MÁY VAÌ THIẾT BỊ CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU
4.1.2. Các bể chứa bảo quản nguyên liệu và sản phẩm hàng hoá
Hiện tại và trong tương lai để thu nhận các sản phẩm vi sinh thường dùng các nguyên liệu lỏng cơ bản sau: parafin lỏng, rỉ đường, rỉ củ cải, dầu diêzen, metanol, etanol, axit axetic...Rượu etylic, axeton, butanol, chất cô chứa lizin, axit cacbonic dạng lỏng là những sản phẩm tổng hợp vi sinh ở dạng lỏng. Những dạng nguyên liệu và thành phẩm được nêu trên cần phải bảo quản trong các bể ở các nhà kho của nhà máy.
Parafin lỏng, dầu diêzen và rỉ đường được bảo quản trong các bể chứa bằng thép, kiểu nằm ngang. Các bể có sức chứa từ 100 đến 10000 m3 được thiết kế theo tiêu chuẩn có đề cập đến các tính chất của môi trường, nhiệt độ cao nhất của không khí bên ngoài, tải trọng gió.
Trên hình 4.1 mô tả bể chứa rỉ đường có thể tích 5000 m3. Phần hình trụ của vỏ có kết cấu tấm với 8 đai được hàn lại thành 8 mối. Tâm bể có trụ đỡ bằng ống thép với các cánh trên và cánh dưới. Cánh trên tựa vào mái, cánh dưới tựa vào đáy bể. Mái chắn có góc nghiêng α =0,05 (1 : 20) từ tâm đến biên bể; Đáy được hàn lại bằng những tấm riêng biệt và có góc nghiêng α= 0,02 (1:50) từ tâm đến biên bể. Ở vùng tháo rỉ ra khỏi bể có bộ phận đun nóng kiểu ống dùng để đun nóng cục bộ rỉ đường đến 400C.
Để nguyên liệu được đồng nhất trong bể cần trang bị các ống rót và bố trí chúng ở những mức khác nhau làm thành hệ đồng hoá. Nhờ bơm tuần hoàn mà rỉ đường được đẩy từ đầu nối cửa bên dưới vào hệ thống đồng hoá.
Hơi
Thiết kế bể để bảo quản rỉ đường được tính theo các chỉ số cơ bản: tỷ trọng 1445 kg/m3 ở áp suất khí quyển và nhiệt độ không khí bên ngoài đến −400C (nếu ở các vùng lạnh), tải trọng gió 343 Pa.
Trong các nhà máy sản xuất rượu, thể tích của các bể để bảo quản rượu thường được tính cho hai tuần sản xuất liên tục.
Thể tích riêng biệt của các bể có thể thiết kế theo tiêu chuẩn 100, 250, 500, 2000 và 3000 m3. Bể hình 4.2 là khối kín bằng thép dạng đứng, có kết cấu hàn với nắp hình nón, đáy phẳng. Rượu etylic có nhiệt độ bay hơi + 90C thuộc chất lỏng dễ bay hơi và dễ cháy. Hàm lượng rượu cho phép trong không khí không vượt quá 10 ÷12 g/m3. Với mục đích tiêu hao tối thiểu lượng rượu và bảo quản an toàn, bể cần phải trang bị các dụng cụ đặc biệt (nhiệt kế, van bảo hiểm, van không khí, báo hiệu mức, tháo cặn, quá áp, và các cửa quan sát). Tháo nguyên liệu lỏng bằng bộ tự chảy hoặc tạo quá áp bằng không khí nén hay khí trơ ở áp suất rượu từ 0,3 ÷
1,6 MPa.
Để bảo quản tạm thời nguyên liệu lỏng, các dung dịch muối, các cấu tử môi trường, các chất từ chất lỏng canh trường, các chất có chứa các nguyên tố vi lượng...cũng như các sản phẩm trung gian khác, trong quá trình sản xuất thường được sử dụng thiết bị chứa bằng thép hàn có các áo ngoài và cơ cấu chuyển dời.
Các bể bảo quản metanol, axeton và butanol có kết cấu gần giống nhau. Bảo quản khí cácbonic ở trạng thái hoá lỏng trong các bình có thể tích quy định 4; 8; 12; 15; 25 và 50 m3 được tính toán với áp suất cực đại 1,6 MPa.
Đặc điểm cơ bản của thiết bị chứa: dung tích, áp suất, và vật liệu chế tạo.
Bể chứa nguyên liệu lỏng có hai loại: loại đứng và nằm ngang. Loại đứng có tỷ số chiều cao /đường kính = 5.
1 2 3
8200
Hình 4.2. Bể để bảo quản rượu etylic: 1- Phòng thu bọt; 2- Van điều khiển tự động; 3- Thiết bị tưới; 4- Van an toàn bằng thuỷ lực; 5- Cái chắn lửa; 6- Dụng cụ để đo mức rượu; 7- Ống để thoát liệu; 8 - Cửa van thuỷ lực; 9- Máng dẫn nước
Rượu