BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TRUNG NGUYÊN

Một phần của tài liệu ĐỀ tài CHIẾN lược KINH DOANH QUỐC tế của tập đoàn TRUNG NGUYÊN LEGEND tại THỊ TRƯỜNG mỹ (Trang 25 - 26)

TẾ CỦA TRUNG NGUYÊN

Trong thời kỳ kinh tế hội nhập, hàng hóa lưu thông dễ dàng từ trong nước ra ngoài nước và hàng hóa nước ngoài cũng dễ dàng vào Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam phải nỗ lực nhiều hơn nữa để vươn ra ngoài thế giới, đặc biệt là thị trường Mỹ. Sau khi phân tích các chiến lược mà Cafe Trung Nguyên áp dụng vào thị trường nước này thì cũng rút ra một số bài học chung cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Thứ nhất, luôn cân nhắc sự phù hợp của sản phẩm với văn hóa, thói quen từng thị trường, từ đó có sự điều chỉnh, cải tiến thay đổi sản phẩm, dịch vụ, định giá sao cho phù hợp, quen thuộc nhất với khách hàng, tạo tiền đề cho sự mở rộng và phát triển của doanh nghiệp tại thị trường mới cũng như là đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp. Trung Nguyên đã tận dụng thói quen uống cafe hằng ngày của người tiêu dùng Mỹ (đặc biệt là người Việt Nam nói riêng và người Châu Á nói chung sinh sống và làm việc tại Mỹ) bằng cách phân phối, hợp tác với các nhà phân phối có thương hiệu, tiếng tăm tại Mỹ; mở cửa hàng cafe tại Mỹ để Cafe Trung Nguyên dễ dàng tiếp cận với người Mỹ hơn. Chiến lược này đã biến trở ngại thành một tiềm năng của Trung Nguyên. Người tiêu dùng Mỹ đã bất ngờ với một hương vị cà phê mới, đậm đà hơn so với hương vị cafe ở Mỹ mà trước đây họ thường hay uống.

Thứ hai, tận dụng hợp tác cùng doanh nghiệp địa phương, tận dụng lợi thế vị trí khi mà bản thân doanh nghiệp chưa có nhiều lợi thế, kinh nghiệp tại thị trường. Trung Nguyên đã có bước đi rất chắc chắn bằng việc hợp tác với các doanh nghiệp phân phối có tiếng để đưa sản phẩm của mình đến người dân Mỹ. Và khi sang Mỹ thì chúng ta dễ thấy sự xuất hiện hình ảnh cafe Trung Nguyên tại Siêu thị Costco.

Thứ ba, luôn chú ý giữ vững hình ảnh, danh tiếng của doanh nghiệp, tạo niềm tin từ khách hàng đối với doanh nghiệp cùng với sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

22

Đi đôi với công tác quảng bá thương hiệu, Trung Nguyên cũng luôn phải chú trọng tới việc bảo vệ nhãn hiệu. Và đây cũng là bài học đắt giá của Trung Nguyên nhận được khi mới tiếp xúc với thị trường Mỹ. Tháng 7/2000, Công ty Trung Nguyên tiếp xúc với Công ty Rice Field với mục đích đưa sản phẩm sang thị trường Mỹ.

Tuy nhiên, khi hai bên còn đang thương thảo, chưa đi đến ký thỏa thuận hợp đồng thì phía đối tác đã đăng ký bảo hộ thương hiệu Cafe Trung Nguyên với các cơ quan chức năng Mỹ và Tổ chức Bảo hộ Trí tuệ Thế giới (WIPO). Sau 2 năm thương thảo, Trung Nguyên mới lấy lại được nhãn hiệu. WIPO đã không chấp nhận bảo hộ cho Rice Field, Công ty này cũng đành lùi bước và nhận làm đại lý phân phối Cafe Trung Nguyên tại Mỹ. Theo nhiều nguồn tin, để dàn xếp ổn thỏa, Trung Nguyên đã phải rất vất vả và tiêu tốn tốn hàng trăm nghìn USD cho việc lấy lại nhãn hiệu. Rút ra được kinh nghiệm, Trung Nguyên sau đó đã mạnh tay đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại hơn 60 nước và lãnh thổ trên thế giới.

Thứ tư, trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn trở ngại nào thì doanh nghiệp cũng phải tìm được giải pháp, hướng đi để vượt qua và ngày càng vững vàng. Trong tình hình dịch bệnh khó khăn, Trung Nguyên Legend đã bắt tay với Alibaba, Amazon mở “Siêu thị cà phê” trên 2 sàn thương mại điện tử quốc tế này.

23

Một phần của tài liệu ĐỀ tài CHIẾN lược KINH DOANH QUỐC tế của tập đoàn TRUNG NGUYÊN LEGEND tại THỊ TRƯỜNG mỹ (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(26 trang)
w