Mức độ nhận thức của cha mẹ vì sao con cái thanh thiếu niên của mình thích chơi trò chơi điện tử:

Một phần của tài liệu Nhận thức của cha mẹ về ảnh hưỏng của trò chơi điện tử đối với con cái tuổi vị thành niên của họ (Trang 25 - 31)

Tc bạo lực Không có ý kiến

4.5. Mức độ nhận thức của cha mẹ vì sao con cái thanh thiếu niên của mình thích chơi trò chơi điện tử:

chơi trò chơi điện tử:

Cha mẹ đồng ý cho con mình chơi điện tử nhưng không phải ai cũng hiểu được lí do vì sao trẻ thích những trò chơi đó.Việc nắm bắt được tâm tư của trẻ thể hiện mức độ hiểu con trong gia đình.Có nhiều ý kiến đưa ra là, chơi chỉ để giải trí, những lúc học căng thẳng , chơi sẽ làm cho thoải mái hơn. Trường hợp chị H. vợ chồng ly hôn, nói “nó chán cảnh gia đình nên suốt ngày chưoi điện tử, tôi nói nó không nghe”, hay chị H.gia đình thường hay cãi nhau, bố mẹ

không có cuộc sống hạnh phúc, mẹ suốt ngày làm ở nhà dưới, con và chồng ở nhà trên, cso máy tính trong phòng, em P.thường hay ở trong phòng,và chơi đienẹ tử , trung bình một nagỳ em giành 3 tiếng để chơi điện tử, nếu có nhiều thời gian hơn, em cũng chơi.

Khi hỏi “Anh(chị)phản ánh thế nào khi biết con mình chơi điện tử.?”Những gia đình có máy tính cho con thì nói rằng: “máy tính lúc rỗi nó chưoi cũng không sao, chỉ cần nó không ra ngoài đàn đúm là được, nhiều lúc thấy nó ôm máy tính,cũng bực nhưng chỉ quát nó rồi đâu lại vào đấy”. “tôi ra quán chat, thấy nó đang chơi điẹn tử với bạn, tôi quát um lên và xách cổ về nhà gấp”. “tôi cắt mạng luôn”.(không nối mạng internet)…Chúng ta có thể thấy rằng mỗi gia đình đều có các phản ứng khác nhau khi trông thấy con chơi điện tử, hầu hết là không thích con mình chơi nhiều nên ngăn cấm con, đem máy đi phòng khác, không cho dùng máy tính nữa.Các phản ứng của cha mẹ thực tế là mục đích tốt xong điều này có thể dẫn đến các em có những ý tưởng không hay, như là , không chơi ở nhà mà ra các quán điện tử bên ngoài, bố mẹ càng cấm thì con lại càng cứ chơi.Do đặc điêm tâm lý giai đoạn này không vững vàng, các em dễ bị tổn thương , và dễ bị xấu hổ, vì vậy nếu phụ huynh cư xử một cách theo ý mình dễ dẫn đến các em có nhiều suy nghĩ về bản thân mình và các tư tưỏng chống đối.Bố mẹ không muốn cho con em mình chơi nhiều vì sợ ảnh hưởng đến học tập, các hoặc có thể chơi nhưng với lưu lượng thời gian ít hơn.

Chị T.cho biết, mặc dù con mình đang học lơp 12 nhưng mỗi ngày phải đi chưoi điện tử ít nhất 2 tiếng thì mới có “hứng” để học, chị cũng đành chiều theo ý của con mình.Hiểu con mình muốn gì, làm gì, có đúng và nên hay không cũng là để nhận dạng tình hình gia đình mình, con em

mình đang có gặp vấn đề gì không.Rất nhiều em lâm vào tình trạng chán cảnh nhà,chán học, chán chuyện không đâu mà chơi điện tử để “quên”.Kịp thời can thiệp , giúp đỡ các em sẽ giúp các em cân bằng được chính mình.

