Giải pháp hoạt động đầu tư

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) để phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay (Trang 34 - 37)

II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XDCB TRONG THỜI GIAN TỚ

1.Giải pháp hoạt động đầu tư

Việc lập dự án cần có cơ chế nghiêm ngặt về xét duyệt đầu tư lập Dự án đầu tư theo từng cấp. Các cấp cần có Hội đồng thẩm định gồm nhiều chuyên gia giỏi có kinh nghiệm, tham mưu cho người có thẩm quyền xét duyệt chấm dứt tình trạng lập hội đồng hình thức và thói quen độc quyền tự ý quyết định mà không tham khảo ý kiến của chuyên gia và ý kiến tư vấn của các hội đồng. Dự án đầu tư sau khi phê duyệt phải được xem là văn bản duy nhất mà mọi người mọi cấp cần tuân thủ. Dự án đầu tư trước khi lập phải cân nhắc tính toán đầy đủ các yếu tố cung cầu thị trường, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế và quy hoạch phát triển ngành, vùng cũng như khía cạnh khác như công nghệ, kỹ thuật... Dự án phải xác định đúng tổng vốn đầu tư theo thời điểm xây dựng, khắc phục tình trạng vừa thực hiện vừa bổ sung kế hoạch vốn đầu tư. Dự án phải do cơ quan có đủ thẩm quyền quyết định. Dự án đầu tư phải được lập đầy đủ và có chất lượng là yếu tố cơ bản quyết định hiệu quả đầu tư của công trình. Ngược lại, Dự án thiếu chất lượng sẽ làm thất thoát vốn đầu tư và tạo tiêu cực xâm nhập.

1.2. Đối với chủ đầu tư

Chủ đầu tư phải bảo đảm Dự án phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo phát huy hiệu quả nhanh thu hồi vốn sớm. Cần có cơ chế phân công, phân cấp đầu tư rõ ràng để huy động mọi nguồn vốn. Hiện nay khi giao trách nhiệm chủ đầu tư còn lẫn lộn giữa quản lý nhà nước và quản lý xây dựng như giám đốc sở vừa làm công tác xét duyệt vừa làm chủ đầu tư quản lý và điều hành vốn, do vậy không đảm bảo tính khách quan trong quyết toán vốn. Vì vậy, việc giao trách nhiệm của chủ đầu tư cũng phải được xem xét. Đã là chủ đầu tư phải thoát ly khỏi chức năng quản lý nhà nước.

1.3. Đối với công tác thiết kế, thi công:

1.2.1. Công tác thiết kế: cần xác định tư cách pháp nhân của đơn vị, thiết

kế lập lại trật tự trong công tác thiết kế, chống chạy thiết kế theo đơn đặt hàng. Người thiết kế phải chịu trách nhiệm về tính hợp lý hiệu quả, tuổi thọ của công trình, sản phẩm được đưa vào sử dụng.

Việc tiến hành thi công do Ban quản lý công trình trực tiếp quản lý. Ban này là một tổ chức giúp cho chủ đầu tư trong quá trình tổ chức thực hiện. Nhưng thực tế Ban quản lý công trình chỉ là tổ chức ký hợp thức các thủ tục cho các đơn vị thi công lượm hái, có ngành, có đơn vị vừa làm chủ đầu tư, vừa làm đơn vị thi công, cấp phát thanh toán vốn cũng kiêm nhiệm, không quan tâm đến hạch toán tiết kiệm mà xài vốn vô tội vạ.

Các đơn vị nhận thầu thi công, hiện nay đã có nhiều ngành nhiều tổng công ty thực hiện đan chéo nhau, trùng lập lẫn nhau, gây lộn xộn về tổ chức, thiếu công ăn việc làm. Trong khi đó, có những đơn vị thi công không có chuyên môn xây dựng, trá hình dưới các hình thức để nhận thầu công trình dẫn đến chất lượng công trình xây dựng không đảm bảo, giá thành cao... Vì vậy cần phải nâng cao trách nhiệm quản lý của Ban quản lý công trình, phân rõ ràng nhiệm vụ... tránh hình thức, và cần xác định năng lực chuyên môn, tư cách pháp lý của các đơn vị nhận thầu thi công.

1.4. Công tác giao nhận thầu:

Chỉ riêng các đơn vị nhận thầu là doanh nghiệp nhà nước, hiện có nhiều bộ, ngành thi công và công trình tổ chức thi công theo lối đơn lẻ dẫn đến việc làm có lúc không. Nhiều đơn vị muốn đủ việc làm cho công nhân, phải đi nhận việc tay trái, không đảm bảo công trình về mặt kỹ thuật, chất lượng kỹ thuật. Công tác nhận thầu xây dựng hiện nay ngoài việc cần phải đổi mới về mô hình tổ chức các công ty cho phù hợp thì cần bàn thêm việc đổi mới phương thức giao nhận thầu. Hiện nay vẫn có nhiều công trình TW địa phương không tiến hành đấu thầu. Phổ biến là các chủ Đầu tư tự chọn thầu, phương thức này sinh nhiều tiêu cực từ cơ quan quản lý vốn, quản lý kế hoạch đầu tư, cơ quan thẩm định đến người điều hành trực tiếp, ép thiết kế, ép thi công, giao giá tỉ lệ phần trăm hợp đồng xây dựng, làm thất thoát lớn khối lượng vốn đầu tư. Đối với các công trình xây dựng, các chủ đầu tư nên thực hiện nghiêm túc quy chế đấu thầu, để ràng buộc các chủ đầu tư có công trình. Do vậy các cơ quan quản lý vốn đầu tư cũng nên hạn chế cấp phát vốn cho các công trình tự chỉ định thầu, mà không thực hiện đấu thầu. Đấu thầu là phương thức quản lý tiến bộ nhằm giúp chủ đầu

tư lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực trình độ tạo các sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lý đúng tiến độ quy định.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) để phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay (Trang 34 - 37)