Hoạt động kinh doanh nguồn vốn, môi giới chứng khoán, cho vay ký quỹ và hoạt động đầu tư tiếp tục là các lĩnh vực đóng góp lớn cho tổng doanh thu.
Kết thúc nửa đầu năm 2020, ước lợi nhuận trước thuế hợp nhất của SSI đạt 660 tỷ đồng tăng 29% so với cùng kỳ, tương đương 76% kế hoạch kinh doanh về lợi nhuận trước thuế 2020.
Trước đó, báo cáo tài chính quý 2/2020 của Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) cũng ghi nhận có sự phục hồi mạnh mẽ, thay vì lỗ ròng gần 61 tỷ đồng trong quý 1/2020.
Cụ thể, trong quý 1/2020, doanh thu của BSC đạt 256 tỷ đồng, tăng tới 81,5% so với cùng kỳ năm 2019. Theo đó, doanh thu mảng môi giới đạt 56,6 tỷ đồng, tăng 75,7%.
Lãi từ các tài sản chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh thu hoạt động của BSC đạt 162 tỷ đồng, tăng 122%. Lãi từ các khoản cho vay và phải thu cũng tăng 6,5% lên 28,6 tỷ đồng.
Kết quả, lợi nhuận trước thuế của BSC trong quý 2 đạt 96 tỷ đồng, tăng 344% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của BSC đạt 35 tỷ đồng, hoàn thành 40,6% kế hoạch lợi nhuận năm 2020.
Trong năm 2020, BSC dự kiến phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược, nhà đầu tư tài chính tối đa 53,85% vốn điều lệ nhằm tăng vốn lên hơn 1.800 tỷ đồng.
Tại Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect cũng ghi nhận lợi nhuận sau thuế tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 2, đạt gần 168 tỷ đồng, tăng trên 273% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo giải trình của VNDirect, việc kiểm soát tốt dịch COVID-19 đã tác động tích cực lên thị trường chứng khoán Việt Nam, làm VN-Index tăng trở lại.
Doanh thu hoạt động của công ty theo đó cũng có sự phục hồi so với cùng kỳ, đạt gần 410 tỷ đồng, tăng trên 5% so với cùng kỳ 2019.
Trong đó ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ của mảng môi giới chứng khoán với doanh thu tăng 42%; hoạt động đầu tư chứng khoán, góp vốn tăng tới 97%. Cùng lúc, công ty ghi nhận hoàn nhập các khoản dự phòng đầu tư, dẫn đến chi phí hoạt động trong kỳ giảm. Các chi phí khác như chi phí tài chính, quản lý doanh nghiệp cũng ghi nhận giảm mạnh.
Như vậy, bối cảnh thị trường thuận lợi trong quý 2 đã khiến hoạt động môi giới, đầu tư của các công ty chứng khoán tăng trưởng tích cực. Trong quý 2/2020, thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận sự hồi phục mạnh mẽ với thanh khoản toàn thị trường trong quý 2 đã tăng trên 40% so với quý trước đó, đạt trung bình khoảng 6.500 tỷ đồng/phiên.
Tính chung cho 6 tháng đầu năm, giá trị giao dịch bình quân đạt trên 5.600 tỷ đồng/phiên, tăng 21,4% so với bình quân năm 2019.
VN-Index đã tăng trên 25% so với mức đáy của thị trường (cuối tháng 3/2020), khiến Việt Nam được đánh giá là thị trường phục hồi mạnh nhất thế giới
VN-Index trở lại 1.000 điểm trong tháng 6 Nguồn: BSC
Biến động 6 tháng gần nhất trên sàn HOSE Tháng Chỉ số Khối lượng (Tỷ đv) Vốn hóa (Nghìn tỷ đồng) 5 959.88 2.6 3,228.55 4 979.64 2.4 3,207.75 3 980.76 3.63 3,211.00 2 965.47 2.52 3,161.18 1 910.65 2.32 2,979.23 12 892.54 2.70 2,875.55
Dòng tiền nhập cuộc sôi động đã giúp các mã lớn bé đua nhau khởi sắc, tiếp sức cho VN-Index vượt xa mốc 800 điểm. Trong đó, điểm nhấn là nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ dậy sóng.
