MÔ HÌNH SWOT ĐỐI VỚI TUẤN STRENGTHS ( Điểm mạnh )

Một phần của tài liệu Sử dụng lý thuyết chương 6 giao tiếp nhân sự để giải quyết tình huống sau (Trang 25 - 31)

STRENGTHS ( Điểm mạnh )

Tuấn là người năng động, có chuyên môn tốt, sắc sảo, đảm bảo tốt về hiệu quả công việc của mình. Mục đích của đề án chính phủ về công tác đào tạo chương trình liên kết nước ngoài này nhằm vào những cán bộ nguồn, cán bộ trẻ tài năng, để đáp ứng được công tác

22

đào tạo này những cán bộ, lãnh đạo cần phải có tính năng động, tính cách chính cần có của những nhà lãnh đạo là sự năng động, năng động bao gồm chủ động, tích cực, dám nghĩ, dám làm, luôn có hành động tích cực, làm việc một cách nhiệt huyết, luôn cố gắng làm mọi việc hết sức để tác động đến những sự việc xung quanh nhằm thực hiện tốt công việc đã định. Đề án 135 của chính phủ dành cho những người có phẩm chất lãnh đạo tốt nhưng còn thiếu sót về mặt kinh nghiệm, về tính cách năng động của Tuấn hoàn toàn có thể ảnh hưởng tích cực đối với môi trường xung quanh, và đó chính là tính cách mà những nhà lãnh đạo cần có, những nhà tuyển dụng cần tìm.

Chuyên môn tốt cũng là một điểm cộng lớn vào ưu điểm của Tuấn, vững chắc về chuyên môn cũng là một sự dễ dàng hơn khi tham gia khóa đào tạo cán bộ quản lý liên kết nước ngoài của Chính Phủ, những quản lý, lãnh đạo sau phẩm chất thì điều quan trọng thứ 2 chính là vững về mặt chuyên môn. Một người quản lý cần vững chuyên môn để bao quát tất cả các công việc trong nhóm hoặc trong một tổ chức, đồng thời có thể đào tạo, hướng dẫn những cá nhân mới hoặc yếu về công việc để cả nhóm cùng phát triển, đây cũng là một điểm cộng lớn để được đi học bồi dưỡng cán bộ, quản lý khi thứ còn thiếu sót đối với Tuấn chỉ còn là vấn đề kinh nghiệm, vậy khóa học này rất phù hợp để dành cho Tuấn Ưu điểm thứ 3 của Tuấn là sự đảm bảo về chất lượng, hiệu quả công việc qua việc được lãnh đạo đánh giá cao. Điều này chứng tỏ Tuấn là một cá nhân vừa xuất sắc trong công việc vừa có tầm ảnh hưởng đến tổ chức, chính vì vậy việc để Tuấn đi học khóa đào tạo để bồi dưỡng kinh nghiệm ra chủ trương đúng đắn mà doanh nghiệp nên đề bạt với chính phủ. Tính cách sắc sảo của Tuấn cũng là một điểm cộng lớn phù hợp với đề án bồi dưỡng cán bộ quản lý trẻ của chính phủ. Với sự thông minh, sắc sảo của Tuấn thì việc học bồi dưỡng cán bộ, quản lý sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn, sự sắc sảo sẽ giúp Tuấn có được quan sát nhạy bén, ghi nhớ tiếp thu nhanh về những kinh nghiệm chuyên môn lẫn kinh nghiệm quản lý trong kỳ đào tạo cán bộ quản lý này. Và việc để một người có đầu óc sắc sảo đi học kinh nghiệm sẽ hiệu quả, mượt mà hơn về việc vận dụng những kinh nghiệm đã được học hỏi. Đây chính là điểm quan trọng mà doanh nghiệp cần cân nhắc để Tuấn có thể đi học đào tạo cán bộ, quản lý.

WEAKNESSES ( Điểm yếu )