Thực tế hiện nay, cha mẹ không có thời gian cho việc bao quát được vấn đề của trẻ, một phần do truyền thông hai chiều không được tăng cường, con cái ít có thời gian nói chuyện với cha mẹvà cũng ít nói các vấn đề của mình cho cha mẹ nghe, vì vậy các em thường phải đối phó với vấn đề của mình một mình, đến lúc không giải quyết nổi đâm ra bế tắc.A.nói “Bố em chẳng quan tâm đến mẹ con em, mẹ thì bận việc, em chẳng biết làm gì ngoài chơi điện tử và ngủ”. Đôi khi các vấn đề của người lớn lại thực sự là nguyên nhân làm cho trẻ cảm thấy mât niềm tin và trở thành vấn đề của chính trẻ.

4.6.Nhận thức của cha mẹ về thị trường kinh doanh thị trường trò chơi điện tử.

Qua phỏng vấn, hầu hết các bâc phụ huynh đều biết các cơ sở kinh doanh trò chơi điện tử tại khu vực này , do đều cùng phường, các nhà đều quen biết nhau, nhiều gia đình còn biết con mình hay chơi ở quán nào,cứ không thấy con ở nhà , ra đó ,chắc chắn gặp.Chị P.cho biết “Tôi còn dặn chủ quán bên kia thấy con tôi đến thì không cho chơi và bắt nó về nhà.”

“Thấy thi thoảng bạn nó đến rủ đi chơi, có lần tôi bắt gặp nó đi với bạn sang bên phường bên để chơi”.Có thể thấy rằng, hầu hết các bậc phụ huynh đều biết các điểm có kinh doanh trò chơi điện tử,và còn tạo mối liên hệ với các chủ quán để kiểm soát con cái mình.

Việc quan tâm đến thị trường kinh doanh cho thấy , học rất quan tâm đến con cái mình , điều căn bản là họ đã quan tấm đến một xu hưóng hiện nay trong giới trẻ.Tuy nhiên các điểm này

cũng rất dễ nhận ra bởi vì hầu hết đều có biển treo trước quán, Game online, MU , Gamne 3D.. và nhất là phục vụ 24/24.Nếu các cơ quan kiểm tra thì các quán vẫn có thể hoạt động bình thường nếu không phát hiện ra sai phạm gì.

Thị trường kinh doanh đang rất phát triển,hàng loạt các quán mọc lên, và trẻ rát hứng thú với mỗi trò chơi này, phục vụ đủ moị đối tượng.Chúng ta không thể cấm được vì đây cũng là hoạt động văn hoá, nhưng các quán này luôn có mặt các em học sinh, sinh viên,thời điểm chơi đông nhất là lúc gần trưa 10h-1h vì đó là thới điểm chưa và sau giờ học của các em, còn buổi chiều tối thì từ 5h3o-10h là đông nhất, đến tìm con về đi ngủ , về đi học là hình ảnh đôi khi tôi vẫn thường thấy trong các quán điện tử này.

Về mức độ phản ứng của cha mẹ trước tình hình con em mình chơi điện tử rất khác nhau.Chúng tôi có bảng sau:

Bảng 4:Ý kiến về mức độ đồng ý cho con mình chưoi điện tử không;

Ý kiến số tuyệt đối tỉ lệ %

Đồng ý 5 15,6

Bình thường 9 28,1

Không đồng ý 18 56,3

Không có ý kiến

Từ đó có thể thấy rằng, vãn có tỉ lệ nhất định cha mẹ đồng ý cho con mình chơi điện tử,nhiều người cho rằng có thể có hoặc không, vì cho rằng chơi điện tử không hẳn là có hại, trong khi số đông là không cho con mình chơi điện tử,mỗi người đều có ý kiến riêng,nhưng đều mong muốn con mình không bị ảnh hưỏng quá nhiều.Những gia đình khuyến khích cho con chơi vì họ cho rằng con cái cần phải tiếp thu với những phương tiện hiện đại sớm để bắt kịp với

trào lưu thế giới vì thế đã khuyến khích con chơi điện tử sau giờ học, hiện nay thông tin đại chúng thường lên án trò chơi điện tử với những mặt có hại nhiều hơn,vì vậy mà họ cũng không muốn con em mình quá ham các trò chơi này.