Thị trường chứng khoán vừa trải qua tháng 7 khá ảm đạm, đặc biệt là trong những ngày cuối tháng khi ca dương tính với Covid- 19 xuất hiện trở lại sau 99 ngày Việt Nam kiểm soát tốt dịch bệnh.
Ngay sau thông tin trên xuất hiện, thị trường đã bị bán tháo mạnh và các chỉ số đồng loạt lao dốc. Dù sau đó, tâm lý nhà đầu tư bớt tiêu cực hơn giúp thị trường có những nhịp hồi nhưng số lượng ca nhiễm ngày càng gia tăng cùng những thông tin không mấy tích cực từ thị trường quốc tế khiến đà giảm nhanh chóng quay lại.
Chỉ tính trong tuần cuối cùng của tháng 7, chỉ số VN-Index đã để mất hơn 30 điểm và chính thức chia tay mốc 800 điểm, về 798,39 điểm khi kết thúc tháng.
Tuy nhiên, điểm khác biệt so với đợt bán tháo hồi tháng 3- 4/2020 khi Việt Nam xuất hiện ca nhiễm Covid-19 đầu tiên là diễn biến giao dịch nhà đầu tư nước ngoài. Trong khi nhà đầu tư trong nước ồ ạt thoát hàng thì khối ngoại lại liên tiếp mua ròng tích cực. Tính trong tuần cuối cùng của tháng 7, khối ngoại đã mua ròng tới 745 tỷ đồng, sau 5 tuần bán ròng liên tiếp trước đó.
Theo nhận định của giới phân tích, trong những phiên đầu tháng 8, thị trường sẽ rơi vào giai đoạn tương đối thiếu vắng về mặt thông tin nên biến động của thị trường sẽ chịu sự chi phối chính từ những diễn biến mới của dịch Covid-19.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích, Công ty Chứng khoán Yuanta cho rằng, trong tuần này, dự kiến dịch bệnh vẫn còn gia tăng mạnh, nên thị trường vẫn còn chịu ảnh hưởng tiêu cực và đà giảm có khả năng sẽ còn tiếp diễn.
Tuy nhiên, đà giảm sốc có thể sẽ không xảy ra kéo dài như giai đoạn tháng 3 khi chỉ số VN-Index giao dịch gần các ngưỡng hỗ
trợ mạnh và mức tác động từ dịch Covid-19 giai đoạn 2 sẽ không tác động quá mạnh lên vĩ mô.
Bước vào phiên giao dịch đầu tiên của tháng 8, tâm lý nhà đầu tư vẫn thận trọng quan sát khiến thị trường mở cửa khá ảm đạm và chỉ số VN-Index tiếp tục giữ đà giảm nhẹ.
Tuy nhiên, lực cầu nhanh chóng nhập cuộc sôi động đã giúp thị trường đảo chiều hồi phục khi sang đợt khớp lệnh liên tục.
Hầu hết các bluechip đều đã lấy lại sắc xanh. Trong đó, bên cạnh các mã lớn như VNM, GAS, SAB có mức tăng trên 1%, dòng bank đóng vai trò là trụ đỡ chính dẫn dắt thị trường khi đồng loạt đều giao dịch khởi sắc.
Trái lại, nếu trong phiên cuối tuần, cặp đôi lớn VHM và VIC đi ngược xu hướng và giúp thị trường không giảm sâu thì trong phiên sáng nay, cả 2 mà này đều chịu áp lực bán ra và đang giao dịch trong sắc đỏ.
Bên cạnh điểm tựa bluechip, điểm sáng thị trường là dòng tiền đầu cơ đang nhập cuộc sôi động, tiếp sức cho nhiều mã nóng tăng vọt. Cụ thể, HQC, HHS, AMD, HAI, SJF, TTF… đang tăng trần, cùng nhiều mã như ROS, ITA, ASM, HAG, FLC… cũng đang tăng khá tốt.
