Quy định củapháp luật quốc tế và pháp luật một số quốc gia về

Một phần của tài liệu Các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ theo pháp luật hình sự Việt Nam (Trang 101 - 197)

tội phạm xâm phạm sở hữu trí tuệ

Đánh giá vai trò to lớn của SHTT đối với sự phát triển toàn cầu, pháp luật quốc tế đã thể hiện sự quan tâm không nhỏ đến việc bảo vệ quyền SHTT nói chung cũng như đấu tranh với các tội xâm phạm SHTT nói riêng. Giá trị của các quy định pháp luật quốc tế về các tội xâm phạm SHTT không chỉ là kinh nghiệm cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật SHTT của các quốc gia mà còn dần hình thành một chuẩn mực chung song phương, đa phương cho quan hệ hợp tác quốc tế tập trung ở lĩnh vực kinh tế - thương mại và đấu tranh chống, phòng ngừa tội phạm trên toàn cầu.

3.2.1. Quy định của pháp luật quốc tế về các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ

Quy định của pháp luật quốc tế là cơ sở pháp lý có tầm bao phủ rãi trong việc bảo vệ quyền SHTT trên phạm vi khu vực cũng như toàn cầu. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực SHTT không còn là vấn đề xa lạ với cộng đồng các quốc gia trên thế giới. Biểu hiện rõ nhất là sự ra đời của hàng loạt các Công ước, Hiệp định, Nghị định thư về SHTT với các mức độ thỏa thuận khác nhau. Đặc điểm chung của các Điều ước quốc tế này là đều điều chỉnh các vấn đề chuyên ngành luật SHTT như giải thích thuật ngữ, quy định quyền và nghĩa vụ cho các bên; quy định thủ tục thực thi, biện pháp giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm về SHTT (tập trung chủ yếu là các biện pháp dân sự và hành chính) và vấn đề hợp tác quốc tế giữa các bên. Vấn đề bảo vệ quyền SHTT tuy là một trong những nội dung gần như được đề cập trong hầu hết các ĐƯQT này, tuy nhiên, bảo vệ quyền SHTT bằng biện pháp hình sự lại rất ít được đề cập tới, hoặc có đề cập nhưng rất chung chung.

Hiệp định TRIPS là một trong số ít các ĐƯQT về SHTT (mà Việt Nam tham gia) có quy định rõ, trực tiếp nội dung bảo vệ quyền SHTT bằng biện pháp hình sự. Nghiên cứu quy định tại Điều 61 Hiệp định cho thấy, TRIPS đặt ra yêu cầu bắt buộc đối với các quốc gia thành viên phải quy định tối thiểu các hành vi cố tình giả mạo nhãn hiệu hàng hoá hoặc xâm phạm bản quyền với quy mô thương mại là tội phạm và bị xử lý hình sự. Tiếp đó, TRIPS cũng quy định mở về việc các bên có thể xử lý hình sự đối với những trường hợp khác xâm phạm quyền SHTT, đặc biệt là trường hợp cố ý xâm phạm và xâm phạm với quy mô thương mại. Do đó, các bên có thể quy định những hành vi xâm phạm quyền SHTT khác là tội phạm và xử lý hình sự. Đây là quy định có tình tùy nghi, mỗi bên có thể chủ động xây dựng quy định pháp luật hình sự chặt chẽ hơn mức yêu cầu tối thiểu của TRIPS.

Với nội dung tại Điều 61 TRIPS, nhiều học giả trên thế giới đã đánh giá rằng: tiêu chuẩn tối thiểu mà Hiệp định TRIPS áp đặt đã không thể giảm thiểu hàng giả trên toàn cầu và không làm hài lòng chủ sở hữu SHTT ở các nước phát triển. Hơn nữa, không có biện pháp bổ sung nào liên quan đến việc thực thi có thể dễ dàng được thảo luận trong khuôn khổ Hiệp định TRIPS vì sự phản đối của một số bên, bao gồm giới học giả, xã hội dân sự và các nước đang phát triển. Do tình trạng này, chính phủ các nước phát triển đã chuyển sang các hiệp định thương mại song phương và đa phương (FTA) như một phương thức thay thế để quy định mức độ thực thi hình sự cao hơn và giải quyết các mối lo ngại ngày càng tăng của các chủ thể quyền SHTT do hàng giả, vi phạm bản quyền và các hoạt động vi phạm quyền SHTT của các đồng minh. Điển hình là sự ra đời của ACTA (Hiệp định Thương mại Chống hàng giả) được đàm phán bởi Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Thụy Sĩ, Úc, New Zealand, Nam Hàn Quốc, Canada và Mexico đã ra đời sau phán quyết của WTO trong vụ việc giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến ngưỡng hình sự của vi phạm SHTT. Đề xuất tăng các biện pháp trừng phạt hình sự đối với hành vi xâm phạm quyền SHTT trên quy mô thương mại cũng là trọng tâm của Hiệp định này [131, tr. 209]. Mặc dù xuất phát từ mục đích giải quyết vấn đề hàng giả ở cấp độ toàn cầu nhưng ACTA đã vấp phải sự phản đối ngày càng tăng từ xã hội dân sự, các nước đang phát triển, giới học giả về việc thiết

