Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Bài học kinh nghiệm về quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ một số nước điển hình được chọn (Trang 28 - 33)

III. THÁI LAN

3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

3.1. Thành công

Giống như Thái Lan, Việt Nam đã và đang nỗ lực tạo một môi trường đầu tư hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài bằng nhiều chính sách ưu đãi khác nhau. Từ việc quản lý đầu tư nước ngoài và mô hình quản lý KCN tại Thái Lan cho thấy có những điểm tương đồng và khác biệt với Việt Nam cần nghiên cứu học tập và rút kinh nghiệm.

a. Về chính sách thu hút đầu tư nước ngoài

Thái Lan xác định đầu tư nước ngoài là một nguồn lực cần được huy động và sử dụng hiệu quả. Vì vậy, Thái Lan xây dựng chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của quốc gia để đảm bảo nguồn lực này phục vụ tốt cho phát triển sản xuất trong nước, thông qua thực hiện các biện pháp như: kêu gọi đầu tư và chính sách ưu đãi đầu tư. Hiện nay, Thái Lan đã đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư công nghệ cao, dành các ưu đãi đầu tư đặc biệt cho các loại dự án này. Theo đó, để cạnh tranh được với quốc gia này trong thu hút các dự án công nghệ

cao, Việt Nam cần nghiên cứu để có những thay đổi phù hợp trong chính sách ưu đãi đầu tư cho dự án công nghệ cao.

Chính sách thu hút FDI của Thái Lan nhìn chung năng động, liên tục được điều chỉnh để thích nghi với từng thời kì phát triển đất nước. Đặc biệt, Thái Lan đã xác định thu hút vốn FDI đầu tư trọng điểm, từ đó, xây dựng các bộ phận chuyên trách riêng biệt đáp ứng nhu cầu cụ thể của các nhà đầu tư nước ngoài có quốc tịch khác nhau. Bên cạnh đó, chính phủ Thái Lan đã có những chính sách nhằm giảm thiểu chi phí đầu vào như nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu, cước viễn thông quốc tế, giá thuê đất chi phí lưu thông hàng hoá, nới lỏng chính sách thuế thu nhập cho người nước ngoài. Nhờ có những chính sách hợp lí mà những thập kỉ gần đây, Thái Lan trở thành điểm đến cho đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo Báo cáo thường niên Môi trường kinh doanh năm 2019 của Ngân hàng Thế giới, chỉ số thuận lợi kinh doanh (Ease of Doing Business Index

- EBDI) của Thái Lan đứng thứ 21/190, so với 70/190 của Việt Nam. b. Về quản lý nhà nước

Việc quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài tại Thái Lan, tập trung và thống nhất tại cơ quan cấp liên bang (BOI), không phân cấp cho chính quyền địa phương. Việc tập trung này thuận lợi cho việc thực hiện cung cấp dịch vụ hành chính cho nhà đầu tư và triển khai các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài cấp quốc gia.

c. Về ưu đãi đầu tư

Ưu đãi đầu tư tại Thái Lan tương tự như Việt Nam, bao gồm ưu đãi đầu tư theo địa bàn và lĩnh vực. Tuy nhiên, tiêu chí phân loại địa bàn ưu đãi đầu tư của Thái Lan là theo khoảng cách từ vùng ưu đãi tới thủ đô Băng Cốc, chia thành 03 vùng: vùng 1, vùng 2, vùng 3, trong đó, vùng 3 được hưởng ưu đãi đầu tư cao nhất. Điểm chung trong chính sách ưu đãi đầu tư của Việt Nam, Thái Lan là đều dành ưu đãi cao nhất cho dự án công nghệ cao.

Tại Thái Lan ưu đãi đầu tư bao gồm cả ưu đãi bằng thuế và ưu đãi phi thuế. Về mức độ ưu đãi, ưu đãi thuế mà Việt Nam dành cho các nhà đầu tư không kém hấp dẫn hơn ưu đãi đầu tư của Thái Lan. Cụ thể, về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013, dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng thuế suất 10% trong 15 năm, miễn thuế 04 năm, giảm 50% trong 09 năm tiếp theo; tại Thái Lan, dự án đầu tư trong vùng 3 (địa bàn hưởng

ưu đãi đầu tư cao nhất) được hưởng miễn thuế TNDN trong 08 năm, không được hưởng ưu đãi thuế suất (thuế suất thuế TNDN phổ thông tại Thái Lan là 20%).

d. Về thủ tục đầu tư

Tương tự quy định pháp luật của Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài triển khai dự án đầu tư tại Thái Lan đều phải thực hiện thủ tục đầu tư với quy trình chặt chẽ, có sự tham gia cấp phép, thẩm định của nhiều Bộ chuyên ngành. Tại Thái Lan, có khoảng trên 20 cơ quan của Chính phủ Thái Lan tham gia vào quy trình thẩm định, thành lập doanh nghiệp để thực hiện đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, quy trình thủ tục đầu tư tại Thái Lan có điểm khác với thủ tục đầu tư tại Việt Nam là: cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư (BOI) cấp riêng giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cho nhà đầu tư, không gộp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư và giấy đăng ký kinh doanh thành giấy chứng nhận đầu tư như quy định tại pháp luật về đầu tư của Việt Nam.

