Phối hợp liên ngành:

Một phần của tài liệu GIÂN lận XUẤT xứ TRONG HOẠT ĐỘNG XNK HÀNG hóa (Trang 25 - 30)

+ Cục Quản lý thị trường: kiểm tra hàng hóa ngoại nhập đang tiêu thụ nội địa

+ Bộ Công an: điều tra gian lận, làm giả giấy tờ xuất xứ

+ Bộ Công Thương: đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật

+ ….

3. Kiến nghị hoàn thiện khung pháp lý, lấp lỗ hổng chính sách

Phối hợp với các Bộ ngành sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực xác định, kiểm tra, xác minh và chống gian lận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu cho phù hợp với Hiệp định về quy tắc xuất xứ và quy định về xuất xứ của công ước Kyoto sửa đổi, xây dựng và ban hành các văn bản liên quan đến cấp và kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ điện tử (e-C/O).

Hiện tại, Bộ Công Thương chưa hướng dẫn về ghi nhãn hàng hóa XK và cách thức kê khai xuất xứ hàng hóa trong điều kiện hàng hóa XK không đáp ứng tiêu chí xuất xứ Việt Nam. Các văn bản quy phạm pháp luật về công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng việc xử phạt đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thống nhất…

Để công tác đấu tranh chống gian lận xuất xứ hàng hóa đạt hiệu quả cao hơn nữa, cần bổ sung quy định cách tính thu lợi bất hợp pháp đối với DN hoạt động theo loại hình gia công do chủ thể của hàng hóa (đơn vị thuê gia công) thường ở ngoài lãnh thổ Việt Nam những hành vi vi phạm xảy ra trong nước. Cách tính này hiện mới chỉ quy định đối với DN kinh doanh, sản xuất XK (chủ thể của hàng hóa vi phạm) tại Thông tư số 149/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Với Bộ Công Thương, cần có quy chế phối hợp cụ thể với Bộ Tài chính (cơ quan hải quan) trong thực hiện khoản 2, Điều 28 Nghị định 31 về kiểm tra, xác minh xuất xứ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; đồng thời, hướng dẫn cụ thể về việc ghi

23

nhãn hàng, khai báo xuất xứ hàng hóa XK trong trường hợp hàng hóa không đủ điều kiện hưởng xuất xứ Việt Nam. Cùng với đó, Bộ Công Thương cũng cần hướng dẫn về tự chứng nhận xuất xứ và quy định cụ thể về phương pháp xác định xuất xứ, hành vi vi phạm tự chứng nhận xuất xứ để đảm bảo tính khả thi trong xử phạt và phòng ngừa gian lận…

4. Xây dựng cơ sở dữ liệu cho việc kiểm tra, xác minh và chống gian lận xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu, áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu, áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro

Xem xét kết nối hệ thống trao đổi thông tin dữ liệu giữa Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt nam (VCCI) và Tổng cục Hải quan.

5. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho cán bộ, côngchức hải quan, xây dựng mạng lưới tình báo để kiểm tra, xác minh xuất xứ chức hải quan, xây dựng mạng lưới tình báo để kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu.

Trong công tác cải tiến chất lượng nguồn nhân lực,cần chú trọng bổ sung công chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng chính sách, chế độ, công chức thực hiện nghiệp vụ tác nghiệp trực tiếp đặc biệt là bộ phận thanh tra, kiểm tra; giảm công chức thực hiện nhiệm vụ trung gian, gián tiếp, nội ngành. Bên cạnh đó, tổ chức các khóa đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ hải quan về xuất xứ hàng hóa, năng lực kiểm tra, phát hiện các vụ việc gian lận. Đồng thời, cử cán bộ tham gia các cuộc hội thảo, tọa đàm, hợp tác quốc tế về hải quan, học tập phương pháp quản lý, kinh nghiệm chống gian lận xuất xứ hàng hóa của hải quan các nước trên thế giới.

Đối với công tác tuyển dụng, ngành Hải quan cần quan tâm nâng cao chất lượng bằng việc tuyển dụng công chức không qua thi tuyển đối với người tốt nghiệp thủ khoa đại học ở trong nước và người tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi, loại xuất sắc ở nước ngoài đối với một số trường có uy tín và tiếp nhận công chức, viên chức ngành khác chuyển công tác vào ngành Hải quan đối với đối tượng có trình độ chuyên môn cơ bản, kinh nghiệm công tác phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của ngành. Từ đó, xây dựng đội ngũ cán bộ ngành Hải quan vừa có kinh nghiệm chuyên môn, vừa có tư tưởng, ý thức đấu tranh quyết liệt chống gian lận xuất xứ hàng hóa.

