Qua bức tranh đói nghèo trên của thế giới, ta có thể khẳng định rằng nghèo đói vẫn là tình trạng mang tính toàn cầu và đang là hiện tượng bức xúc hiện nay. Báo cáo của Liên hiệp quốc cho rằng, tình trạng đói nghèo trên thế giới, nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của sự khai phá đến kiệt quệ tài nguyên thiên nhiên, chiến tranh, bùng nổ dân số, phân phối không công bằng trong xã hội, do các như cầu thiết yếu bị bỏ qua (bảo hiểm xã hội, nguồn nước, vệ sinh.) do quá tập trung đầu tư vào khu vực quân sự, giảm ngân sách xã hội, trật tự kinh tế bất hợp lý là trở ngại lớn trên con đường đi lên của các đang phát triển, đồng thời cũng là một trong những thách thức nghiêm trọng nhất không chỉ đối với Liên hiệp quốc mà còn ở các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Có nhiều quan điểm về nguyên nhân gây ra nghèo đói ở Việt Nam nhưng nói chung nghèo đói ở Việt Nam có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như sau:
3.1. Nguyên nhân khách quan
Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu vừa trải qua một cuộc chiến tranh lâu dài và gian khổ, cơ sở hạ tầng bị tàn phá, ruộng đồng bị bỏ hoang, bom mìn, nguồn nhân lực chính của các hộ gia đình bị sút giảm do mất mát trong chiến tranh, thương tật, hoặc phải xa gia đình để tham gia chiến tranh, học tập cải tạo trong một thời gian dài.
Chính sách nhà nước thất bại: Sau khi thống nhất đất nước việc áp dụng chính sách tập thể hóa nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp và chính sách giá lương tiền đã đem lại kết quả xấu cho nền kinh tế vốn đã yếu của Việt Nam, làm suy kiệt toàn bộ nguồn lực của đất nước và hộ gia đình nông thôn cũng như thành thị, lạm phát tăng cao có lúc lên đến hơn 700% năm.
Hình thức sở hữu: Việc áp dụng chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước và tập thể của các tư liệu sản xuất chủ yếu được vận hành máy móc trong một thời gian dài đã làm thui chột động lực sản xuất, giảm năng suất lao động.
Việc huy động nguồn lực nông dân quá mức, tình trạng ngăn cấm giao thương đã làm cắt rời sản xuất với thị trường, sản xuất nông nghiệp đơn điệu, nông sản chất lượng kém, tiểu thủ công nghiệp không
Trang 23
phát triển, công nghiệp thiếu hiệu quả, thương nghiệp tư nhân lụi tàn, thương nghiệp quốc doanh thiếu hàng hóa, không cung cấp đủ hàng hóa cho thị trường làm thu nhập đa số bộ phận giảm sút trong khi dân số ngày càng tăng cao.
Lao động dư thừa ở nông thôn không được khuyến khích và tạo điều kiện để ra thành thị lao động, không được đào tạo để chuyển sang khu vực công nghiệp, chính sách quản lý bằng hộ khẩu đã dùng biện pháp hành chính đã hạn chế nông dân di cư, nhập cư vào thành phố tìm kiếm việc làm.
Thất nghiệp tăng cao trong một thời gian dài trước thời kỳ đổi mới do nguồn vốn đầu tư thấp, tình trạng đầu tư kém hiệu quả. và thiếu hiệu quả vào các công trình tham dụng vốn của Nhà nước.
Người dân còn chịu nhiều rủi ro trong cuộc sống, sản xuất mà chưa có các thiết chế phòng ngừa hữu hiệu, dễ tái nghèo trở lại như: thiên tai, dịch bệnh, sâu hại, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, thất nghiệp, rủi ro về giá sản phẩm đầu vào và đầu ra do biến động của thị trường thế giới và khu vực như khủng hoảng về dầu mỏ làm tăng giá đầu vào, rủi ro về chính sách thay đổi không lường trước được, rủi ro do hệ thống hành chính kém minh bạch, quan liêu, tham nhũng...