Dòng tiền tiếp tục hoạt động tích cực giúp sắc xanh lan tỏa, chỉ số VN-Index tiếp tục nới rộng biên độ và có thời điểm vượt mốc 810 điểm.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 297 mã tăng và 77 mã giảm, VN- Index tăng 11,27 điểm (+1,41%), lên 809,66 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 171,5 triệu đơn vị, giá trị 2.688,72 tỷ đồng, tăng 22,1% về giá trị và 26,84% về giá trị so với phiên sáng cuối tuần trước 31/7.
Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 17 triệu đơn vị, giá trị 669,53 tỷ đồng. Trong đó, riêng GAB thỏa thuận 2,18 triệu đơn vị, giá trị gần 330 tỷ đồng.
Nhóm VN30 là trụ đỡ chính dẫn dắt đà tăng của thị trường khi chỉ còn 3 mã giảm nhẹ, còn lại đều giao dịch khởi sắc.
Trong đó, nhóm cổ phiếu vua tăng khá tốt, ngoại trừ EIB điều chỉnh nhẹ. Cụ thể, VCB +2,4% lên 78.200 đồng/CP, BID +1,2% lên 37.100 đồng/CP, CTG +2,4% lên 21.700 đồng/CP, HDB +2,1% lên 24.450 đồng/CP, VPB +2,7% lên 20.750 đồng/CP, MBB, STB cũng có mức tăng trong khoảng 1-2%.
Bên cạnh đó, một số mã tăng tốt như VNM +2,5% lên 109.700 đồng/CP, VRE +2,6% lên 25.750 đồng/CP, PLX +2,6% lên 43.300 đồng/CP, GAS +1,8% lên 66.700 đồng/CP, MSN +3,2% lên 52.100 đồng/CP, HPG +4,1% lên 22.600 đồng/CP.
Trái lại, trong 3 mã giao dịch dưới mốc tham chiếu, ngoài EIB còn có NVL và VHM với mức giảm trên dưới 1%.
Ở nhóm cổ phiếu nhỏ, các mã HQC, HHS, AMD, HAI, SJF, TTF vẫn trong sắc tím cùng lượng dư mua trần khá lớn. Trong đó, HQC khớp 8,32 triệu đơn vị và dư mua trần gần 2,6 triệu đơn vị, HHS khớp hơn 5 triệu đơn vị và dư mua trần 0,84 triệu đơn vị… Dẫn đầu thanh khoản thị trường là cặp đôi nhà thép. Trong đó, HSG ngấp nghé giá trần khi chốt phiên +6,32% lên 10.100 đồng/CP và khớp 11,4 triệu đơn vị, còn HPG khớp 9,47 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, sau ít phút đầu phiên le lói sắc đỏ, sự hỗ trợ tích cực của bluechip cũng nhanh chóng giúp HNX-Index lấy lại đà tăng điểm.
Chốt phiên sáng, sàn HNX có 91 mã tăng và 39 mã giảm, HNX- Index tăng 1,65 điểm (+1,54%), lên 109,16 điểm.
Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 25,29 triệu đơn vị, giá trị 253,78 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 0,76 triệu đơn vị, giá trị 22,49 tỷ đồng.
Trong nhóm HNX30, bên cạnh DTD xác lập mức giá trần, các mã lớn tăng tốt như ACB +1,8% lên 22.900 đồng/CP, PVS +4,7% lên 11.200 đồng/CP, PVB +4,3% lên 14.600 đồng/CP, VCS +1,4% lên 57.000 đồng/CP…
Ở chiều ngược lại, chỉ có DHT và VC3 mất điểm. Còn CEO, CAO, DDG, NRC PVI, SHB đứng giá tham chiếu.
