Ví dụ minh họa về doanh nghiệp

Một phần của tài liệu bÀI tập NHÓM THƯƠNG mại điện tử căn bản IOTS, BIG DATA ỨNG DỤNG TRONG KINH DOANH THƯƠNG mại (Trang 31 - 43)

II. Ứng dụng trong kinh doanh thương mại

1. IoTs

1.5 Ví dụ minh họa về doanh nghiệp

1.5.1. Amazon: Cách tiếp cận của Amazon đối với quản lý trung gian

Amazon sở hữu một hệ thống giao hàng hiện đại. Toàn bộ hệ thống này, từ đầu đến cuối, được gắn với nhau bởi các giải pháp tích hợp của Amazon. Amazon dựa vào hệ thống tích hợp Internet vạn vật (IoT) để quản lý tất cả các bên trung gian trong chuỗi cung ứng của mình. Họ dựa vào hệ thống dự báo bán sản phẩm và quản lý hàng tồn kho để đáp ứng các đơn đặt hàng một cách nhanh chóng và có độ chính xác cao đồng thời tối ưu hóa việc vận chuyển cho khách hàng. Chuỗi cung ứng của nó là nội bộ rộng rãi, cho phép Amazon duy trì sự kiểm soát hoàn toàn đồng thời tạo ra lợi thế cạnh tranh dựa trên hoạt động.

31

Khi khách hàng đặt hàng trên Amazon.com, trang web sẽ tích hợp với công cụ tìm nguồn cung ứng đơn hàng trong thời gian thực để xác định xem họ sẽ giao đơn hàng từ kho nào. Thủ tục này nhằm giảm thiểu chi phí vận chuyển liên quan đến đơn hàng đó.

Theo dõi vị trí

IoT trong hậu cần là một công nghệ hướng dữ liệu cho phép trích xuất dữ liệu từ mọi thực thể thuộc một mạng. Trong chuỗi cung ứng của Amazon, công nghệ này cung cấp sự sẵn có của một bộ dữ liệu thời gian thực phong phú hơn về khả năng phân tích và cải thiện khả năng ra quyết định chiến lược. Amazon có khả năng theo dõi địa điểm tốt hơn và nâng cao khả năng hiển thị tổng thể của chuỗi cung ứng bằng cách theo dõi vị trí của lô hàng, do đó, có hiểu biết sâu sắc hơn về từng mắt xích trong chuỗi cung ứng. Nó giúp đảm bảo chất lượng hàng hóa từ đơn vị sản xuất đến khi đến nơi. Nó cũng hữu ích trong việc lựa chọn con đường thay thế tốt nhất trong trường hợp có thể bị gián đoạn.

Cảm biến môi trường

IoT cải thiện trí thông minh của chuỗi cung ứng với khả năng nắm bắt các lô hàng trong khi chúng đang trên đường. Nó giúp theo dõi nhiệt độ trong suốt quá trình vận chuyển và duy trì chất lượng thực phẩm dễ hỏng. Hệ thống thậm chí còn thông báo cho nhân viên tương ứng rằng có sự cố.

Quản lý đội tàu

Với hệ thống hỗ trợ IoT, Amazon có thể theo dõi vị trí của xe của họ cũng như nhân viên được chỉ định cho xe tại bất kỳ thời điểm nào. Nó cung cấp cho công ty một cái nhìn minh bạch hơn về cách các nguồn lực được sử dụng và cung cấp thông tin chi tiết về cách cải thiện hơn nữa việc phân bổ nguồn lực. Nó có thể giúp tự động hóa việc bảo trì và sửa chữa xe, cùng với việc giúp đảm bảo tuân thủ an toàn với khả năng theo dõi sức khỏe của người lái xe. Với tất cả thông tin này về phương tiện, tài xế và giao thông, Amazon có thể tiếp tục cải thiện đội xe và quản lý chi phí nhiên liệu.

Vận chuyển thân thiện với môi trường

Các thiết bị và hệ thống IoT cho phép Amazon phân tích, giám sát và thậm chí quản lý lượng khí thải carbon ở mọi cấp độ, cho phép công ty xác định quy trình gây ra lượng khí thải carbon

32

cao hơn và sau đó thực hiện các biện pháp cụ thể để làm cho nó hiệu quả hơn. Dữ liệu được thu thập thông qua các cảm biến IoT giúp các hoạt động có thể tối ưu hóa tải trọng của nó và chọn phương thức vận chuyển hiệu quả nhất cho bất kỳ chuyến hàng nào.