lập một tiền lệ nguy hiểm bằng cách tránh né các đấu trường quốc tế rộng lớn hơn (chẳng hạn như các tổ chức có trụ sở tại Liên hợp quốc) nhằm cung cấp các chính sách minh bạch hơn và dựa trên sự đồng thuận ủng hộ một quá trình đàm phán khép kín, không minh bạch, cố ý loại trừ các nước đang phát triển; đồng thời lại dành ưu đãi cho các quốc gia phát triển với chi phí phát triển các quốc gia đang phát triển. Kết quả là hầu hết các bên ký kết khác đã không phê chuẩn ACTA. [131, tr. 211]

Trong số các FTA mà Việt Nam đã đàm phán, ký kết, có thể nói, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là FTA quy định một cách toàn diện và rõ ràng nhất việc bảo vệ quyền SHTT bằng biện pháp hình sự ở góc độ pháp lý quốc tế. Thủ tục hình sự và hình phạt đối với hành vi xâm phạm SHTT được quy định tại Điều 18.77 và 18.78 CPTPP với nội dung cơ bản:

Thứ nhất, quy định các thủ tục và hình phạt hình sự để áp dụng ít nhất trong các trường hợp:

- Cố ý làm giả nhãn hiệu hoặc sao lậu quyền tác giả và quyền liên quan ở quy mô thương mại (khoản 1 Điều 18.77);

- Cố ý nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hoá giả mạo nhãn hiệu hoặc hàng sao

lậu quyền tác giả ở quy mô thương mại là các hành vi trái pháp luật phải bị xử lý hình sự (khoản 2 Điều 18.77 và chú thích số 128 Chương 18);

- Cố ý nhập khẩu và sử dụng trong nội địa, trong hoạt động thương mại và ở quy mô thương mại, nhãn mác hoặc bao gói: trên đó có một nhãn hiệu được gắn mà không được phép, trùng hoặc không thể phân biệt được với nhãn hiệu đã đăng ký trong lãnh thổ của quốc gia đó; và được nhằm để sử dụng trong thương mại trên hàng hóa hoặc liên quan đến dịch vụ mà trùng với hàng hóa, dịch vụ của nhãn hiệu đã đăng ký (khoản 3 Điều 18.77 và chú thích số 129, 130 Chương 18);

- “Sao chép” trái phép các tác phẩm điện ảnh từ buổi chiếu phim trong rạp, mà gây ra thiệt hại đáng kể cho chủ thể quyền đối với tác phẩm đó trên thị trường (khoản 4 Điều 18.77);

- Cố ý xâm phạm bí mật thương mại trái thẩm quyền dưới một trong các dạng: truy cập vào một bí mật thương mại trong hệ thống máy tính; chiếm đoạt hoặc tiết lộ gian lận một bí mật thương mại(khoản 2, khoản 3 Điều 18.78).

Thứ hai, hướng xử lý đối với hành vi xâm phạm SHTT đòi hỏi các hình phạt (bao gồm cả phạt tù cũng như phạt tiền) phải đủ mạnh mẽ để ngăn chặn các hành vi xâm phạm và tương xứng với mức hình phạt quy định cho các tội phạm có mức độ nghiêm trọng tương tự (khoản 6 Điều 18.77).

Thứ ba, về thủ tục tố tụng hình sự,các cơ quan có thẩm quyền của mình có thể chủ động thực hiện hành động pháp lý mà không cần có khởi kiện chính thức từ người thứ ba hay chủ thể quyền (khoản 6 Điều 18.77 và chú thích số 135 Chương 18).

