III. CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG KHẢ NĂNG THẮNG THẦU CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG
1. Cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp:
Đấu thầu về bản chất thương mại nó là cuộc mua bán diễn ra giữa chủ đầu tư (bên mua) và các nhà thầu (bên bán). Vì vậy luôn tiềm ẩn bên trong hoạt động đó là sự cạnh tranh giữa chủ đầu tư với nhà thầu và giữa các nhà thầu với nhau, nhưng với mỗi doanh nghiệp xây dựng khi tham gia đấu thầu một dự án xây dựng nào đó phải trọng tâm chú ý đến sự cạnh tranh với các nhà thầu khác để giành thắng lợi để được chủ đầu tư chỉ định ký kết hợp đồng khi tiến trình thương thảo ký kết hợp đồng diễn ra sẽ xảy ra sự cạnh tranh giữa nhà thầu và chủ đầu tư.
- Theo nghĩa hẹp: cạnh tranh trong đấu thầu là quá trình các nhà thầu đưa ra các giải pháp kỹ thuật, tài chính, tiến độ, giá dự thầu nhằm thoả mãn tối ưu nhất yêu cầu của bên mời thầu nhằm đảm bảo thắng thầu.
Theo quan niệm này cạnh tranh trong đấu thầu chỉ diễn ra giữa các nhà thầu với nhau về mặt tài chính, kỹ thuật, giá dự thầu... để giành thắng lợi trong đấu thầu. Tuy nhiên trong đấu thầu còn có chủ đầu tư. Vì vậy:
Theo nghĩa rộng: cạnh tranh trong đấu thầu là sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà thầu và giữa nhà thầu với chủ đầu tư (chủ nhiệm dự án) từ khi thông báo mời thầu, tìm kiếm thông tin cho đến khi dự thầu, thương thảo ký kết hợp đồng và kết thúc hợp đồng, bàn giao công trình cho chủ đầu tư. Có thể mô tả bằng sơ đồ sau:
Tìm kiếm thông tin Tham gia đấu thầu
Tổ chức ký kết hợp đồng Ho n th nh b n giao Yêu cầu Năng lực, giải pháp Đánh giá Đưa ra biện pháp Xây dựng Đưa ra biện pháp Thi công