III.1. Định hướng chung quy hoạch đô thị 2021 – 2030
61
- Bản thân khu vực đô thị trung tâm: đẩy nhanh tiến trình đưa 3 huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh thành thành phố trực thuộc thành phố (giống thành phố Thủ Đức), nhằm giảm áp lực dân cư, hạ tầng kinh tế - xã hội lên khu vực nội đô lịch sử và nội đô mở rộng
- Đô thị Hà Nội nói chung: Sớm đưa 5 đô thị vệ tinh vào hoạt động đúng với các chức năng đã được quy hoạch. Ưu tiên xây dựng khu đô thị Hòa Lạc trên cơ sở quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt
III.2. Giải pháp chung cho quy hoạch đô thị 2021 – 2030
III.2.1. Tổ chức các chương trình hành động cho từng loại quy hoạch III.2.2. Huy động vốn đầu tư
- Ưu tiên bố trí vốn ngân sách hàng năm cho việc quy hoạch, thiết kế, chỉnh trang và bảo dưỡng.
- Ngoài nguồn vốn ngân sách cố định, cần xây dựng cơ chế chuyên biệt để tạo dựng và đa dạng hóa các nguồn quỹ và nguồn lực đầu tư phát triển.
III.2.3. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực
- Xây dựng bộ máy quản lý đồng bộ ở các cấp có đầy đủ năng lực, kiến thức và kỹ năng quản lý
- Tổ chức đào tạo và huấn luyện nhân lực ở các cấp quản lý từ cấp thành phố đến cơ sở nhằm nâng cao nhận thức,kiến thức và kỹ năng để xây dựng và quản lý
- Học tập và tiếp thu kinh nghiệm quốc tế trong công tác quy hoạch, xây dựng chính sách, chiến lược, hành động và quản lý
- Có chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực tại các địa phương.
- Nâng cao ý thức của người dân, đặc biệt trong công tác quy hoạch đất ở và quy hoạch khu cây xanh.
III.2.4. Giải pháp về khoa học, công nghệ, môi trường
- Bổ sung và áp dụng các công nghệ khoa học tiên tiến hiện đại và phù hợp với điều kiện thực tế của Hà Nội.
- Áp dụng triệt để vào thiết kế và quy hoạch các đường phố mới, dự án đô thị mới, dự án cải tạo.
62
- Cần xây dựng thành một chương trình hành động tổng thể, liên ngành: giao thông, môi trường, hạ tầng, thiết kế đô thị và cảnh quan
III.2.5. Giải pháp quản lý nhà nước theo ngành, lãnh thổ
- Phân cấp một cách cụ thể quản lý từ cấp vùng, thành phố, quận và phường. - Mỗi cấp quản lý phải có bộ máy quản lý có đủ trình độ kiến thức và kỹ năng quản lý.
- Tạo sự kết nối chặt chẽ giữa bộ máy quản lý theo ngành và lãnh thổ.
III.2.6. Giải pháp về cơ chế, chính sách
- Xây dựng chương trình tổng thể chính sách và hành động đa ngành hướng đến mục tiêu cải thiện chất lượng môitrường và hướng đến một nền kinh tế bền vững lâu dài.
- Xây dựng chính sách cụ thể để đa dạng hóa các nguồn quỹ.
- Xây dựng chính sách quản lý chặt chẽ đối với các dự án phát triển xây dựng. - Có sự minh bạch và mang tính giáo dục cao.
III.3. Giải pháp hoàn thiện từng khu chức năng trong quy hoạch đô thị 2021 – 2030
III.3.1. Đối với các khu công nghiệp kho tàng
- Nghiên cứu xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất cho doanh nghiệp thuê đất trong điều kiện ưu tiên phát triển công nghệ cao, công nghệ nguồn; đồng thời bổ sung cơ chế cho các doanh nghiệp công nghiệp thuê đất được hưởng ưu đãi về tiền thuê đất theo quy định của Luật đầu tư và phù hợp với thông lệ của
WTO
- Kiên quyết di dời các nhà máy, xí nghiệp gây ô nhiễm ra khỏi nội đô như HABECO, Dệt kim Đông Xuân,...Qũy đất có được sau khi di dời sẽ đưa vào sử dụng xây dựng các công trình hạ tầng xã hội, văn hóa,...
- Nghiên cứu chính sách ưu đãi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ từ giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, xử lý môi trường và dứt điểm cho từng cụm công nghiệp để khi các nhà máy đi vào hoạt động thì chấm dứt hoạt động xây dựng hạ tầng cả trong và ngoài hàng rào.
63
- Tổ chức tốt các dịch vụ về tài chính, hải quan, bưu chính viễn thông tại các cụm công nghiệp để hỗ trợ cho các doanh nghiệp công nghiệp đầu tư vào đây có nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
III.3.2. Đối với đất dân dụng đô thị
Tiếp tục thực hiện ổn định quy hoạch đã đề ra từ Quy hoạch chung đã được Thủ tướng phê duyệt.