Đối chiếu với quy định của BLHS Việt Nam hiện hành về các tội xâm phạm SHTT cho thấy rằng, pháp luật hình sự Việt Nam đã đáp ứng không ít các yêu cầu của CPTPP liên quan đến khía cạnh hình sự của vi phạm quyền SHTT mà Việt Nam đã tham gia, ký kết, tuy nhiên, mức độ tương thích chưa thực sự toàn diện và đầy đủ, biểu hiện cụ thể:

- Một số dấu hiệu pháp lý định tội còn có cách hiểu chưa tương thích, chẳng hạn BLHS năm 2015 quy định dấu hiệu “quy mô thương mại” trong các tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan, tội xâm phạm quyền SHCN là dấu hiệu độc lập với các dấu hiệu có thể định lượng như “đã thu lợi nhuận”, “gây thiệt hại cho chủ thể quyền”, “giá trị hàng hóa xâm phạm”. Trong khi đó, cách giải thích thuật ngữ “quy mô thương mại” trong CPTPP cho thấy, dấu hiệu “nhằm thu lợi tài chính” (bao gồm cả trường hợp đã hiện thực hóa được mục đích này trên thực tế thành việc đã thu lợi bất chính) hoặc “gây thiệt hại cho chủ thể quyền trên thị trường” nằm trong thuật ngữ “quy mô thương mại” chứ không phải dấu hiệu độc lập với “quy mô thương mại” như cách quy định của BLHS Việt Nam năm 2015 (xem khoản 1 Điều 18.77 và chú thích số 126 và 127 Chương 18 CPTPP).

- Một số hành vi chưa được quy định là tội phạm trong BLHS Việt Nam như: hành vi cố ý xâm phạm bí mật thương mại (khoản 2 Điều 18.78 CPTPP); cố ý nhập khẩu và sử dụng trong nội địa, trong hoạt động thương mại và ở quy mô thương mại nhãn mác hoặc bao gói có yếu tố xâm phạm quyền SHCN (xem khoản 3 Điều 18.77 CPTPP). Ngược lại, có những hành vi BLHS Việt Nam quy định là tội phạm

nhưng CPTPP thì không, chẳng hạn: BLHS Việt Nam có quy định cả những xâm phạm đến chỉ dẫn địa lý có thể bị coi là tội phạm (Điều 226 BLHS).

BLHS Việt Nam chỉ dừng lại ở quy định tội phạm và xử lý hình sự đối với hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý. Nói cách khác, hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu hay chỉ dẫn địa lý phải gắn trên hàng hóa vi phạm cụ thể. Đối với nhãn mác hoặc bao gói được nhập khẩu, trên đó, có nhãn hiệu trùng với một nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam nhưng chưa gắn với hàng hóa, dịch vụ cụ thể (bao gồm cả trường hợp mục đích của việc nhập khẩu là để sử dụng nhãn mác, bao gói này trên hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ của nhãn hiệu đã đăng ký trong hoạt động thương mại) thì không bị truy cứu TNHS về tội xâm phạm quyền SHCN.

Có thể nhận xét rằng, những yêu cầu trên đây của CPTPP cho thấy biểu hiện rõ nhất xu hướng thỏa thuận ngày càng sâu rộng và toàn diện hơn trong các FTA liên quan đến bảo vệ quyền SHTT dưới góc độ hình sự. Điều này không đồng nghĩa với việc các bên phải mở rộng nhất (có thể) giới hạn xử lý hình sự những hành vi xâm phạm quyền SHTT. Không khó để thấy, bên cạnh những yêu cầu chung, CPTPP cũng thường có những khuyến nghị cho các bên về việc có thể tuân thủ các nghĩa vụ được yêu cầu bằng những giới hạn cụ thể. Giới hạn này có thể liên quan đến một số đối tượng của quyền SHTT (mà không phải tất cả) hoặc các dạng hành vi xâm phạm, hâu quả thiệt hại, mục đích của hành vi… Lý giải cho điều này xuất phát từ mục đích hình thành của phần lớn các FTA trước hết là hạn chế các rào cản thương mại, phát triển kinh tế cho các quốc gia cũng như khu vực, toàn cầu. Việc bảo vệ quyền SHTT dù bằng biện pháp, thủ tục và chế tài nào cũng cần phải cân bằng với mục đích trên, hạn chế tạo ra thách thức lớn đối với thương mại hợp pháp.