Cân bằng cung cầu

Công nghệ IoT cũng có thể cung cấp thông tin chi tiết giúp cải thiện khả năng dự báo nhu cầu bằng cách sử dụng dữ liệu được thu thập thông qua IoT để cho phép hiểu rõ hơn về hành vi của khách hàng, cách sử dụng sản phẩm, nhu cầu và nhu cầu. Nó có thể cung cấp nhiều hơn dữ liệu Điểm bán hàng đơn giản, chẳng hạn như dữ liệu có thể theo dõi lại các hành động thúc đẩy người tiêu dùng đến thời điểm đó. Nó giúp các hoạt động dễ dàng hơn trong việc giải mã quan điểm của người tiêu dùng không chỉ về thời điểm mua hàng mà còn là lý do tại sao nó được thực hiện.

1.5.2 Ví dụ về Công ty Công nghệ BNC

Công ty Cổ phần Công nghệ BNC Việt Nam (BNC Group) với sứ mệnh đồng hành cùng doanh nghiệp trong vấn đề quản lý kinh doanh và nhân sự, thấu hiểu sâu sắc những vướng mắc mà doanh nghiệp đang gặp phải, đã nhanh chóng đưa ra bộ giải pháp toàn diện. Chính vì vậy đã đưa ra giải pháp cung cấp một hệ sinh thái Marketing, thương mại điện tử toàn diện hỗ trợ cho các doanh nghiệp với chi phí thấp & hiêu quả cao - BOTA, cung cấp đầy đủ những công cụ quản lý hiệu quả, giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong quá trình phát triển. Hệ thống cũng có khả năng tương thích trên mọi thiết bị, công việc có thể được xử lý tại bất kỳ thời gian nào và bất kỳ đâu.

BOTA được tạo nên dựa trên ứng dụng công nghệ IoTs.

BOTA là sự kết hợp tổng thể những công cụ hữu hiệu có thể hỗ trợ doanh nghiệp vận hành trơn tru bộ máy quản lý và thực hiện bán hàng đa kênh hiệu quả nhất với mọi loại hình và quy mô doanh nghiệp.

BOTA định hướng xây dựng và phát triển để trở thành công ty hàng đầu Việt Nam, chuyên về cung cấp giải pháp bán hàng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Giải pháp này hướng đến sự gia tăng giá trị trong thời đại thương mại điện tử bùng nổ.

Mang đến cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam một phương thức bán hàng thương mại hoàn toàn mới mẻ cực kỳ vững chắc dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại. Nỗ lực đưa Việt Nam đánh dấu cột mốc trên bản độ thương mại điện tử và công nghệ thông tin thế giới.

33

Với hơn 35.000 doanh nghiệp và các chủ shop đã tin tưởng sử dụng giải pháp quản lý & bán hàng đa kênh BOTA để giúp cho việc kinh doanh trở lên dễ dàng hơn. Bạn có thể quản lý bán hàng đa kênh với mọi loại hình kinh doanh, bán hàng dễ dàng hơn, quản lý tập trung, kết nối xuyên suốt các kênh bán hàng.

– Quản lý tồn kho, tài chính, khách hàng – Kết nối các hãng vận chuyển

– Kết nối các sàn TMĐT Shopee, Lazada, Sendo, Zalo page…

– Quản lý, kết nối bán hàng trên Facebook, đồng bộ Shop trên Facebook – Báo cáo số liệu minh bạch, chính xác

– Tích hợp hầu hết các thiết bị phần cứng, máy in, mã vạch… – Thiết kế website chuẩn SEO

Lợi ích đem lại:

Tăng doanh thu nhờ tăng trải nghiệm khách hàng

- Nhận diện khách hàng ở bất kỳ các kênh với một lần nhập thông tin duy nhất

- Tối ưu vận chuyển hàng hóa qua kênh bán hàng tại cửa hàng offline

- Chăm sóc Khách hàng tập trung

- Đồng bộ thông tin kho hàng Realtime

34

- Đồng bộ tích điểm trên tất cả kênh bán hàng

Giảm chi phí vận hành vì quản lý tập trung, theo dõi tổng thể - Quản lý đa kênh trên một nền tảng duy nhất

- Tối ưu chi phí vận chuyển, kho bãi nhờ đồng bộ thông tin đơn hàng online với kênh cửa hàng

- Hạn chế tối đa sai lệch thông tin sản phẩm nhờ hệ thống mã vạch, imei đồng bộ đa kênh - Báo cáo thu chi, lỗ lãi trên tất cả các kênh một cách tổng quan

Sử dụng dễ dàng nhờ đơn giản hóa mọi thứ

- Đăng nhập, đăng ký chỉ bằng 1 click chuột

- Quản lý chuỗi cửa hàng tại 1 nơi duy nhất

- Lưu thông tin mua hàng của khách hàng ngay khi thực hiện hành vi mua hàng đầu tiên

- Chỉnh sửa giao diện người dùng trực quan ngay bên ngoài giao diện

- Hệ thống hướng dẫn đào tạo người dùng thông minh chi tiết

2. Big Data

2.1 Đặc điểm ứng dụng của Big Data trong kinh doanh thương mại điện tử

2.1.1 Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

Big data sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra nhiều trải nghiệm cá nhân tốt hơn cho người dùng, chăm sóc khách hàng cũng như đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhanh chóng hơn bao giờ hết. Cụ thể hơn chính là ứng của trí tuệ nhân tạo – chatbots.