23

Tuấn là một người có tính tính nóng nảy, Kinh nghiệm không bằng Bích

Tính tình nóng nảy thường có nhiều mặt hại hơn có lợi, điền hình có thể kể đến như: những người nóng nảy thường sẽ hấp tấp, vội vàng, dễ mất bình tĩnh, dễ bị kích động, hay phản ứng mạnh và khó kiềm chế được bản thân, thiếu sự kiên trì nhẫn nại, tâm tình hay thay đổi đột ngột, khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn thường không tự chủ được bản thân. Đặc biệt hơn với tính cách nóng nảy thường hay bộc phát ra bên ngoài sẽ không có mối quan hệ tốt với mọi người, khi nóng giận chính là lúc suy nghĩ không được thấu đáo mà tâm trí chỉ còn khó chịu và bực bội, điều này làm xao nhãng sự tập trung trong công việc, làm sai và dẫn đến thiếu trách nhiệm trong công việc. Nhưng với việc được đánh giá cao về hiệu quả công việc như đã nêu ở trên, chứng tỏ Tuấn là người đã biết cân bằng cảm xúc với công việc được giao, chính vì thế vấn đề cảm xúc của Tuấn không phải là vấn đề gì quá lớn đối với việc được đề cử đi bồi dưỡng, Tuấn cần phải cải thiện những vấn đề về cảm xúc để hạn chế tính nóng nảy, có thể đi tìm các niềm vui khác trong công việc, cần phải hỏi rõ để không bất đồng quan điểm dẫn đến việc nóng nảy, cần nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ, ngoài ra Tuấn cần phải hạ cái tôi của mình xuống để dễ hòa nhập với mọi người. Theo nghiên cứu đăng tại European Jounar of Social Psychology, Phillippa Lally (Nhà nghiên cứu tâm lý tại Đại học College London) và nhóm nghiên cứu của mình đã nghiên cứu một đề tài về thói quen, nội dung là: Thay đổi thói quen mất bao lâu. Và kết quả trung bình mỗi người sẽ mất hơn 2 tháng để hình thành nên một thói quen mới, cụ thể là 66 ngày. Trong nghiên cứu của Lally, mọi người phải mất từ 18 đến 254 ngày để tạo dựng và hình thành một thói quen mới. Trùng hợp là thời gian để đào tạo chương trình cán bộ quản lý của đề án chính phủ thường nằm trong thời gian khoảng 2 đến 3 tháng. Điều này rất có lợi nếu vừa để Tuấn đi học bồi dưỡng cán bộ, quản lý, vừa để Tuấn thay đổi thói quen để bớt nóng nảy trong các mối quan hệ xung quanh là chiến lược phát triển nhân sự lâu dài đối với doanh nghiệp, về lâu dài doanh nghiệp sẽ có một đội ngũ nhân sự tốt nhất nhờ tầm ảnh hưởng của Tuấn.

Về kinh nghiệm của Tuấn, điều này vô tình là điều cần thiết để các nhà quản trị doanh nghiệp cân nhắc và cử Tuấn đi học bồi dưỡng đào tạo. Tuấn cần phải học hỏi kinh nghiệm không chỉ trong môi trường Doanh nghiệp nội địa mà cần học kinh nghiệm từ các doanh nghiệp nước ngoài để củng cố và phát triển tổ chức, doanh nghiệp của mình.

24

OPPORTUNITIES ( Cơ hội )

Tuấn 34 tuổi, có 1 con gái, được lãnh đạo đánh giá cao trong hiệu quả công việc. Về độ tuổi của Tuấn, trẻ tuổi hơn Bích. như đã nói ở trên mục đích của đề án chính phủ là bồi dưỡng đào tạo các cán bộ quản lý trẻ, tài năng. chính vì vậy sự trẻ tuổi nên phải đặt lên hàng đầu. Tuấn là một người trẻ tuổi, lại được lãnh đạo đánh giá cao trong công việc, chứng tỏ Tuấn là một người tài năng, đó là điều kiện tiên quyết để cân nhắc cho Tuấn đi học đào tạo cán bộ quản lý. Theo Điều 6 khoản 1,2 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức quy định tối thiểu 03 năm Có thời gian công tác từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự) và 02 năm liên tục liền kề trước thời điểm được cử đi đào tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ, không quá 40 tuổi kể từ thời điểm được đào tạo sau đại học lần đầu. Đây chính là điểm thích hợp để chọn Tuấn thay vì Bích, thứ nhất là độ tuổi của Tuấn là độ tuổi nằm giữa điều kiện của điều khoản, còn độ tuổi của Bích đã gần đến hạn với độ tuổi mà nghị định quy định, giả sử như trong 2 năm tới doanh nghiệp thực hiện đào tạo một lần nữa thì Bích sẽ không còn đủ điều kiện để thực hiện bồi dưỡng, và Tuấn là người sẽ có thể vận dụng những kinh nghiệm trước để vận dụng học tập cho lần đào tạo này. Thứ 2 là về kinh nghiệm, theo khoản 1 chúng ta có thể thấy điều kiện tối thiểu để thực hiện đào tạo là trên 5 năm kinh nghiệm, 5 năm không phải là thời gian quá nhiều để tích lũy kinh nghiệm, chính vì vậy việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ này của chính phủ rất phù hợp với người có kinh nghiệm vừa đủ như Tuấn.