3.2.2. Quy định của pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ

3.2.2.1. Pháp luật Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là quốc gia có nền kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển mạnh mẽ. Để luôn giữ vững được vị thế của một cường quốc, Hoa

Kỳ cũng xây dựng một hệ thống pháp luật đồ sộ và nhạy bén. Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ có nhiều cấp. Nguyên nhân một phần là do có sự phân chia giữa luật liên bang và bang. Sự rõ ràng và tập trung củapháp luật Hoa Kỳ thể hiện trong sự hệ thống hóa tất cả các luật liên bang theo Bộ Tổng luật Liên bang (USC) với 50 Luật, đánh số từ 1 đến 50. Trong Bộ Tổng Luật này, các vấn đề liên quan đến SHTT nói chung nằm trong các Luật: Chương 57 Luật số 7 về nông nghiệp bảo hộ giống cây trồng; Chương 22 Luật số 15 về Thương mại và Mậu dịch bảo hộ nhãn hiệu; Luật số 17 về Bản quyền; Luật số 35 về Sáng chế. Nhóm tội xâm phạm SHTT nằm trong các văn bản nêu trên, đồng thời cũng được quy định trong Luật số 18 về Tội phạm và Thủ tục hình sự, cụ thể:

*Thứ nhất, tội phạm về bản quyền theo pháp luật Hoa Kỳ được quy định bao gồm:

- Hành vi cố ý vi phạm bản quyền theo Điều 506 (a) Luật số 17 USC30. Các hình phạt đối với tội này được quy định tại Điều 2319 Luật số 18 USC. Ngoài ra, các hành vi phạm tội trong lĩnh vực bản quyền còn được liệt kê tại Luật số 18 USC như sửa chữa và buôn bán trái phép các bản ghi âm và video âm nhạc của các buổi biểu diễn nhạc sống (Điều 2319A); ghi hình trái phép hình ảnh chuyển động trong cơ sở triển lãm hình ảnh chuyển động (Điều 2319B).

Ngoài ra, để nâng cao tính toàn vẹn của hệ thống bảo vệ bản quyền, pháp luật hình sự Hoa Kỳ còn cấm buôn bán các nhãn giả được thiết kế để dán vào bản ghi âm, bản sao của chương trình máy tính, hình ảnh chuyển động hoặc tác phẩm nghe nhìn (xem Điều 2318 Luật số 18 USC quy định về Tội buôn bán nhãn giả, nhãn bất hợp pháp hoặc tài liệu hoặc bao bì giả).31

30 Theo đó, một hành vi bị coi là tội phạm nếu được thực hiện vì mục đích lợi ích thương mại hoặc thu lợi tài chính tư nhân:

+ bằng cách sao chép hoặc phân phối, kể cả bằng phương tiện điện tử, trong khoảng thời gian 180 ngày bất kỳ, của 1 hoặc nhiều bản sao hoặc bản ghi âm của 1 hoặc nhiều tác phẩm có bản quyền, có tổng giá trị bán lẻ hơn 1.000$; hoặc

+ bằng cách phân phối một tác phẩm đang được chuẩn bị để phân phối thương mại, bằng cách cung cấp nó trên một mạng máy tính mà công chúng có thể truy cập được, nếu người đó biết hoặc lẽ ra phải biết rằng tác phẩm đó là nhằm mục đích phân phối thương mại.

31 Điều 2318 Luật số 18 USC thực tế không chỉ quy định vi phạm bản quyền mà còn bao gồm cả những trường hợp không vi phạm bản quyền như buôn bán nhãn giả trên tác phẩm không có bản quyền. Do đó, có thể coi đây là một quy định có liên quan đến vi phạm bản quyền nhưng không phải toàn bộ trường hợp phạm tội này đều là vi phạm bản quyền [119]

- Các hành vi bị coi là tội phạm theo quy định của Đạo luật bản quyền thiên niên kỷ (DMCA) được ban hành năm 1998. DMCA ra đời trong bối cảnh phương tiện truyền thông kỹ thuật số và Internet phát triển tại Hoa Kỳ như một phương tiện để phân phối, sao chép quy mô lớn các loại tài liệu có bản quyền một cách dễ dàng. Nội dung của DMCA đã sửa đổi Luật bản quyền của Hoa Kỳ nhằm giải quyết các phần quan trọng của mối quan hệ giữa bản quyền và internet, ngăn chặn vi phạm bản quyền quy mô lớn. Theo Điều 1204 Luật số 17 USC, những hành vi vi phạm tại các điều luật sau có thể bị xử lý bằng các hình phạt tiền hoặc phạt tù hoặc cả hai:

+ Điều 1201 Luật số 17 USC (vi phạm hệ thống bảo vệ bản quyền)32; hoặc + Điều 1202 Luật số 17 USC (cung cấp hoặc phân phối thông tin quản lý bản quyền sai với mục đích xúi giục hoặc che giấu hành vi bất hợp pháp).

Nhìn chung, các tội phạm về bản quyền được quy định với đặc trưng về các

Một phần của tài liệu Các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ theo pháp luật hình sự Việt Nam (Trang 101 - 197)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)