III.3.3. Đối với khu vực trung tâm và hệ thống dịch vụ công cộng đô thị
Triển khai thực hiện đồ án quy hoạch các phân khu đô thị nội đô lịch sử H1-1A, H1-1B, H1-1C, H1-2, H1-3, H1-4 với một số chỉ tiêu chính như sau:
- Giảm quy mô dân số xuống 900.000 dân vào năm 2030, xuống 672.000 dân vào năm 2050
- Phân định một số khu vực đặc thù với các yêu cầu về xây dựng khác nhau. Ví dụ: khu phố cũ, nhà chỉ được phép xây từ 4-6 tầng (16-22m), các khu vực hạn chế phát triển còn lại được xây từ 5-7 tầng (20-25m)
- Về vấn đề bảo tồn: khu phố cổ bảo tồn hình thái kiến trúc các tuyến phố hiện có; bảo tồn trục trung tâm thương mại kết hợp với nhà ở truyền thống; cải tạo lõi bên trong các ô phố... tạo lập hình ảnh kiến trúc đô thị cổ đặc trưng. Khu vực hồ Gươm được bảo tồn hình ảnh đặc trưng với không gian mặt nước và cây xanh quanh hồ; bảo tồn, tôn tạo không gian kiến trúc cảnh quan các công trình có giá trị về lịch sử, văn hóa, cách mạng…
- Hình thành không gian ngầm, trong đó các khu vực đầu mối ga ngầm đường sắt đô thị được nghiên cứu theo mô hình phát triển đô thị gắn với các đầu mối giao thông công cộng (TOD). Hình thành các tuyến đường đi bộ ngầm kết nối với các công trình công cộng ngầm, ga ngầm với đầu mối TOD…
III.3.4. Về mạng lưới giao thông
- Nâng cấp, sửa chữa đường Vành đai 3 để giảm thiểu các tác động từ áp lực giao thông lớn trên tuyến đường này trong lúc chờ đợi đầu tư các tuyến vành đai vòng ngoài; Khép kín đường vành đai nội đô (vành đai 1,2)
- Sớm đưa hai dự án ĐSĐT tuyến số 2A và tuyến số 3 đoạn Nhổn - Ga Hà Nội đi vào hoạt động, nhằm xoa dịu những bức xúc trong xã hội, tăng niềm tin của cộng đồng
64
trong việc sử dụng 2 hệ thống này cũng như trong các dự án ĐSĐT tiếp nối trong tương lai
- Triển khai một số công trình giao thông quy mô lớn trong giai đoạn 2021- 2030: Xây mới Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục
Hoàn thiện Vành đai 2 trên cao, đoạn Vĩnh Tuy – Ngã Tư Vọng
Vành đai 2,5 sẽ triển khai tiếp 3 đoạn để khép kín gồm: Đoạn từ khu đô thị mới Dịch Vọng đến Dương Đình Nghệ dài 720 m, đoạn Trung Kính - Trần Duy Hưng dài 580 m và đoạn Ngụy Như Kon Tum - Đầm Hồng dài gần 1.900 m
Vành đai 3 gồm 2 đoạn từ cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đến trục Nhật Tân - Nội Bài dài 9,8 km và đoạn từ trục Nhật Tân - Nội Bài đến Quang Minh dài 5 km
Vành đai 3,5 gồm 2 đoạn từ cầu Thượng Cát đến quốc lộ 32 dài 3,8km và đoạn từ Phúc La - Văn Phú đến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ dài 10,8 km
Khởi công xây dựng Vành đai 4, Vành đai 5 các đoạn đi qua Hà Nội
Triển khai đầu tư, xây dựng Tuyến số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi dài 24,8 km; tuyến đường sắt đô thị số 2 đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo dài 11,5 km; tuyến đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến 3, đoạn Ga Hà Nội - Hoàng Mai dài 8 km; tuyến đường sắt đô thị số 5 (Văn Cao - Hòa Lạc) dài 38,43 km song song với việc đưa tuyến số 2A và số 3 đoạn Nhổn – Ga Hà Nội đi vào khai thác.
III.3.5. Khu vực cây xanh đô thị
*Hệ thống công viên, vườn hoa:
+Khai thác quỹ đất từ việc chuyển đổi mục đích sử dụng khi di dời các cơ sở công nghiệp ra khỏi nội thành; ưu tiên các công trình công cộng, công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, bãi đỗ xe, cây xanh, công viên, vườn hoa và các dự án phát triển đô thị khác. Trong Đó các quận có chỉ tiêu cây xanh thấp, như Thanh Xuân, Đống Đa, được ưu tiên chức năng cây xanh khi chuyển đổi sử dụng đất.
+Khai thác từ các dự án cải tạo các chung cư cũ; đạt chỉ tiêu cây xanh đơn vị ở theo quy hoạch khoảng 1m2/người(tuân thủ QCXDVN); tương đương 8-10% tổng diện tích đất; tổng diện tích đất các khu chung cư cũ khoảng 415 ha (với 32 khu chung cư 4-6 tầng và 7 khu chung cư <4 tầng), dự báo quỹ đất cây xanh tại đơn vị ở
65
Phần còn lại sẽ được cân đối chỉ tiêu cây xanh đô thị tại các khu vực đô thị mở rộng theo quy hoạch.
* Mạng lưới cây xanh đường phố:
+ Đảm bảo nguyên tắc "có đường là có cây xanh".
+Bảo tồn, chăm sóc các tuyến cây xanh đường phố lâu năm sẵn có, tạo dấu ấn đặc trưng cho từng tuyến phố (NguyễnDu, Lò Đúc, Phan Đình Phùng...)
+Trồng cây trên các tuyến đường mới mở, phủ xanh các tuyến đường trên cao, đường sắt đô thị bằng cây leo.
+Kết hợp yếu tố thiết kế đô thị và thiết kế cảnh quan trên các tuyến đường, giải phân cách có mặt cắt ngang lớn.
+Có kế hoạch thay thế các loại cây không phù hợp. * Mạng lưới sông, hồ:
+Cải tạo, khơi thông dòng chảy và làm sạch nước tại các sông, hồ trong đô thị. +Triển khai những dự án, đồ án có liên quan đến việc khai thác mặt nước sông, hồ Hà Nội.
+Bảo tồn mặt nước: Kè và làm đường xung quanh hồ; áp dụng các giải pháp kỹ thuật để tạo dáng vẻ tự nhiên cho đường kè, hạn chế ảnh hưởng đến khả năng tự thấm hút của bờ sông, bờ hồ.
66