Điều quan ttrọng theo chúng tôi không phải chúng ta cấm đoán các em làm điều gì mà là định hướng cho các em nhận ra rằng điều đó có lợi hay không và có nên sử dụng, hay hạot động theo đó hay không.Trong câu hỏi ‘Anh(chị)có biết về các trò chơi điện tử hay không”?Trong đó chúng tôi phân chia các loại câu trả lời như sau:

Bảng 5:Mức độ hiểu về trò chơi điện tử của bố mẹ:

Các ý kiến Số câu trả lời Tỉ lệ %

Biết rất rõ 7 21,8

Chỉ biết tên trò chơi 15 46

Không biết 10 31,2

Theo bảng trên có thể thấy rằng , tỉ lệ các vị phụ huynh biết về trò chưoi điện tử không nhiều, mức hiểu rõ ở đây là tên trò chơi, kiểu loại trò chơi, về ưu và nhược điểm của trò chơi là gì,trong số 7 câu trả lời biết rất rõ có đa số là các gia đình làm việc nhà nước, cán bộ công nhân viên chức, có làm việc thường xuyên với maý tính và quan tâm đến các vấn đề xã hội, số còn lại chỉ nghe thấy con mình hay người khác nhắc đến chứ không thực sự quan tâm. Điều này thể hiện rằn các bậc phụ huynh thường ít quan tâm đến nội dung các con chơi gì, mà chủ yếu gói gọn trong nhận định là trò chơi điện tử.

Theo bảng số 2 chúng ta nhận thấy rằng, các bậc phụ huynh thưòng quan tâm đến các mặt tiêu cực của vấn đề theo quan sát được và theo dư luận xã hội.Theo thông tin chúng tôi thu thập được từ các tạp chí, thì các chuyên gia cho rằng , chơi điện tử không hẳn là có hại nhưng nếu không hướng dẫn và kiểm soát của người lớn thì hậu quả thật tai hại.Chơi game , trẻ có tư duy linh hoạt,có lợi cho sự phát triển của trẻ nhưng nếu chơi quá đà thì sẽ bị phân tâm và mất nhiều thời gian.Hiện nay số các em chưoi các trò có hại lên đến 70-80% số còn lại biết cách điều chỉnh bản thân mình, trong đó có sự giúp sức của bố mẹ mình.Những trẻ em chơi nhiều để cơ thể suy nhược, mất nhiều thời gian, sống không thực tế, tốn kém , lấy tiền thật để mua đồ giả, cho thũ vui của mình.Trong bảng phỏng vấn sâu, chúng tôi có câu hỏi: “Hiện nay có một vấn đề đặt ra là nhiều trẻ em vì qua ham chơi điện tử mà có nhiều ảnh hưỏng trong cách ứng xử như là nói theo nhân vật chơi, tạo hình ảnh mình giống như nhân vật, anh chị nghĩ sao về điều này?” , chúng tôi nhận được các ý kiến khác nhau, nhưng đa số đều chắc chắn con mình không có các biểu hiện như vậy.Có người còn nói chưa nghe thấy thế bao giờ, điều quan trọng là các bậc phụ huynh mới chỉ hiểu những vấn đề bên ngoài,mà vấn đề bên trong tiềm năng có thể xảy ra thì họ chưa nghĩ đến.

Nắm bắt được tác hại của trò chơi điện tử, định hưóng cho con cái mình hợp lí.Mục tiêu của chúng tôi là tìm hiểu hiểu biết của cha mẹ về ảnh hưỏng của các trò chơi điện tử đến con em của họ,từ đó qua nhận thức của họ để tác động lên con cái mình.Hiểu được lợi ích và tác hại của trò chơi điện tử để có định hướng đúng cho con cái mình.Hiểu đựoc con mình làm gì, chơi gì để tăng mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái,là điều quna trọng trong các gia đình hiện nay.

Một phần của tài liệu Nhận thức của cha mẹ về ảnh hưỏng của trò chơi điện tử đối với con cái tuổi vị thành niên của họ (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w