Chi trả và tham giá xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém/ phá sản

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động bảo hiểm tiền gửi việt nam (Trang 29 - 31)

II. Thực trạng bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

2.7.5. Chi trả và tham giá xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém/ phá sản

·Ban kiểm soát đặc biệt

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được tham gia vào quá trình kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này, để chỉ đạo và phối hợp cùng phòng chức năng, Tổng giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã thành lập Ban chỉ đạo giám sát, kiểm tra và xử lý đối với Quỹ tín dụng nhân dân có vấn đề (gọi tắt là Ban chỉ đạo) theo Quyết định

số 211/QĐ-BHTG132 ngày 10/04/2015. Ban chỉ đạo hướng tới mục tiêu triển khai công tác chỉ đạo giám sát, kiểm tra và xử lý các Quỹ tín dụng nhân dân có vấn đề một cách thường xuyên và toàn diện.

Hoạt động của Ban chỉ đạo và các Tổ chỉ đạo được triển khai thống nhất, kịp thời, hiệu quả, đúng kế hoạch trong toàn hệ thống. Cụ thể, Ban chỉ đạo đã thực hiện theo dõi, giám

sát, kiểm tra chuyên sâu các Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động yếu kém, xử lý những vấn đề phát sinh; tổng hợp diễn biến tình hình của các Quỹ tín dụng nhân dân có vấn đề theo định kỳ; tham gia trực tiếp hoặc phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trong việc xây dựng phương án xử lý các Quỹ tín dụng nhân dân yếu kém.

Đến thời điểm 31/12/2020, tổng số quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt là 29 quỹ với tổng tiền gửi thuộc đối tượng bảo hiểm là 1.126.045,11 triệu đồng 7.296 người (tổng tiền gửi thuộc đối tượng bảo hiểm sau khi khấu trừ các khoản vay là 1.120.988,68

triệu đồng). Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã cử 35 cán bộ tham gia Ban Kiểm soát đặc biệt tại 28 quỹ tín dụng nhân dân (trừ quỹ tín dụng nhân dân Phù Nham hết số dư tiền gửi nên Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không cử cán bộ tham gia Ban Kiểm soát đặc biệt).

·Chi trả bảo hiểm tiền gửi

Tính đến 12/2013, BHTGVN đã thực hiện chi trả cho 39 QTDND với tổng cộng 1.793 người và tổng số tiền là 26.780 triệu đồng (trong đó BHTGVN trực tiếp chi trả đối với 34 QTDND và ủy quyền cho NHTM Nhà nước có đủ điều kiện, địa điểm thuận lợi để chi trả đối với 05 QTDND).

Kể từ năm 2014 đến nay, BHTGVN không phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm đối với các tổ chức tham gia BHTG (trong đó có QTDND), công tác chi trả trong thời gian này chủ yếu được tập trung bám sát, theo dõi, nắm bắt diễn biến tình hình của các QTDND hoạt động yếu kém, đặc biệt là các QTDND đang được KSĐB; theo dõi sát sao quá trình thực hiện phương án xử lý của NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố và ý kiến kết luận, chỉ đạo của Thống đốc NHNN, chuẩn bị sẵn sàng các phương án chi trả khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm đối với QTDND yếu kém bị đặt trong tình trạng KSĐB.

Thực tế, nhu cầu chi trả BHTG luôn phát sinh trong thời gian qua, nhất là tại các QTDND đã được KSĐB. BHTGVN cũng đã tính toán, xác minh xong các đối tượng và số tiền chi trả tại từng tổ chức tham gia BHTG về phương án chi trả, nguồn vốn để chi trả cũng đã chuẩn bị sẵn sàng. Tuy nhiên do TCTD chưa phá sản nên BHTGVN chưa thể thực hiện chức năng chi trả.

Ngoài ra, trong năm 2020, Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam đã thực hiện thu hồi hết số tiền bảo hiểm đã chi trả tại Quỹ tín dụng nhân dân Tân Hòa là 10 triệu đồng. Theo đó, số tiền

bảo hiểm đã chi trả còn phải thu đối với 6 Quỹ tín dụng nhân dân đã giải thể bắt buộc là 5,66 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động bảo hiểm tiền gửi việt nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w