Cơ hội về giới tính: Tuấn là đàn ông, theo như ở trên phân tích, đàn ông thường có phản xạ nhanh hơn nữ giới, hơn nữa đối với người sắc sảo như Tuấn thì sự phản xạ trong công việc lại càng nhạy bén, hơn nữa nam giới cũng có thể chịu được áp lực công việc cao hơn nữ giới, đề án chính phủ về việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý theo hình thức liên kết với nước ngoài là một đề án quan trọng trong việc đào tạo đội ngũ quản lý của doanh nghiệp, chính vì vậy áp lực đặt lên vai những cán bộ trẻ rất lớn, và việc chọn Tuấn có lẽ sẽ phù hợp hơn đối với doanh nghiệp. Hơn thế nữa, Theo Bộ Luật lao động năm 2019, kể từ năm 2021, độ tuổi nghỉ hưu của nữ là 55 tuổi 8 tháng và của nam là 60 tuổi 6 tháng. Vậy Tuấn có thể cống hiến nhiều hơn Bích đến gần 8 năm tính từ khi Bích nghỉ hưu (Tuấn ít hơn Bích 3 tuổi). Đây là điều mà các doanh nghiệp cần lưu ý tới trong kế hoạch dài hạn của mình. Hơn nữa nếu xét trên khía cạnh xã hội, Tuấn có thể an tâm hơn khi đi công tác xa nhà bởi vì Tuấn là đàn ông nên sẽ ít lo chuyện gia đình, chăm con cái vì Tuấn còn có vợ Tuấn, khác với Bích, khi làm mẹ và có hai đứa con sẽ là một rào cản lớn đối

25

với việc đi công tác, qua đó việc nội trợ sẽ trở nên khó khăn đối với các thành viên trong gia đình Bích

THREATS ( Thách thức )

Thách thức lớn nhất là Bích, tính tình hơi nóng nảy cũng là một thách thức về mối quan hệ trong công việc

Bích là đối thủ cạnh tranh của Tuấn xem ai là người được chọn đi học đề án này. Bích là người chăm chỉ. Tuy không sắc sảo như Tuấn nhưng Bích là một người chăm chỉ, chắc về chuyên môn, có mối quan hệ tốt với mọi người. Bích cũng thành thạo tiếng Anh và được đánh giá cao về kinh nghiệm công tác. Bích là người chăm chỉ, và nếu xét đề án này như một khóa học tập thì sự chăm chỉ sẽ là yếu tố quan trọng để xem xét cân nhắc Bích thay Tuấn. hơn nữa về mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh cũng là một áp lực vô hình về mặt lý tính đối với các quản trị của doanh nghiệp, thứ nhất là nếu chọn Tuấn thay Bích thì sẽ gặp phải những ý kiến trái chiều từ những người có quan hệ tốt với Bích, gây nên mất đoàn kết nội bộ, thứ hai khi mà chọn Bích đi bồi dưỡng thì sau khi bồi dưỡng xong Bích sẽ dễ dàng áp dụng kinh nghiệm chuyên môn vào công việc của mình hơn nhờ các mối quan hệ xung quanh. Đó là điều mà nhà quản trị doanh nghiệp nên cân nhắc chọn ai. Về mối quan hệ của Tuấn, như đã đề cập ở trên nếu các nhà quản trị doanh nghiệp chọn Tuấn thì sẽ có những ý kiến từ những người ghét và đố kị với Tuấn, và nội bộ của doanh nghiệp chắc chắn sẽ có lục đục, xét về lý thì chọn Tuấn là điều đúng đắn đối với sự phát triển nhưng xét về tình, có thể đó là một bước làm giảm sự phát triển của doanh nghiệp vì nếu các nhân sự không có sự đoàn kết lại với nhau, chắc chắn doanh nghiệp sẽ đi xuống một cách thảm hại.

6. KẾT LUẬN

Bích và Tuấn, mỗi người đều có một ưu điểm và nhược điểm riêng, cơ hội và thách thức cũng khác nhau, vậy nên nhà quản trị doanh nghiệp cần tìm ra những ưu điểm phù hợp và nhược điểm không bị hạn chế quá nhiều để tối ưu hóa cho doanh nghiệp. Bích

