Đặc điểm sản xuất kinh doanh và quản lý của công ty

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ và xác ĐỊNH kết QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH tại TRUNG tâm sản XUẤT THIẾT bị đo điện tử điện lực MIỀN TRUNG (Trang 27)

6. Kết cấu của luận văn

2.1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh và quản lý của công ty

2.1.1. Giới thiệu về công ty

- Tên giao dịch trong nước: Trung tâm sản xuất thiết bị đo điện tử Điện lực miền Trung – Chi nhánh Tổng công ty Điện lực miền Trung;

- Tên giao dịch quốc tế: Central Power Electronic Measurement Equipment Manufacturing Center;

- Trụ sở chính: 552 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, Tp. Đà Nẵng;

- Xưởng sản xuất: Đường số 5 KCN Hòa Cầm, phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.

- Hình thức sở hữu vốn: Doanh nghiệp nhà nước

- Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất và kinh doanh, sửa chữa các thiết bị điện khác,…

- Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất thiết bi điện khác, buôn bán máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác, sửa chữa thiết bị điện.

Trung tâm sản xuất thiết bị đo điện tử Điện lực miền Trung (CPCEMEC) là đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc của TCT Điện lực miền Trung (EVNCPC). Được chỉ định hoạt động với nhiệm vụ triển khai ứng dụng CNTT nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của EVNCPC nói riêng và ngành điện nói chung. Công ty hoạt động nổi bật trong công tác hiện đại hóa hệ thống đo đếm phục vụ kinh doanh điện năng với việc sản xuất nhiều loại công tơ điện tử, các hệ thống thu thập dữ liệu đo đếm điện từ xa và đặc biệt là hướng đến đề án phát triển “Lưới điện thông minh” tại Việt Nam. Ngoài ra, CT còn thực hiện kinh doanh các sản phẩm CNTT điện tử, viễn thông khác theo kế hoạch EVNCPC giao.

Hoạt động chính mang lại lợi nhuận chủ yếu cho CPCEMEC là từ sản xuất kinh doanh công tơ điện và các sản phẩm điện tử. Sản phẩm của CT đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2015, được đánh giá là ổn định, đảm bảo chất lượng, góp phần hiện đại hóa hệ thống đo đếm điện năng tại Việt Nam. Cuối năm 2017, CT đã sản xuất và tiêu thụ trên 2,8 triệu công tơ điện tử 1 pha, 3 pha các loại và các sản phẩm điện tử khác. Các sản phẩm này đạt chất lượng cao, đã được lắp đặt, vận hành ổn định trên lưới điện của EVNCPC và một số đơn vị điện lực miền Bắc và miền Nam, bước đầu xuất khẩu sang thị trường Lào. Trong giai đoạn 2020-2030, CT tiếp tục NTPT, cải tiến chất lượng và đặt mục tiêu đạt sản lượng từ 2 đến 3 triệu triệu công tơ điện tử mỗi năm, đem đến cho khách hàng nhiều sản phẩm, giải pháp mới với nhiều tính năng ưu việt. CT không chỉ hướng đến khách hàng trong nước mà còn hướng đến xuất khẩu sang các nước trong khu vực như Campuchia, Lào, Thái Lan, …Với hơn 20 năm kinh nghiệm cùng những kết quả đạt được trong việc NCPT các sản phẩm công tơ điện tử và giải pháp đo xa phục vụ ngành ngành điện khu vực miền Trung nói riêng và cả nước nói chung, CPCEMEC là đơn vị tiên phong hàng đầu trong lĩnh vực điện-điện tử, góp phần xây dựng hệ thống lưới điện của Quốc gia ngày một hiện đại, hiệu quả hơn. Với mục tiêu góp phần xây dựng hệ thống lưới điện thông minh, theo lộ trình đã được Chính phủ

phê duyệt, công ty luôn phát huy vai trò của nhà sản xuất tiên phong trong lĩnh vực công tơ điện tử, giải pháp đo xa và điện mặt trời tại Việt Nam.

