Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu lỊCH sử ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM tên đề tài cuộc kháng chiến chống thực dân pháp giai đoạn 1946 1950 (Trang 31 - 34)

4.2 .Diễn biến chiến dịch Biên giới thu đông

4.6. Bài học kinh nghiệm

– Kết hợp đúng đắn nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến. Nhiệm vụ chống phong kiến phải tiến hành có kế hoạch, từng bước để vừa phát triển lực lượng cách mạng, vừa giữ vững khối đoàn kết dân tộc.

– Xác định và quán triệt đường lối chiến tranh nhân dân: toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính. Đây là bí quyết thắng lợi của cuộc kháng chiến.

– Vừa kháng chiến, vừa xây dựng chế độ mới, xây dựng hậu phương vững mạnh để đẩy mạnh kháng chiến.

– Kiên quyết kháng chiến lâu dài, đi từ chiến tranh du kích lên chiến tranh chính quy. Kết hợp chặt chẽ giữa chiến tranh chính quy và chiến tranh du kích.

– Xây dựng Đảng vững mạnh và bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, với đường lối chiến tranh nhân dân đúng đắn, có chủ trương và chính sách kháng chiến ngày càng hồn chỉnh, có ý chí quyết chiến và quyết thắng kẻ thù. Có đội ngũ đảng viên dũng cảm, kiên cường, là những chiến sĩ tiên phong trong chiến đấu và trong sản xuất.

5. Đánh giá tổng quan cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1946-1950

Mục đích kháng chiến: kế tục và phát triển sự nghiệp Cách mạng Tháng Tám, “đánh phản động thực dân Pháp xâm lược; giành thống nhất và độc lập”.

Tính chất kháng chiến: đây là cuộc kháng chiến có tính chất chính nghĩa, chiến đấu để bảo vệ tự do. Là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và dân chủ mới.

Nhiệm vụ kháng chiến: Thực hiện đánh đuổi thực dân xâm lược, giành độc lập dân tộc và thống nhất dân tộc, vừa kiến quốc, vừa kiến nước, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân.

Phương châm tiến hành kháng chiến: tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, thực hiện kháng chiến tồn dân, tồn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.

31

+ Kháng chiến tồn dân: “Bất kì đàn ơng, đàn bà khơng chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, bất kì người già, người trẻ. Hễ là người Việt Nam phải đứng lên đánh thực dân Pháp”, thực hiện mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài.

+ Kháng chiến toàn diện: đánh địch về mọi mặt chính trị, qn sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao. Trong đó:

• Về chính trị: thực hiện đồn kết tồn dân, tăng cường xây dựng Đảng, chính quyền, các đồn thể nhân dân; đoàn kết với Miên, Lào và các dân tộc u chuộng tự do, hịa bình.

• Về qn sự: thực hiện vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, tiêu diệt địch, giải phóng nhân dân và đất đai, thực hiện du kích chiến tiến lên vận động chiến, đánh chính quy, là “triệt để dùng du kích, vận động chiến. Bảo tồn thực lực, kháng chiến lâu dài… vừa đánh vừa võ trang thêm; vừa đánh vừa đào tạo thêm cán bộ”.

• Về kinh tế: tiêu thổ kháng chiến, xây dựng kinh tế tự cấp, tập trung phát triển nền nông nghiệp, thủ cơng nghiệp, thương nghiệp và cơng nghiệp quốc phịng.

• Về văn hóa: xóa bỏ văn hóa thực dân phong kiến, xây dựng nền văn hóa dân chủ theo ba nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng.

• Về ngoại giao: thực hiện thêm bạn, bớt thù, biểu dương thực lực. “Liên hiệp với dân tộc Pháp, chống phản động thực dân Pháp”, sẵn sàng đàm phán nếu Pháp công nhận Việt Nam độc lập,…

+ Kháng chiến lâu dài (trường kì): là để chống âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp, để có thời gian phát huy yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hịa” của ta, chuyển hóa tương quan lực lượng từ chỗ ta yếu hơn địch đến chỗ ta mạnh hơn địch, đánh thắng địch.