Ngoài giấy đăng ký kinh doanh, nhà đầu tư nước ngoài cũng cần phải xin thêm giấy phép kinh doanh (business license) do Bộ Công nghiệp Thái Lan cấp. Tại Việt Nam, chỉ một số lĩnh vực kinh doanh có điều kiện mới yêu cầu phải có giấy chứng nhận đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh trước khi đi vào hoạt động kinh doanh. Như vậy, trong vấn đề này, quy định của Việt Nam có thông thoáng hơn so với Thái Lan.

Trong quá trình triển khai dự án đầu tư, nhà đầu tư tại Thái Lan phải tuân thủ các tiêu chuẩn về xây dựng, bảo vệ môi trường... Cụ thể: tại Thái Lan, nhà đầu tư phải có giấy phép xây dựng trước khi xây dựng nhà máy.

3.2. Không thành công

Nguyên nhân thuần túy về kinh tế dẫn tới sự suy giảm vốn FDI được cho là do cơ cấu ngành công nghiệp Thái Lan bộc lộ khiếm khuyết là thiên về sản xuất hàng hóa công nghệ thấp trong khi mức lương lao động lại tăng tương đối so với các nước khu vực. Bên cạnh đó, kinh tế toàn cầu suy giảm cũng ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư nước ngoài do các nhà đầu tư e ngại đổ vốn vào các dự án kinh tế lớn.

Có một số yếu tố gây cản trở cho đầu tư nước ngoài vào Thái Lan. Đó là thiếu cơ sở hạ tầng, vấn nạn kẹt xe triền miên tại thủ đô

Bangkok đã giảm sút tinh thần của nhà đầu tư khi cân nhắc việc chuyển nhà máy rời Trung Quốc thì đến Việt Nam hay Thái Lan. Một báo cáo của Trung tâm Thông tin công nghiệp và xuất khẩu (Bộ Công thương) cũng cho thấy, Thái Lan có một số điểm mạnh như tự do thương mại, một số cơ quan của Chính phủ hỗ trợ nhà đầu tư tốt và không hạn chế trong lĩnh vực sản xuất. Tuy nhiên, điểm yếu trong thu hút đầu tư nước ngoài ở Thái là thiếu công nhân lành nghề, bất ổn chính trị thường xuyên, vấn nạn tham nhũng vẫn còn tồn tại, vi phạm bản quyền, hàng giả vẫn còn rất cao. Dẫn chứng điều này, chuyên gia Đinh Trọng Thịnh dẫn thông tin Google đã công bố sẽ chuyển dây chuyền sản xuất điện thoại sang Việt Nam bằng việc mua lại nhà máy cũ của Nokia. Ông nói: “Việt Nam vẫn có một số lợi thế thu hút đầu tư nước ngoài không chỉ là thuế, một số ưu đãi mạnh trong lựa chọn thuê đất đầu tư công nghệ cao, phát triển xanh. Bên cạnh đó, môi trường chính trị ổn định và Việt Nam ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1, Slide bài giảng môn Quản trị Tài chính quốc tế của cô Nguyễn Thị Thanh Dương

2, Thực trạng công nghiệp Việt Nam thời gian qua (2019), Theo Báo cáo của Bộ Công Thương

Link: http://hdll.vn/vi/thong-tin-ly-luan/thuc-trang-cong-nghiep-viet-nam-thoi- gian-qua.html

3, Việt Nam: một số ngành kinh tế có triển vọng nhất, Bộ kế hoạch và đầu tư

Link:http://business.gov.vn/Tint%E1%BB%A9cv%C3%A0s%E1%BB%B1ki %E1%BB%87n/tabid/97/catid/384/item/13949/vi%E1%BB%87t-nam-m %E1%BB%99t-s%E1%BB%91-nganh-kinh-t%E1%BA%BF-co-tri%E1%BB %83n-v%E1%BB%8Dng-nh%E1%BA%A5t.aspx

4, PGS.,TS. Văn Thị Thái Thu - Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh (2019), Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và một số vấn đề đặt ra

Link:https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/thu-hut-von-dau-tu-truc- tiep-nuoc-ngoai-vao-viet-nam-va-mot-so-van-de-dat-ra-301758.html

5, PGS., TS. Nguyễn Thị Tường Anh - Đại học Ngoại thương PGS., TS. Vũ Thị Thanh Xuân - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2019), Kinh nghiệm quốc tế về ưu đãi tài chính thu hút doanh nghiệp FDI

Link: https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/kinh-nghiem-quoc-te-ve-uu-dai- tai-chinh-thu-hut-doanh-nghiep-fdi-308896.html?

fbclid=IwAR1xBv7muOgafeEXMpAZpWfKACu0F0bImlyuYZNY1o8_fhQrA- zarvktQyo

6, Hoàng An (2019), Thái Lan ưu đãi công ty nước ngoài, cạnh tranh thu hút FDI với Việt Nam

Link:https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc-te/thai-lan-uu-dai-cong-ty-nuoc-ngoai- canh-tranh-thu-hut-fdi-voi-viet-nam 312446.html?

fbclid=IwAR3Oz0ThUcIzgjUbj01CrEODaTo4- uffSmFyy3yFKS2YC215Bp2WK9hkVyg

7, Việt Nam học được gì từ cách thu hút nguồn vốn FDI của Thái Lan từ những năm trước đây

Link:https://iipvietnam.com/viet-nam-hoc-duoc-gi-tu-cach-thuc-thu-hut-nguon-von- fdi-cua-thai-lan.html?

fbclid=IwAR2i26GSK8Bs7ICaj8Q7MwkxZLECegPF2dpgqpAhTG85rlxeZsCrW7 ZXwP0

Một phần của tài liệu Bài học kinh nghiệm về quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ một số nước điển hình được chọn (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w