Tuy nhiên, những người làm marketing cũng không phụ thuộc hoàn toàn vào chatbots mà thay vào đó, họ kỳ vọng ở việc thu thập và tổng hợp dữ liệu khách hàng để có thể tạo ra những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Cá nhân hóa tương tác với khách hàng luôn là vấn đề mấu chốt để có thể mang lại sự hài lòng nhất cho họ, tuy nhiên đa số doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong việc này, lý do chính là do họ không thực sự hiểu khách hàng. May mắn là nhờ có Big data, điều này đang trở nên dễ dàng hơn cho doanh nghiệp.

2.1.2 Thúc đẩy bán hàng

35

Với sự hỗ trợ từ Big data, doanh nghiệp sẽ có nhiều cách để thúc đẩy việc bán hàng. Với các doanh nghiệp thương mại điện tử nói riêng, Big data có thể giúp thu hút và lôi kéo khách hàng hiệu quả hơn.

Tối ưu giá cả: Bằng cách nắm bắt xu hướng tiêu dùng theo thời gian, doanh nghiệp có thể đưa ra mức giá phù hợp và chiến lược thu hút khách hàng hiệu quả nhất.

Nhu cầu: Phân tích dữ liệu có thể giúp doanh nghiệp dự đoán nhu cầu về sản phẩm và ngăn ngừa tình trạng thiếu hàng hoặc tồn hàng.

Dự đoán xu hướng: Theo sát các dữ liệu của thị trường sẽ mang lại nhiều cơ hội để xác định những sản phẩm nào đang được khách hàng ưa chuộng hoặc ngược lại.

Với những người làm marketing, những chi tiết dù là nhỏ nhất có được từ việc phân tích dữ liệu cũng có thể góp phần tạo ra lợi nhuận hoặc thua lỗ.

2.1.3 Phân tích thời điểm hoàn hảo

Thời điểm là một yếu tố cực kỳ quan trọng và cũng luôn là vấn đề đau đầu với mỗi người làm marketing. Mỗi doanh nghiệp lại có những tập khách hàng phong phú với nhiều đặc điểm khác nhau.

Hãy luôn nhớ rằng càng ngày các kênh mạng xã hội càng phổ biến với kho nội dung khổng lồ không ngừng được mở rộng. May mắn là việc phân tích từ Big data có thể giúp doanh nghiệp xác định được các nội dung hiệu quả cũng như thời điểm phù hợp đến đưa đến khách hàng.

Big data giúp phân tích và đưa ra thời điểm thích hợp nhất. Tổng hợp dữ liệu của người theo dõi cũng như khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận họ tốt nhất, không chỉ một mà hết lần này tới lần khác, qua các kênh như mạng xã hội hoặc email marketing… Cụ thể, nhờ các công cụ phân tích, bạn có thể xác định được việc đăng bài hoặc gửi email vào thời gian nào là thích hợp nhất để có tỷ lệ khách hàng tương tác cao nhất.

2.1.4 Tối đa tỷ lệ chuyển đổi

Việc phân tích các nội dung trên các trang của doanh nghiệp là cần thiết vì dựa vào đó, bạn có thể làm giảm tỷ lệ bỏ trang, cải thiện tỷ lệ click của khách hàng. Từ đó, việc gia tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng không còn quá xa vời với doanh nghiệp.

36

Tới 48% của Big data là về phân tích khách hàng, cũng có nghĩa việc hiểu và nắm được hành vikhách hàng là không thể bỏ qua nếu muốn khách hàng mua sản phẩm của bạn, không chỉ một mà còn rất nhiều lần.

Bạn càng sở hữu chi tiết dữ liệu về hành vi của người truy cập trang thì Big data càng trợ giúp bạn đắc lực hơn trong việc gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.