2.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh

Chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường 12 tháng. Hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị bao gồm:

-Sản xuất vật tư thiết bị điện, công tơ điện tử, thiết bị điện tử, các thiết bị đo lường về điện;

-Chế tạo các thiết bị đo lương về điện, thiết bị điều khiển điện tử và công nghê thông tin;

-Kinh doanh vật tư, thiết bị điện, công tơ điện tử, thiết bị điện tử, các thiết bị đo lường về điện;

-Hiểu chỉnh, kiểm định các thiết bị đo lường về điện;

-Quản lý dự án, lập dự án đầu tư xây dựng, tư vấn thực hiện các dự án xây dựng, khảo sát, thiết kế, lập tổng dự toán và dự toán, thẩm tra, thẩm định dự án, tư vấn, lập hồ sơ mời thầu và đấu thầy, lựa chọn nhà thầu;

-Sản xuất phầm mềm

-Tư vấn giải pháp công nghệ tiết kiệm năng lượng và tư vấn thực hiện các dự án tiết kiệm năng lượng; bán buôn các thiết bị đun nóng dùng năng lượng mặt trời và các thiết bị tiết kiệm năng lượng điện khác; lắp đặt thiết bị sử dụng năng lương mặt trời.

2.1.3. Đặc điểm về tổ chức quản lý và tổ chức kế toán 2.1.3.1 Đặc điểm về tổ chức quản lý

Bộ máy quản lý của đơn vị gồm có : 01 giám đốc, 01 phó giám đốc, 01 kế toán trưởng. Các phòng chức năng : Phòng tổng hợp, phòng kế hoạch vật tư, phòng kinh doanh, phòng nghiên cứu và phát triển, phòng kiểm tra chất lượng và bảo hành sản phẩm, tổ quản lý chất lượng, tổ năng lượng mặt trời, xưởng sản xuất điện tử.

Sơ đồ 2-1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của trung tâm

Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận trong bộ máy quản lý:

Phòng tổng hợp: Phòng tổng hợp có chức năng chính là tham mưu cho Giám

đốc quản lý, điều hành, chỉ đạo thực hiện các hoạt động bao gồm: Công tác quản trị hành chính, công tác tổ chức nhân sự, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, công tác tiền lương, công tác quan hệ cộng đồng, … và công tác tài chính kế toán. Cụ thể đối với công tác tài chính kế toán, phòng tổng hợp có nghĩa vụ và quyền hạn thực hiện các chức năng như sau: Tham mưu cho Giám đốc sử dụng các nguồn vốn hợp lý, có hiệu quả, đúng pháp luật nhằm bảo toàn, phát triển nguồn vốn được giao; Thực hiện công tác tài chính kế toán thống kê đúng quy định; Chủ trì làm đầu mối nghiên cứu, đề xuất các biện pháp khai thác hiệu quả nguồn vốn để đáp ứng đủ vốn sản xuất kinh doanh; Phối hợp thực hiện các biện pháp quản lý, sử dụng vật tư, tài sản hiệu quả; Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Giám đốc.

Phòng kế hoạch vật tư: Phòng kế hoạch vật tư thực hiện chức năng tham mưu

cho Giám đốc quản lý, điều hành, chỉ đạo thực hiện các công tác sau: Công tác kế hoạch, chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh; Công tác đầu tư xây dựng, sửa chữa lớn tài sản cố định; Công tác quản lý, mua sắm vật tư, thiết bị sản phẩm.

Phòng kinh doanh: Phòng kinh doanh có chức năng tham mưu cho Giám đốc

quản lý, điều hành, chỉ đạo thực hiện công tác bán sản phẩm và dịch vụ. Ngoài ra, thực hiện hoạt động thu thập, quản lý, xử lí thông tin, công tác chăm sóc khách hàng, nghiên cứu thị trường, xúc tiến hoạt động và quản trị marketing, phát triển thương hiệu.

Phòng kiểm tra chất lượng và bảo hành sản phẩm: Phòng có chức năng tham

mưu cho Giám đốc quản lý, điều hành, chỉ đạo thực hiện: Công tác sửa chữa trong quá trình sản xuất và sửa chữa, bão hành sản phẩm cho khách hàng; Hỗ trợ kỹ thuật, khảo sát, triển khai sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng; Cải tiến chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất và sản phẩm và dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng; Kiểm soát quy trình quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất.

Phòng nghiên cứu và phát triển: Phòng thực hiện chức năng tham mưu cho

Giám đốc quản lý, điều hành chỉ đạo thực hiện: Nghiên cứu, phát triển sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực tự động hóa phục vụ lưới điện thông minh, đáp ứng các yêu cầu sản xuất kinh doanh của EVNCPC và của khách hàng, phù hợp với quy định của pháp luật; Nghiên cứu, phát triển, sản xuất sản phẩm phần mềm tích hợp; Quản lý, triển khai trong lĩnh vực phần cứng tin học, hệ thống mạng máy tính; Quản lý vận hành hệ thống công nghệ thông tin; Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm.

