Giải pháp thúc đẩy hội nhập quốc tế toàn diện

Một phần của tài liệu CHỦ đề QUÁ TRÌNH đổi mới QUAN điểm của ĐẢNG về hội NHẬP QUỐC tế ở nước TA TRONG THỜI kỳ đổi mới từ 1986 đến NAY 2 (Trang 44 - 47)

Để hội nhập quốc tế toàn diện trong giai đoạn mới có hiệu quả cần triển khai thực hiện hệ thống các giải pháp sau:

Một là, đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân về yêu cầu hội nhập quốc tế, về các cơ hội và thách thức, về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ trọng yếu của hội nhập quốc tế trong từng ngành, lĩnh vực để thống nhất nhận thức và hành động, tạo nên sức mạnh tổng hợp trong quá trình hội nhập quốc tế của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, của toàn dân, doanh nhân, doanh nghiệp, đội ngũ trí thức trong xã hội.

Hai là, nhanh chóng hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về hội nhập quốc tế, trước hết là hội nhập kinh tế quốc tế một cách toàn diện, đồng bộ trên cơ sở phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước và chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng; điều chỉnh, bổ sung hoàn chỉnh các chính sách hội nhập quốc tế cho phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước và các cam kết quốc tế.

Ba là, chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia qua việc đẩy mạnh hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi và bình đẳng cho mọi tổ chức, doanh nghiệp, người dân tham gia phát triển sản xuất kinh doanh; phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; tạo cơ chế chính sách khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực.v.v...

Bốn là, đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác, nhất là các đối tác có tầm ảnh hưởng chiến lược quan trọng đối với sự phát triển và an ninh của

42

Việt Nam, đưa các khuôn khổ quan hệ đã được xác lập đi vào thực chất có chiều sâu, tạo sự đan xen gắn kết lợi ích giữa Việt Nam với các đối tác một cách bình đẳng. Chủ động trong việc lựa chọn đối tác và xây dựng phương án đàm phán với từng đối tác trên cơ sở cùng có lợi.

Năm là, các bộ, ngành, địa phương cần chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch toàn diện và cụ thể trong việc thực hiện Nghị quyết số 22 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế trong bối cảnh thế giới cũng như trong nước đang có nhiều thay đổi lớn. Tăng cường phân cấp, nâng cao trách nhiệm quản lý, chỉ đạo của các cơ quan quản lý nhà nước và chế tài xử phạt đối với các trường hợp vi phạm. Chú trọng hơn đến công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chủ trương, chính sách hội nhập.

Sáu là, thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký thỏa thuận. Xây dựng và triển khai chiến lược hội nhập trên mọi lĩnh vực theo kế hoạch tổng thể với lộ trình hợp lý, phù hợp với lợi ích quốc gia và khả năng của đất nước. Tích cực và trách nhiệm hơn trong việc tham gia các thể chế hội nhập toàn cầu. Chủ động và tích cực tham gia các thể chế đa phương, góp phần xây dựng trật tự chính trị, kinh tế thế giới theo hướng công bằng, dân chủ, bình đẳng, cùng có lợi.

Bảy là, đẩy mạnh nâng cao năng lực thực thi hội nhập quốc tế qua việc kiện toàn, củng cố và phát triển bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách, nguồn nhân lực chất lượng cao có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tri thức, kỹ năng hội nhập, nắm vững nghiệp vụ, giỏi ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của công tác hội nhập trong giai đoạn mới.

43

TỔNG KẾT

“Triển khai toàn diện và mạnh mẽ hơn nữa công tác người Việt Nam ở nước ngoài theo đúng tinh thần người Việt Nam ở nước ngoài là máu thịt, là một bộ phận không tách rời và là một nguồn lực quan trọng của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Các cơ quan có trách nhiệm cần tiếp tục hoàn thiện chính sách, cơ chế, luật pháp, tạo điều kiện thuận lợi để bà con ta tham gia ngày càng tích cực, sâu rộng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời hỗ trợ bà con có địa vị pháp lý vững chắc để yên tâm hoà hợp, sinh sống, làm việc, học tập, giữ gìn tiếng Việt và bản sắc văn hoá của Dân tộc ta”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ. Thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trong bối cảnh có nhiều thời cơ thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, công tác đối ngoại thời gian đến cần tiếp tục thường xuyên theo dõi, nghiên cứu, nắm chắc diễn biến tình hình để kịp thời đổi mới tư duy và có giải pháp thích hợp. Nếu không tiếp tục đổi mới và không nắm bắt đúng tình hình thì không theo kịp sự phát triển của thực tiễn. “Chúng ta phải nhạy bén, dám nghĩ, dám làm, có tinh thần chủ động tiến công, dám vượt ra khỏi khuôn khổ những tư duy cũ, những lĩnh vực quen thuộc để có suy nghĩ và hành động vượt tầm quốc gia, đạt tới tầm khu vực và quốc tế”. Trải qua hơn 90 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước thì nhà nước ta cũng đã đạt được những thành tự về kinh tế đối ngoại mạnh mẽ và đặc biệt là trong 35 năm đối mới gần đây đã có những bước ngặt lịch sử đưa đất nước ta hội nhập toàn cầu khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. nhân dân luôn vững lòng tin với đảng và luôn hi vọng dưới ánh sáng của đảng của nhà nước thì kinh tế nhà nước chúng ta sẽ phát triển mạnh mẽ vươn tầm thế giới và khẳng định tiếng nói của đất nước dân tộc chúng ta trên con trường quốc tế.

Hơn 30 năm qua, sự nghiệp đổi mới đã đạt những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng (tháng 1 năm 2016) đánh giá: “Ba mươi năm đổi mới là một giai đoạn lịch sử quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Đổi mới mang tầm vóc và ý nghĩa cách mạng, là quá trình cải biến sâu sắc, toàn diện, triệt để, là sự nghiệp cách mạng to lớn của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

Đổi mới là một quá trình cách mạng. Quá trình đó đã diễn ra trên đất nước ta từ năm 1986 và vẫn tiếp diễn. Đảng viên và nhân dân tin tưởng ở Đại hội 13 của Đảng sắp tới sẽ tạo ra động lực mới để phát triển đất nước, thực hiện mục tiêu trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng, nhắc lại dấu son Đại hội 6 của Đảng và những thành tựu “to lớn và có ý nghĩa lịch

44

sử” qua 34 năm đổi mới để càng vững tin và kiên định vào con đường chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã chọn.

45

Một phần của tài liệu CHỦ đề QUÁ TRÌNH đổi mới QUAN điểm của ĐẢNG về hội NHẬP QUỐC tế ở nước TA TRONG THỜI kỳ đổi mới từ 1986 đến NAY 2 (Trang 44 - 47)