3.2. Nguyên nhân chủ quan
Sau khi giành được độc lập, đất nước bước vào công cuộc đổi mới, đến nay kinh tế đã đạt được một số thành tựu to lớn nhưng tỉ lệ hộ nghèo vẫn còn cao, có thời điểm lên đến 26% (khoảng 4,6 triệu hộ) do nhiều nguyên nhân khác nhau:
Sai lệch thống kê: Do điều chỉnh chuẩn nghèo của Chính phủ lên cho gần với chuẩn nghèo của thế giới (1USD/ngày) làm cho tỉ lệ nghèo tăng lên.
Việt Nam là nước nông nghiệp lạc hậu, năm 2011 vẫn còn 68.2% dân sống ở nông thôn, năm 2020 là 63,2% trong khi tỉ lệ đóng góp của nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc gia thấp. Hệ số Gini năm 2011 là 0,42 và hệ số chênh lệch là 8,1; ở năm 2020 hệ số GINI tiếp tục giảm sâu ở mức 0,37 nên bất bình đẳng cao trong khi thu nhập bình quân trên đầu người còn thấp.
Nền kinh tế phát triển không bền vững, tốc độ tăng trưởng tuy khá nhưng chủ yếu là do nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, vốn ODA, kiều hối, thu nhập từ khai thác và bán khoáng sản trong khi nguồn vốn đầu tư trong nước còn thấp. Chính sách tín dụng chưa thay
Trang 24
đổi kịp thời, vẫn còn ưu tiên cho vay các doanh nghiệp nhà nước có hiệu quả thấp, không thế chấp, môi trường sớm bị hủy hoại. Đầu tư vào con người ở mức cao nhưng hiệu quả còn hạn chế, số lượng lao động được đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường còn thấp, nông dân khó tiếp cận tín dụng ngân hàng nhà nước.
Ở Việt Nam, sự nghèo đói hay HIV/AIDS, bạo hành gia đình… tiếp tục gây hệ lụy xấu đối với sự phát triển của trẻ em. Các em không được thừa hưởng quyền có một tuổi thơ được thương yêu, chăm sóc và bảo vệ trong mái ấm gia đình hoặc được khích lệ phát triển hết khả năng của mình, thường xuyên thiếu dinh dưỡng, kém phát triển cả vể trí tuệ và thể lực, không có cơ hội để đến trường, không được chăm sóc đầy đủ về y tế, thiếu sự quan tâm của gia đình… Khi trưởng thành và trở thành cha mẹ, đến lượt con cái các em có nguy cơ bị tước đoạt các quyền đó vì các hiểm họa đối với tuổi thơ lặp lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Gia đình là hạt nhân của xã hội, nhưng hiện nay tình trạng buông lỏng giáo dục con cháu khá phổ biến cũng là nguyên nhân khiến không ít giới trẻ thiếu nghị lực, ý chí, kiên gan, bền bỉ, lười lao động, thiếu ý thức, chơi bời, nghiện ngập...
Sự chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa các vùng miền, thành thị và nông thôn, giữa các dân tộc ngày càng lớn.
Môi trường sớm bị hủy hoại trong khi đa số người nghèo lại sống nhờ vào nông nghiệp.
Hiệu năng quản lý chính phủ thấp.
Đặc điểm cố hữu của một số người nghèo: Lười biếng lao động, sống trông chờ ỷ lại, không chịu học hỏi, kiến thức hẹp, làm việc không hiệu quả, năng suất lao động thấp, thiếu tự tin, thiếu ý chí vươn lên, ăn chơi đua đòi, cờ bạc, rượu chè và các thú vui có hại khác…
Tính cách lười biếng, dễ hài lòng của một bộ phận người Việt Nam: 60 tuổi đã lên lão, nữ 55 tuổi, nam 60 tuổi đã về hưu và về hưu là không làm việc. Người Việt rất hứng thú “vui thú tuổi già”, “sum vầy bên con cháu’’. Ở nông thôn (chiếm hơn 60% dân số) thì chỉ lao động vất vả mấy tháng mùa vụ còn phần lớn thời gian trong năm là không có việc làm và rất nhiều người coi đấy như một sự hiển nhiên.
Trong xu thế tuổi thọ con người ngày càng tăng, hầu hết các nước đều nâng tuổi về hưu (Mỹ 67 tuổi, Nhật 68 tuổi, Pháp 62 tuổi…) thì Việt Nam vẫn giữ nữ 55, nam 60 từ cách đây 62 năm khi mà tuổi thọ thấp hơn hiện nay 10 tuổi.
Trang 25