Xưởng sản xuất điện tử: Xưởng sản xuất điện tử có chức năng điều hành, chỉ

đạo thực hiện sản xuất công tơ điện tử, thiết bị điện tử, các thiết bị đo lường về điện; Hiệu chỉnh, kiểm định các thiết bị đo lường về điện và các thiết bị thử nghiệm tại xưởng điện tử.

Tổ năng lượng mặt trời: Tổ là bộ phận tham mưu cho Giám đốc về các công

tác quản lý, điều hành, triển khai các dự án điện mặt trời áp mái như: Tư vấn, khảo sát thiết kế, thi công, giám sát thi công, vận hành, bảo dưỡng, bảo trì, xây dựng chiến lược phát triển thị trường điện mặt trời áp mái.

2.1.3.2 Đặc điểm về tổ chức kế toán

a) Đặc điểm về bộ máy kế toán

Sơ đồ 2-2 thể hiện tổ chức, phân chia nhiệm vụ, phối hợp trong bộ máy kế toán của công ty.

Sơ đồ 2-2 Sơ đồ bộ máy kế toán của trung tâm

Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:

Bộ phận kế toán trực thuộc phòng tổng hợp, được phân thành các phần hành đảm nhiệm chức năng riêng, gồm có:

Kế toán trưởng: là người lãnh đạo bộ máy kế toán tại CT, chịu trách nhiệm về

mặt quản lý tài chính trước CT và Nhà nước. Có trách nhiệm điều hành bộ máy kế toán thực hiện các chức năng quản lý về tài chính và tham mưu cho giám đốc về các vấn đề tài chính khi cần.

Kế toán tổng hợp: là người lập và theo dõi kế hoạch tài chính, kế hoạch giá bán

nội bộ hàng năm trình EVNCPC ; chịu trách nhiệm theo dõi, lập, nộp, kiểm tra báo cáo tài chính/báo cáo kiểm kê, các báo cáo kế toán quản trị hàng quý, năm ; theo dõi công tác kê khai, quyết toán, nộp các loại thuế: GTGT, TNCN, TNDN,…của CT. Đồng thời, kế toán tổng hợp là người theo dõi toàn bộ công tác vay, nhận nợ, trả lãi, giải ngân, thanh toán, đối chiếu, các khoản vay của CT, tính toán phản ánh CLTG các khoản công nợ ngoại tệ; theo dõi công tác quản lý, quyết toán quỹ tiền lương và các khoản trích theo lương; Theo dõi công tác quản lý, hạch toán và lập báo cáo các khoản công nợ nội bộ giữa CT với TCT và các đơn vị. Ngoài ra, kế toán tổng hợp thực hiện công việc rà soát, sắp xếp lưu trữ toàn bộ hồ sơ chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính, kiểm kê của CT.

Kế toán vật tư kiêm kế toán thanh toán tiền mặt: là người thực hiện công tác

quản lý và hạch toán vật tư tại CT; Lập các báo cáo quản trị về quản lý vật tư, báo cáo kiểm kê định kỳ theo qui định; Tham gia hội đồng kiểm kê, thanh lý vật tư tại CT; Kiểm tra các hồ sơ thanh toán, thủ tục thanh toán và lưu giữ các chứng từ thanh toán tiền mặt; Theo dõi, đề xuất thu hồi nợ tạm ứng CBCNV.

Kế toán thanh toán TGNH, thuế TNCN kiêm thủ quỹ: Là người theo dõi việc thực hiện các hợp đồng mua vật tư, lập các thủ tục thanh toán cho nhà cung cấp đúng qui định; Theo dõi chung tất cả các khoản công nợ phải trả. Đối chiếu, xác nhận số dư công nợ của CT với các nhà cung cấp, khách hàng định kỳ; Lập các sổ sách từng Ngân hàng hàng tháng, quí, năm; Thực hiện công tác kê khai, quyết toán, nộp thuế TNCN; Theo dõi cấp vốn ĐTXDCB, quyết toán công trình theo phân cấp; Lập báo cáo quản trị liên quan đến hoạt động ĐTXD hàng quỹ, hàng năm.

