NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
Dựa vào những thách thức từ việc cho vay mà ngân hàng thương mại phải đối mặt trong trong thời kì covid được nêu ở trên thì sau đây là 1 số giải pháp được đưa ra có thể giúp ngân hàng thích ứng được trong thời kì covid khó khăn
Một là, thiết kế khâu khởi tạo khoản vay: Đây chính là thực hiện quản trị rủi ro trước khi giải ngân cho vay, trong bối cảnh này, ngay thời điểm xét khoản vay, ngân hàng đã cần phải thiết kế một khoản vay (cùng với khách hàng) thật đầy đủ (có tính đến cả quá trình khách hàng xuống vốn, đến quá trình sản xuất kinh doanh, đến khâu bán hàng và khâu thu tiền bán hàng của khách hàng).
Trong khâu khởi tạo này, cần lưu ý đến các phần trăm (%) biến động do dịch COVID-19 có thể ảnh hưởng (liên quan đến xác lập hợp đồng tín dụng về thời hạn cho vay, khoảng trả nợ, kỳ thu nợ, kỳ gia hạn, kỳ thu tiền bình quân của khách hàng với bên mua hàng…).
Hai là, thiết kế sản phẩm tín dụng: Sản phẩm tín dụng có liên quan đến hiệu quả vay vốn, hiệu quả sản xuất kinh doanh
24
của khách hàng. Trong điều kiện bối cảnh nhiều biến động, sản xuất – kinh doanh theo kỳ của dịch COVID-19, cần nhiều sản phẩm tín dụng linh hoạt:
(i)theo từng kỳ hạn (món vay, ngắn hạn, trung hạn, dài hạn)
(ii) theo ngành sản phẩm (theo từng ngành hàng sản phẩm để thiết kế quy trình cấp tín dụng khác nhau)
(iii) theo khu vực (tùy khu vực, địa bàn) để thiết kế sản phẩm phù hợp với khách hàng tại đó, theo quy mô (tùy từng quy mô khách hàng để cung ứng gói sản phẩm tín dụng); (iv) theo mùa vụ (cần phân tích kỹ cung/cầu theo mùa vụ, mỗi mùa vụ sẽ có nhu cầu tín dụng khác nhau về vốn)
(v) theo tính cách khách hàng (tùy từng năng lực quản trị khách hàng để ngân hàng cung ứng sản phẩm phù hợp, đôi khi cùng một loại hình doanh nghiệp/quy mô/nhu cầu giống nhau, nhưng năng lực khác nhau), do vậy, cần thiết kế sản phẩm theo năng lực quản trị của khách hàng
(vi) theo chính sách kiểm soát dịch bệnh COVID-19 của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (theo đó, hàng quý, hoặc tùy theo trạng thái kiểm soát dịch bệnh của Việt Nam cũng như trên thế giới để ngân hàng ban hành các sản phẩm tín dụng phù hợp; và cuối cùng (vii) là sản phẩm kết hợp (ngân hàng cũng cần ban hành các sản phẩm tín dụng linh hoạt, có thể chuyển đổi các kỳ hạn về thời hạn vay, kỳ hạn về kỳ thu nợ, số tiền trả nợ theo dòng tiền tương ứng với diễn biến kết quả kinh doanh theo dịch bệnh.
25
Ba là, tăng cường kiểm soát nợ và hạn chế nợ xấu: các NHTM cần phải chủ động, quyết liệt kiểm soát chất lượng tín dụng, bám sát khách hàng, đánh giá khả năng trả nợ trong dịch, phân loại khách hàng để có ứng xử phù hợp, hạn chế phát sinh nợ xấu, chủ động xử lý thu hồi. Triển khai kiểm soát chất lượng tín dụng bằng các chính sách cho vay: Xây dựng định hướng ngành, nghề theo mức độ rủi ro nhằm định hướng phát triển tín dụng trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 tiếp tục phức tạp; điều chỉnh tỷ lệ mức cấp tín dụng tối đa trên giá trị tài sản bảo đảm nhằm hạn chế rủi ro phát sinh; triển khai kiểm tra chuyên đề tín dụng…
Bốn là, thiết lập khẩu vị rủi ro: Tín dụng là hoạt động phải chấp nhận một mức rủi ro nhất định, và trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, đôi khi ngân hàng phải thực hiện kinh doanh “lệch” về các trọng số, hay ngành hàng, hay ngành biến động theo COVID-19.
Vì vậy, ngân hàng nên xem xét khía cạnh này theo một cách có thể chấp nhận được, đó là thực hiện một “khẩu vị rủi ro COVID-19”, bao gồm các tỷ trọng lệch ngành, tỷ trọng ngành hàng, kể cả các lĩnh vực ưu tiên – và bao gồm các hệ số chấp nhận để ngân hàng thực hiện kinh doanh theo cách đặc biệt, phù hợp với bối cảnh.
