Qua nghiên cứu đề tài luận án “Hợp đồng xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao trong các dự án về giao thông đường bộ theo pháp luật Việt nam” tác giả luận án đã tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất: Luận án trình bày tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án, để từ đó tìm ra khoảng trống nghiên cứu cho luận án của tác giả. Trên cơ sở đó tác giả đã xây dựng mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu.
Thứ hai: Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề lý luận pháp luật hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT.
Thứ 3: Luận án đã nghiên cứu tổng hợp kinh nghiệm quốc tế về pháp luật hợp đồng BOT trong các dự án giao thông đường bộ của một số nước trên thế giới, từ đó rút ra bài học vận dụng cho Việt Nam.
Thứ 4: Luận án đã làm rõ thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) trong các dự án giao thông đường bộ ở Việt Nam, từ đó có những đánh giá nhận xét kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân để làm căn cứ cho những giải pháp hoàn thiện của luận án.
Thứ 5: Luận án đã đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật hợp đồng BOT trong các dự án giao thông đường bộ ở Việt Nam.
Thứ 6: Luận án đề xuất hai nhóm giải pháp hoàn thiện đó là
- Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật hợp đồng BOT trong các dự án giao thông đường bộ ở Việt Nam.
- Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hợp đồng BOT trong các dự án giao thông đường bộ ở Việt Nam, các giải pháp hiện có tính thực tiễn và tính khả thi cao.
Với kết quả nghiên cứu luận án, tác giả hy vọng luận án sẽ là tài liệu tham khảo cho Bộ GTVT và các cơ quan hữu quan, để thực hiện tốt các dự án xây dựng công trình giao thông đường bộ theo hình thức hợp đồng BOT, từ đó thu hút nguồn vốn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển giao thông đường bộ nói riêng và ngành GTVT cùng với nền kinh tế cả nước nói chung.