Kế toán tính giá thành, TSCĐ, CCDC: Là người theo dõi, tính giá thành sản

phẩm, SX khác của CT. Lập các mẫu biểu quản trị liên quan đến chi phí giá thành hàng quý, năm; Theo dõi thực hiện quyết toán chi phí thực hiện thi công HTNLMT; Thực hiện công tác quản lý tăng, giảm và hạch toán TSCĐ, CCDC. Lập các báo cáo quản trị liên quan đến TSCĐ hàng quý, năm; Tính và trích khấu hao TSCĐ, phân bổ CCDC; Lập báo cáo TSCĐ, CCDC, báo cáo kiểm kê định kỳ theo quy định; Tham gia hội đồng kiểm kê, thanh xử lý TSCĐ, CCDC; Quản lý tiền mặt tại quỹ của CT theo đúng quy định.

Kế toán công nợ: Là người theo dõi chung tất cả các khoản công nợ phải thu,

hạch toán doanh thu, đối chiếu, xác nhận số dư công nợ với các khách hàng; hạch toán, theo dõi công nợ phải trả NCC.

b) Hình thức sổ kế toán áp dụng

Công ty áp dụng hình thức kế toán máy, hạch toán trên phần mềm Orecle EPS. Phần mềm được tổ chức thành các phân hệ AP/AR (hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản phải trả/ phải thu), CM (hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiền), INV/ FA (hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản hàng tồn kho/ tài sản cố định, GL (hạch toán các tài khoản khác không thuộc các phần hành trên). Hằng ngày, mỗi nghiệp vụ phát sinh được ghi nhận riêng, không qua bảng tổng hợp chứng từ cùng loại mà nhập thẳng vào phần mềm kế toán thành các chứng từ và chứng từ ghi sổ. Số liệu sẽ được tự động các nhật lên các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết, bảng cân đối phát sinh. Sơ đồ 2-3 tóm tắt quy trình ghi sổ của công ty.

Sổ kế toán Chứng từ kế toán Bảng cân đối số phát sinh, BCTC Ghi chú: Ghi sổ hằng ngày

In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra

c) Các chính sách kế toán áp dụng

- Kỳ kế toán năm, bắt đầu từ 01/01/X đến 31/12/X;

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: VNĐ;

- Chế độ kế toán áp dụng: Thông tư 200/2014/TT-BTC do BTC ban hành ngày 22/12/2014;

- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc;

- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Phương pháp bình quân thời điểm;

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên;

- Phương pháp khấu hao: Phương pháp khấu hao đường thẳng.

2.2. Thực tế về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Trung tâm sản xuất thiết bị đo điện tử Điện lực Miền trung.

2.2.1. Kế toán bán hàng và cung cấp dịch vụ tại Trung tâm sản xuất thiết bị đo Điện tử điện lực Miền Trung

2.2.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty trong năm 2019 gồm có:

- Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh điện (Điện kinh doanh)- Mã loại hình 1182;

- Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh khác:

 Hoạt động xây lắp -Mã loại hình 3100;

 Hoạt động sản xuất các sản phẩm khác như vật tư thiết bị điện, công tơ điện tử, thiết bị điện tử, các thiết bị đo lường về điện,…- Mã loại hình 3800;

- Doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ mảng công nghệ thông tin- Mã loại hình 4700.

Theo đó, các tài khoản chi tiết hạch toán doanh thu bao gồm: - 51111 - Doanh thu bán điện – Điện kinh doanh;

- 51131 - Doanh thu sản phẩm khác – Sản phẩm khác; - 51138 - Doanh thu sản phẩm khác – Xây lắp;

- 5114 - Doanh thu cung cấp dịch vụ.

b) Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh điện

Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh điện là doanh thu phát sinh từ việc cung cấp điện năng được đo lường bằng chỉ số công tơ điện.

Điện kinh doanh của CPCEMEC là điện được phát từ dự án điện mặt trời mái nhà (Dự án). Việc bán điện được thực hiện theo hướng dẫn công văn số 1532/EVN-KD về việc hướng dẫn thực hiện đối với các dự án điện mặt trời trên mái nhà được ban hành ngày 27/03/2019, cơ chế mua bán điện theo chiều giao và chiều nhận riêng biệt của công tơ điện đo đếm hai chiều. Tức, kể từ ngày 27/03/2019, CT được phép ghi nhận doanh thu từ việc phát điện từ lưới dự án lên lưới điện khách hàng.

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ và xác ĐỊNH kết QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH tại TRUNG tâm sản XUẤT THIẾT bị đo điện tử điện lực MIỀN TRUNG (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(150 trang)
w