26

chăm chỉ, chắc về chuyên môn, đây là một ưu điểm tốt nhưng đôi khi cái ưu điểm đó cũng vô tình là một cái rào cản nếu đem so sánh với Tuấn. Tưởng tượng, nếu sự chăm chỉ, chắc về chuyên môn của Bích như một chiếc xe lu, rất chắc chắn nhưng mà đi chậm, nếu chăm chỉ thì kiểu gì cũng đến được đích. Và nếu ví như vậy thì sự sắc sảo, có tài năng của một người trẻ tuổi như Tuấn lại là một chiếc xe mô tô có tốc độ, nhưng thiếu sự an toàn. Việc của doanh nghiệp và nhà điều hành doanh nghiệp là làm thế nào để đảm bảo sự an toàn cho doanh nghiệp - Đóng vai người ngồi trên chiếc mô tô đó về đến đích được an toàn. Và tất nhiên, chiếc xe lu không thể đuổi kịp được chiếc xe máy dù người lái có giỏi như nào chăng nữa, mà chiếc xe mô tô chỉ cần một chút sự cẩn thận, chắc chắn sẽ về đích sớm hơn. Vì vậy, nhà quản trị doanh nghiệp nên cân nhắc chọn Tuấn thay vì Bích, vì chỉ cần đánh đổi một chút rủi ro không đáng có này mà đổi lấy được sự phát triển nhanh hơn, thì điều đó là hoàn toàn xứng đáng.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng: phái yếu có khả năng đa nhiệm nhiều công việc một lúc tốt hơn hẳn so với cánh mày râu, vì vậy ta có thể thấy phụ nữ có thể xử lý được nhiều công việc cùng một lúc. Nhưng cũng chính vì vậy mà phái nữ tự gây áp lực cho mình càng nhiều hơn. Qua nghiên cứu, các chuyên gia đã chỉ ra rằng nữ giới có tỉ lệ mắc bệnh trầm cảm cao hơn gấp 2 lần so với nam giới, cụ thể, nếu tính chung ở nam giới, tỷ lệ người mắc chứng trầm cảm ít nhất một lần trong đời là là 10% thì tỷ lệ này ở phụ nữ là 20%. Và một trong lý do phổ biến để dẫn tới trầm cảm chính là do yếu tố stress công việc. Do bản năng đa nhiệm của mình mà ôm đồm nhiều công việc cùng một lúc. Ngược lại, việc sắp xếp một cách logic hóa công việc là một cách sắp xếp đầy tính khoa học mà nam giới đem lại. Nếu như Tuấn là một người quản lý, Tuấn sẽ biết phân chia công việc một cách khoa học và mang tính logic cao cho mọi người trong nhóm. Ngược lại nếu là Bích, khả năng cô sẽ ôm nhiều việc là điều có thể xảy ra, và như vậy vừa làm chậm tiến độ của cả nhóm, vừa mang lại sự vất vả đối với cô, dẫn đến đội ngũ nhân sự sẽ ỷ lại nghiêm trọng về lâu dài.

Vấn đề giới trong công việc hiện nay cũng là vấn đề hết sức nan giải, khi mà ở trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, vẫn còn tồn tại nhiều quy chuẩn chưa thực sự công bằng. Đặt vào tình huống này, Bích là người phụ nữ, có chồng, 37 tuổi và có hai đứa con, với quy chuẩn từ xưa đến nay: “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” thì việc phụ nữ bắt buộc phải làm những công việc gia đình dường như là tất yếu. Thống kê trong vòng 3 năm từ 2017 đến 2019 tỷ lệ lao động gia đình của giới tính nữ có giảm qua từng năm nhưng không đáng kể nhiều, từ 21.2% xuống 19,4%. Trong khi đó tỷ lệ lao động nữ

27

gấp hơn hai lần so với tỷ lệ lao động nam trong công việc lao động gia đình. Chưa tính đến các trường hợp đi làm những công việc khác rồi về vẫn phải làm công việc lao động gia đình. Khác với Tuấn, khi nóng nảy chỉ là vấn đề trong cá nhân Tuấn, thì Bích, việc làm phái yếu không chỉ ảnh hưởng đến bản thân cá nhân Bích mà còn ảnh hưởng đến gia đình, hạnh phúc gia đình của Bích. Là một tổ chức, doanh nghiệp cần nên biết đến vấn đề riêng của từng cá nhân, sau đó đưa ra quyết định làm sao mà vẫn có lợi cho doanh nghiệp, mà ít ảnh hưởng đến đời sống cá nhân của mỗi nhân sự trong tổ chức. Chính vì vậy, việc giải quyết vấn đề của Tuấn, doanh nghiệp cần lồng ghép sự hà khắc vào trong quá trình rèn luyện để kiềm chế cái tôi của Tuấn, thì vấn đề của Bích là vấn đề rất khó, gần như không

Một phần của tài liệu Sử dụng lý thuyết chương 6 giao tiếp nhân sự để giải quyết tình huống sau (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w