Trong đó, dẫn đầu thanh khoản trên sàn HNX là PVS với 3,21 triệu đơn vị được khớp lệnh. Tiếp theo là HUT khớp 2,39 triệu đơn vị, CEO khớp hơn 2 triệu đơn vị, còn ACB, SHS, SHB, NVB khớp 1-2 triệu đơn vị.
Trên thị trường UPCoM, giao dịch cũng khởi sắc sau rung lắc nhẹ đầu phiên.
Chốt phiên sáng, UpCoM-Index tăng 0,39 điểm (+0,71%), lên 55,19 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 8,45 triệu đơn vị, giá trị 102,17 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đóng góp thêm gần 10 tỷ đồng.
LPB vẫn là mã giao dịch sôi động nhất UPCoM với hơn 3,33 triệu đơn vị được chuyển nhượng thành công và chốt phiên +2,5% lên 8.300 đồng/CP.
Các mã khác trong nhóm ngân hàng cũng giao dịch khởi sắc là VIB +3,3% lên 18.600 đồng/CP với khối lượng giao dịch hơn 0,8 triệu đơn vị; BVB +2% lên 10.000 đồng/CP.
Ngoài ra, các mã lớn như BCM, MSR, VGI, VEA, VGT… cũng giao dịch khởi sắc.
Bảng điểm VNIndex tính tới 15h ngày 3/8
Thị trường (Bảng giá) Nguồn:
VNIndex
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh hiện nay, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng khuyến nghị các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính trung gian và nhà đầu tư tiếp tục vững tin vào nội lực của nền kinh tế, vào các giải pháp của Chính phủ và các bộ, ngành, cũng như sức bền của TTCK Việt Nam nhằm góp phần hỗ trợ thị trường lấy lại đà tăng trưởng, đặc biệt là tránh những phiên bán tháo không cần thiết.
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, dịch bệnh làm ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế của nước đó, gián tiếp ảnh hưởng đến các quốc gia khác. Vì vậy, các việc cần làm, dựa trên lịch sử các đợt dịch bệnh và phản ứng của TTCK là hạ đòn bẩy với các nhà đầu tư đang nắm nhiều cổ phiếu, nhưng không bán hoảng loạn bằng mọi giá.
Ngoài ra, giảm tỷ trọng các cổ phiếu trong các ngành có thể chịu ảnh hưởng tiêu cực nhiều nhất từ dịch bệnh, nhất là với nhà đầu tư ngắn hạn. Cùng với đó, tìm cơ hội tăng tỷ trọng tại các ngành, cổ phiếu theo lịch sử là được hưởng lợi. Trong khi đó tiếp tục cập nhật thông tin về dịch bệnh và phản ứng của TTCK các quốc gia để có hành động hợp lý theo diễn biến chung.
Dịch bệnh có thể chưa kết thúc ngay, nhưng khó khăn nào cũng có điểm dừng. Nhà đầu tư cần cân nhắc giữa việc giữ vị thế an
VNIndex 814.65 16.26 2.0%
HNX 110.43 2.92 2.64%
toàn trong ngắn hạn (hạ tỷ trọng cổ phiếu) với việc duy trì trạng thái dài hạn đối với những doanh nghiệp tăng trưởng bền vững và ít chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh này. Với những doanh nghiệp trong danh mục hoặc trong tầm ngắm, nhà đầu tư cần nhìn nhận đầy đủ về những yếu tố có thể ảnh hưởng như gián đoạn nguồn cung, khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm hay mức độ ảnh hưởng về thị trường đầu ra kể cả khi dịch bệnh đã được kiểm soát trước khi ra quyết định giao dịch.
Hơn nữa, các nhà đầu tư cần cân nhắc giữa việc giữ vị thế an toàn trong ngắn hạn (hạ tỷ trọng cổ phiếu) với việc duy trì trạng thái dài hạn đối với những doanh nghiệp tăng trưởng bền vững và ít chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh này. Với những doanh nghiệp trong danh mục hoặc trong tầm ngắm, nhà đầu tư cần nhìn nhận đầy đủ về những yếu tố có thể ảnh hưởng như gián đoạn