24

6. Tuyên truyền, phổ biến, giải đáp về chính sách và quy định về xuất xứ hàng hóa đối với các doanh nghiệp đến làm thủ tục đề nghị cấp C/O. hàng hóa đối với các doanh nghiệp đến làm thủ tục đề nghị cấp C/O.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến cáo để các doanh nghiệp tỉnh táo, thận trọng trong hợp tác làm ăn; tránh cách làm ăn chụp giật, chạy theo những lợi ích trước mắt, tiếp tay cho các hành vi lợi dụng, gian lận thương mại, gây ảnh hưởng đến uy tín, thậm chí thiệt hại đến các ngành sản xuất trong nước.. Ngành hải quan cần thống kê, biểu dương các doanh nghiệp thực hiện tốt những quy định về xuất xứ hàng hóa, làm căn cứ, tấm gương tiêu biểu để cách doanh nghiệp khác noi theo.

Xây dựng hệ thống thông tin, cổng thông tin điện tử, đường dây nóng 24/7 để hỗ trợ, giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp về các thủ tục hải quan, thủ tục đề nghị cấp C/O các giấy tờ chứng từ liên quan đến xuất xứ hàng hóa.

B. Về phía doanh nghiệp

Trước tiên, DN cần hoạt động theo phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Cần chú trọng và thực hiện đúng các quy định về xuất xứ hàng hóa; đặc biệt trong việc đào tạo nhân viên nghiệp vụ chuyên phụ trách hoạt động về C/O để biết cách kê khai và biết được thủ tục xin cấp C/O. Chủ động lưu trữ hồ sơ để phục vụ điều tra khi cần. Nếu chẳng may có vướng phải vụ kiện pháp lý nào liên quan tới xuất xứ thì nên hợp tác điều tra và chủ động liên hệ với Bộ Công Thương để có được sự tư vấn cũng như đồng hành, bảo vệ DN của các cơ quan chức năng VN

Thứ hai, mỗi sản phẩm đi mỗi thị trường khác nhau lại có quy định về xuất xứ khác nhau => DN nên tìm hiểu kỹ trước khi xuất khẩu để tránh các vụ kiện không đáng có sau này

Thứ ba, các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nói riêng cũng cần nâng cao năng lực cạnh tranh; xây dựng tiêu chí, bộ nhận diện…; đồng thời, nâng cao cảnh giác, kịp thời phối hợp với cơ quan chức năng có giải pháp xử lý và ngăn chặn hiệu quả các hành vi vi phạm nhãn hiệu, hình ảnh...

25

26

KẾT LUẬN

Sau khi nghiên cứu về vấn đề gian lận xuất xứ trong xuất nhập khẩu hàng hóa ở Việt Nam, nhóm chúng em đã rút ra được một số kết luận sau:

1. Gian lận thương mại qua xuất xứ hàng hóa chính là việc cố tình khai sai xuất xứ để hưởng tiêu chuẩn với cách thức gian lận, lẩn tránh việc nộp thuế và việc tuân thủ pháp luật Hải Quan, xuất trình C/O giả mạo đánh lừa các cơ quan chức năng, cơ quan Hải quan và người tiêu dùng nhằm thu được lợi nhuận không chính đáng.

2. Trong thời gian gần đây, việc gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa không đúng quy định, chuyển tải bất hợp pháp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, đã và đang ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm ăn chân chính, dễ bị áp dụng biện pháp trừng phạt, mất đi thương hiệu Việt Nam, gây thiệt hại không thể tính toán được đối với nền kinh tế nước ta. Các hành vi gian lận, giả mạo xuất xứ, lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa của Việt Nam liên tục gia tăng, với nhiều hình thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi.

3. Cơ quan quản lý và doanh nghiệp cần có những giải pháp đồng bộ, cấp bách nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhằm ngăn chặn các hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, đặc biệt là gian lận xuất xứ hàng hóa, theo hướng toàn diện, đồng bộ và kịp thời, giúp khai thác hiệu quả các cam kết quốc tế, phát triển bền vững xuất nhập khẩu, bảo vệ quyền và lợi ích của Việt Nam trong thương mại quốc tế; bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính.

27

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu GIÂN lận XUẤT xứ TRONG HOẠT ĐỘNG XNK HÀNG hóa (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w