TÁC ĐỘNG CỦA PHÁP LUẬT TỚI PHONG TỤC TẬP QUÁN

Một phần của tài liệu PHÂN BIỆT PHÁP LUẬT và đạo đức tác ĐỘNG của đạo đức tới PHÁP LUẬT và ví dụ (Trang 25 - 27)

– Những tập quán phù hợp với ý chí của nhà nước, được thừa nhận trong pháp luật sẽ góp phần làm cho pháp luật được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, tự giác hơn, bởi vì các tập quán đó đã ngấm sâu vào tiềm thức của nhân dân thành thói quen xử sự của họ.

– Ngược lại, những phong tục, tập quán trái với ý chí của nhà nước sẽ cản trở việc thực hiện pháp luật trong thực tế.

Ví dụ: Hành vi “đánh bạc và tổ chức đánh bạc” ở nước ta đã bị Nhà nước cấm từ lâu nhưng một số người vẫn lén lút thực hiện, đó là hành vi vi phạm pháp luật nên đã cản trở việc thực hiện pháp luật.

=> NHƯ VẬY, CÓ THỂ TỔNG KẾT SỰ TÁC ĐỘNG CỦA PHONG TỤC TẬP QUÁN TỚI PHÁP LUẬT QUA BẢNG SAU:

Tíchcực cực Tích cực Tiêu cực

Phong tục tập quán tác động đến việc hình thành các quy định của pháp luật. Một số phong tục tập quán có thể được áp dụng để giải quyết vụ việc. Có thể nói rằng, các quy phạm pháp luật là kết quả của sự “chọn lọc” trong xã hội. Vì vậy phong tục tập quán được coi là nguồn luật quan trọng đối với một số hình thức nhà nước ở các giai đoạn lịch sử khác nhau.

Tập quán góp phần quan trọng trong việc đưa pháp luật vào tiềm thức của người dân. Những tập quán phù hợp và tiến bộ sẽ đóng vai trò tích cực trong việc giúp mọi người tiếp nhận và thi hành pháp luật một cách tự giác. Giúp xây dựng tình đoàn kết nội bộ, giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hoà giải, giải quyết linh hoạt, kịp thời, có tình, có lý các mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư, phù hợp với điều kiện của từng địa phương đảm bảo ổn định trật tự xã hội. Do đó tập quán là tiền đề, là điều kiện khách quan giúp pháp luật đến gần hơn với người dân, dễ được người dân chấp nhận và thực hiện một cách tự giác hơn.

Bên cạnh sự tác động tích cực, phong tục tập quán cũng có những hạn chế, ảnh hưởng không tốt đến việc thực hiện pháp luật. Pháp luật luôn mang tính thống nhất, trong khi mức độ phát triển của từng địa phương không đồng đều. Do đó, không phải lúc nào pháp luật cũng có hiệu lực như nhau ở các địa phương khác nhau.

IV. TÁC ĐỘNG CỦA PHÁP LUẬT TỚI PHONG TỤC TẬP QUÁN PHONG TỤC TẬP QUÁN

PHÁP LUẬT VÀ PHONG TỤC TẬP QUÁN – NHÓM 03

Pháp luậ t tác độ ng tới phong tục tập quán

Phong tục, tập quán tồn tại, thay đổi hay mất đi do nhiều yếu tố khách quan tác động, trong đó có pháp luật. Pháp luật, với sức mạnh vốn có mà các quy phạm xã hội khác không có được, đã tác động mạnh mẽ đến phong tục, tập quán. Những phong tục tập quán tiến bộ, phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lợi ích của nhân dân sẽ được pháp luật ghi nhận, củng cố và bảo vệ.

Ví dụ:

Pháp luật hạn chế, loại trừ những phong tục tập quán lạc hậu, trái với thuần phong mĩ tục của dân tộc, không phù hợp với lợi ích của nhà nước cũng như lợi ích chung của cộng đồng.

(1) Các sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng dân gian như: hát trầu văn, hầu đồng, Lễ hội Chùa Hương sẽ được bảo vệ, giữ gìn và phát huy nhờ quy định của Nhà nước về việc bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể: “Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá nhằm nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đóng góp, tài trợ cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.”

(Luật số 28/2001/QH10 của Quốc hội: Di sản văn hóa)

(2) Tập quán “trọng nam, khinh nữ” trái với ý chí của Nhà nước ta nên được pháp luật loại trừ, thanh toán dần bằng quy định: "Công dân nam và nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, văn hóa, xã hội và gia đình". (Điều 63, Hiến pháp 1992)

V. KẾT LUẬN

PHÁP LUẬT VÀ PHONG TỤC TẬP QUÁN – NHÓM 03

Có thể thấy, tập quán và pháp luật có mối quan hệ song song cùng tồn tại đồng thời bổ sung, hoàn thiện lẫn nhau. Tập quán được đảm bảo sẽ là cơ sở để pháp luật được đến gần hơn với người dân, được mọi người thực hiện tuân theo. Ngoài ra, pháp luật là cơ sở giúp cho tập quán phát triển toàn diện và phù hợp với xã hội hơn.

BÀI TẬP CÓ THAM KHẢO CÁC TÀI LIỆU CỦA:

Ấn phẩm Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 5(285), tháng 3/2015): (1), (2).

Thông tư số 442 ngày 19/01/1955 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số tội phạm và hình phạt. Hiến pháp 1992

Bộ luật dân sự 2015

Một phần của tài liệu PHÂN BIỆT PHÁP LUẬT và đạo đức tác ĐỘNG của đạo đức tới PHÁP LUẬT và ví dụ (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(27 trang)
w