Khoản 3 Điều 134 Luật xử lý vi phạm hành chính năm

Một phần của tài liệu KHÁI NIỆM QUY PHẠM PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH (Trang 29 - 33)

29

thành niên, như vậy khi xem xét mức độ vi phạm và căn cứ vào các biện pháp xử lý, áp dụng trách nhiệm hành chính theo quy định thì các cơ quan có thẩm quyền xét xử có thể áp dụng biện pháp thay thế xử lý bao gồm: Nhắc nhở; quản lý tại gia đình.

Hai biện pháp này được quy định cụ thể tại Điều 139 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về nhắc nhở và Điều 140 luật này quy định về quản lý tại gia đình.

4. Người từ đủ 16 tuổi trở lên

Những người từ đủ 16 tuổi trở lên được xếp vào nhóm có năng lực trách nhiệm hành chính đầy đủ. Những chủ thể này sẽ phải gánh chịu trách nhiệm hành chính cho mọi hành vi vi phạm hành chính của mình mà không cần phải căn cứ vào ý chí chủ quan của người đó.

Trong nhóm đối tượng này được chia làm hai nhóm, là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi và người từ đủ 18 tuổi trở lên.

Với những người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính nhẹ hơn những người từ đủ 18 tuổi trở lên, cụ thể căn cứ theo Khoản 3 Điều 134 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về nguyên tắc xử lý: “Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền không quá ½ mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên, trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay”.

30

31

KẾT LUẬN

Vi phạ m hành chính là loại vi phạm pháp luật xảy ra khá phổ biển trong đời sống xã hội. Tuy mức độ nguy hiểm cho xã hội của nó thấp hơn so với tội phạm như vi phạm hành chính là hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho lợi ích của cá nhân cũng như lợi ích chung của toàn thể cộng đồng, là nguyên nhân dẫn đến tình trạng phạm tội nảy sinh trên các lĩnh vực của đời sống xã hội nếu như không được ngăn chặn và xử lí kịp thời. Chính vì lẽ đó, công tác đấu tranh phòng và chống vi phạm hành chính luôn là vấn đề được xã hội quan tâm.

Trách nhiệm hành chính là một dạng trách nhiệm pháp lý, vì vậy cũng giống như các dạng trách nhiệm pháp lý khác, trách nhiệm hành chính là hậu quả pháp lý bất lợi mà Nhà nước buộc tổ chức, cá nhân phải gánh chịu khi các chủ thể đó vi phạm pháp luật. Hậu quả bất lợi thể hiện ở chỗ cá nhân, tổ chức buộc phải thực

hiện các biện pháp chế tài do luật định. Có nhiều hình thức trách nhiệm pháp lý khác nhau và Nhà nước sẽ áp dụng phù hợp đối với

từng loại hành vi vi phạm.

32

Một phần của tài liệu KHÁI NIỆM QUY PHẠM PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w