+ Dựa vào sức mình là chính: “phải tự cấp, tự túc về mọi mặt”, vì ta bị bao vây bốn phía. Khi nào có điều kiện ta sẽ tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, song lúc đó cũng khơng được ỷ lại.

+ Triển vọng kháng chiến: mặc dù lâu dài, gian khổ, khó khăn song nhất định thắng lợi.

32

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1940-1950 đã thể hiện nghệ thuật chiến dịch phản cơng đã bước đầu hình thành và đây sẽ là bước đệm cho các cuộc đánh sau của dân tộc ta:

Một là, đề ra mục đích chiến dịch đúng đắn, kiên quyết và tồn diện. Hai là, chọn loại hình chiến dịch đúng. Ba là, xác định đúng hướng (khu vực) phản công, tổ chức thế trận chiến dịch phù hợp (ba mặt trận), bẻ gãy từng gọng kìm của địch, phá thế hợp vây chiến dịch của chúng. Bốn là, tổ chức binh lực thích hợp, chỉ đạo vận dụng chiến thuật sáng tạo, hạn chế chỗ mạnh của địch, khoét sâu mặt yếu của chúng. Từ tháng 3/1948 đến giữa năm 1950, bộ đội ta ở khắp Bắc, Trung, Nam đã mở khoảng 20 chiến dịch nhỏ, chủ yếu là chiến dịch tiến công. Nghệ thuật chiến dịch tiến cơng đã có bước tiến bộ rõ rệt.

Chiến dịch Biên Giới (Thu Đông - 1950) đánh dấu bước phát triển nhảy vọt

của nghệ thuật chiến dịch tiến cơng trong kháng chiến chống Pháp. Bước phát triển đó là sự kế thừa, kết quả tích lũy những kinh nghiệm của hơn 20 chiến dịch nhỏ trong suốt hơn hai năm trước đó. Đó là nghệ thuật chọn đúng cách đánh chiến dịch, xác định chính xác hướng tiến cơng và mục tiêu tiến công, bảo đảm chắc thắng trận mở màn chiến dịch, nổi bật nhất là nghệ thuật triển khai thế trận và bố trí lực lượng đánh địch tăng viện để tiêu diệt .

Chiến lược, chiến dịch thực hiện thắng lợi qua những trận chiến đấu cụ thể trên chiến trường. Chiến thuật du kích (du kích chiến) được lực lượng vũ trang ba thứ quân và nhân dân các địa phương vận dụng với nhiều cách đánh cụ thể khác nhau. Chiến thuật du kích của ta vừa kết hợp cơ động đánh địch với bám trụ đánh địch ngay tại địa phương. Xây dựng làng chiến đấu dựa vào dân để đánh địch, bảo vệ dân, đã xuất hiện nhiều làng đánh giặc nổi tiếng. Chiến thuật du kích đánh địch mọi lúc mọi nơi, đánh bằng mọi thứ vũ khí: giáo mác, gậy tầm vơng, địn gánh, dao kiếm, chơng, mìn, cạm bẫy... đã tỏ rõ hiệu lực chiến lược.

Cùng với phát triển cách đánh du kích, bộ đội chủ lực đã vận dụng nhiều hình thức chiến thuật thích hợp: phục kích, kỳ tập, tập kích... tiêu diệt tiêu hao sinh lực địch.

Trong chiến đấu tiến cơng, chiến thuật phục kích được vận dụng tương đối phổ biến theo nguyên tắc: nắm chắc địch và thời cơ, bí mật triển khai thế trận hiểm, bất ngờ, tiến cơng nhanh, mạnh, lui quân mau lẹ, bảo toàn lực lượng. Trong các trận đánh đồn, bộ đội ta đã từng bước làm quen với tác chiến hiệp đồng giữa

33

bộ binh với pháo binh, giữa bộ phận phá vật cản, mở cửa với xung kích và giữa các hướng với nhau.

-----THE END-----

34

Một phần của tài liệu lỊCH sử ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM tên đề tài cuộc kháng chiến chống thực dân pháp giai đoạn 1946 1950 (Trang 31 - 34)

w