Năm là, liên kết các ngân hàng: Do sản phẩm của khách hàng phụ thuộc chuỗi ngành hàng hoặc bị điều chỉnh bên tiêu dùng do ảnh hưởng COVID-19, bởi vậy, sản phẩm tín dụng cần liên kết các ngân hàng khi thực hiện cho vay, trong khâu thiết kế sản phẩm, phải tính đến chu trình khoản vay để linh hoạt
26
liên kết các ngân hàng trong quá trình kiểm soát khoản vay được đầy đủ.
Sáu là, nâng cấp chất lượng thẩm định: Để có thể kiểm soát tốt khách hàng cho vay trong điều kiện này, ngân hàng cần nâng cao rõ rệt khâu thẩm định, không chỉ dừng lại ở khâu thẩm định xét duyệt cho vay, mà trong quá trình cấp tín dụng, theo diễn biến dịch bệnh để có các thẩm định lại, từ đó mới có các ứng phó thích hợp. Song song đó, ngân hàng cần nâng cấp khâu thẩm định thành dịch vụ tư vấn thẩm định (để đạt 2 mục tiêu, vừa an toàn vốn vay, vừa hỗ trợ tốt khách hàng thực hiện sản xuất kinh doanh tốt).
Bảy là, giải pháp mở quỹ tích lũy: Cũng đã đến lúc cần nghĩ đến chiến lược dài hạn, COVID-19 đặt ra những thách thức chưa từng có với chuỗi giá trị toàn cầu khi gây gián đoạn đối với cả cung và cầu hàng hóa, do vậy, đã đến lúc nghĩ đến việc tích lũy dự phòng dôi dư cần thiết tùy theo quy mô, theo đánh giá thực trạng tài sản trong danh mục để có tích lũy hợp lý.
Tám là, thực hiện trích lập dự phòng: Việc phân loại nợ và trích lập dự phòng kịp thời các nhóm nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước như là một quỹ đỡ cho các ngân hàng, giúp các ngân hàng cân đối và điều hành các chỉ số ngân hàng một cách chủ động.
Chín là, hiện đại hóa công nghệ thông tin và đẩy nhanh tiến độ số hóa: Tận dụng tối đa những ưu thế mà công nghệ mới mang lại. Ngân hàng cần trang bị và nâng cấp các chương trình phần mềm, xác lập hệ thống thông tin nội bộ, hoàn chỉnh
27
đồng bộ tránh được việc giao dịch trực tiếp, đồng thời giảm chi phí và gia tăng sức mạnh nội lực cho các ngân hàng qua đó tạo hiệu quả cao trong công tac quản lý cũng như hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Mười là, thực hiện kiện toàn hệ thống quy trình và đào tạo cán bộ:
Việc luôn nâng cao năng lực, cũng như cập nhật, thay đổi các hành vi, thói quen cho hoạt động trong giai đoạn mới không đơn giản, do vậy, cần thiết kiện toàn lại hệ thống quy định, quy trình theo hướng số hóa và thực hiện đào tạo nhằm nắm bắt và nâng cao khả năng hội nhập theo tình hình mới.
28
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/hoat-dong-kinh-doanh-
cua-cac-ngan-hang-thuong-mai-viet-nam-trong-boi-canh-covid-19- 82503.htm
2. (2020), Diễn đàn tài chính tiền tệ. [Online]
Available at: https://thitruongtaichinhtiente.vn/amp/tac-dong-va-giai- phap-ung-pho-dich-benh-covid-19-cua-ngan-hang-thuong-mai-viet- nam-27488.html.
3. Anon., 2020. Ngân hàng Việt: Thách thức và cơ hội từ khủng
hoảng Covid-19. [Online]
Available at: https://thoibaonganhang.vn/ngan-hang-viet-thach-thuc-va- co-hoi-tu-khung-hoang-covid-19-104052.html.
4. Anon (2020), Tác động của dịch Covid-19 đến kinh tế Việt
Nam và vai trò của chính sách tiền tệ. [Online] Available at:
http://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/tac-dong-cua-dich-covid19-den-kinh- te-viet-nam-va-vai-tro-cua-chinh-sach-tien-te-329764.html?
fbclid=IwAR0cyPdyW2S1rT4roCvLEL_TfKmXxqHnSPYA3wfxdJpIl 3alaYGpa-xEYWs.
5. Anon (2020). Tác động và giải pháp ứng phó dịch bệnh
Covid-19 của ngân hàng thương mại Việt Nam. [Online] Available at: https://thitruongtaichinhtiente.vn/tac-dong-va-giai-phap-ung-pho-dich- benh-covid-19-cua-ngan-hang-thuong-mai-viet-nam-27488.html
6. Anon (2020). Tạp chí Ngân hàng. [Online]Available
at: http://tapchinganhang.com.vn/
29