2.2 Ứng dụng Big Data trong doanh nghiệp

Big Data không giới hạn ở bất cứ lĩnh vực nào, nhưng ở hệ thống doanh nghiệp, công nghệ này có khả năng đem tới hiệu quả vượt trội. Bởi không một mô hình dữ liệu nào đáp ứng đúng tiêu chí 3V: Volume (khối lượng)-Velocity (nhanh chóng, tức thời)- Variety (đa dạng, không đồng nhất về cấu trúc) của Big Data như khối dữ liệu trong doanh nghiệp. Dưới đây là một số ngành tiêu biểu đã ứng dụng công nghệ Big Data.

Lĩnh vực sản xuất: Big Data cung cấp cái nhìn sâu sắc giúp các nhà sản xuất có thể thay đổi quy trình sản xuất với mục tiêu tăng chất lượng và sản lượng trong khi giảm thiểu chất thải. Ngày càng có nhiều nhà sản xuất phát triển văn hóa doanh nghiệp dựa trên phân tích dữ liệu. Sự thật chỉ ra rằng, ở những doanh nghiệp này, quyết định đưa ra chính xác hơn, và quá trình giải quyết vấn đề sẽ nhanh chóng và linh hoạt hơn.

Lĩnh vực phân phối: Xây dựng mối quan hệ khách hàng rất quan trọng đối với ngành bán lẻ – và cách tốt nhất để quản lý đó là quản lý dữ liệu lớn. Big Data là trọng tâm của giải pháp giúp các nhà bán lẻ tối ưu cách thức tiếp thị với từng đối tượng khách hàng, tìm ra phương pháp hiệu quả nhất để xử lý các giao dịch…

Tài chính ngân hàng: Thực ra, việc ứng dụng Big Data ở trong các tổ chức tài chính, đặc biệt

là ngân hàng không phải quá xa lạ. Nhưng với sự phát triển kinh tế số hiện nay, mỗi phút đều có hàng triệu thông tin, giao dịch được thực hiện, các ngân hàng phải đối mặt với việc tìm ra những cách thức mới và sáng tạo hơn để quản lý dữ liệu lớn ứng dụng AI, Machine Learning. Big Data sẽ giúp giảm thiểu rủi ro và gian lận trong khi duy trì vẫn tuân thủ các quy định chung.

Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe: Khi nói đến chăm sóc sức khỏe, mọi thứ cần phải được thực hiện

nhanh chóng, chính xác – và, trong một số trường hợp, phải đủ minh bạch để đáp ứng các quy định nghiêm ngặt của ngành. Khi dữ liệu lớn được quản lý hiệu quả, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể rút ngắn thời gian khám bệnh, và tăng tính chính xác của

37

những chẩn đoán thông qua việc khai thác những thông tin cần thiết qua nền tảng dữ liệu lớn. Các hoạt động khám chữa bệnh có thể được cải thiện vượt bậc khi ứng dụng Big Data trong lĩnh vực này có thể kể đến như: Hồ sơ bệnh án, phác đồ điều trị, thông tin kê đơn…

2.3 Ưu điểm, nhược điểm

2.3.1 Ưu điểm

a. Trong thương mại điện tử

Thương mại điện tử không chỉ tận hưởng những lợi ích của việc điều hành trực tuyến mà còn phải đối mặt với nhiều thách thức để đạt được các mục tiêu kinh doanh. Lý do là bởi các doanh nghiệp dù là nhỏ hay lớn, khi đã tham gia vào thị trường này đều cần đầu tư mạnh để cải tiến công nghê.–Big Data có thể tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiê p– bằng cách cung cấp thông tin chuyên sâu và các bản báo cáo phân tích xu hướng tiêu dùng.

Thương mại điện tử ứng dụng Big Data:

Có thể thu thập dữ liệu và yêu cầu của khách hàng ngay cả trước khi khách thực sự bắt đầu giao dịch.

Tạo ra một mô hình tiếp thị hiệu suất cao.

Nhà quản lý trang thương mại điện tử có thể xác định các sản phẩm được xem nhiều nhất và tối ưu thời gian hiển thị của các trang sản phẩm này.

Đánh giá hành vi của khách hàng và đề xuất các sản phẩm tương tự. Điều này làm tăng khả năng bán hàng, từ đó tạo ra doanh thu cao hơn.

Nếu bất kỳ sản phẩm nào được thêm vào giỏ hàng nhưng cuối cùng không được khách hàng mua, Big Data có thể tự động gửi code khuyến mại cho khách hàng cụ thể đó. Các ứng dụng Big Data còn có thể tạo một báo cáo tùy chỉnh theo các tiêu chí: độ tuổi,

giới tính, địa điểm của khách truy cập, v.v

Một phần của tài liệu bÀI tập NHÓM THƯƠNG mại điện tử căn bản IOTS, BIG DATA ỨNG DỤNG TRONG KINH DOANH THƯƠNG mại (Trang 31 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w