5. Kết cấu khóa luận
2.3. Đánh giá thực trạng quá trình kiểm thử phần mềm tại công ty TNHH Seta
Seta International Việt Nam
*Ưu điểm
Về quy trình phát triển phần mềm của công ty Seta: Seta đã áp dụng đúng quy trình Agile vào công ty. Công ty đã lựa chọn cho mình một quy trình đúng đắn, đáp ứng nhu cầu của hiện nay là công nghệ ngày càng thay đổi nhanh và linh hoạt theo thời gian. Bên cạnh đó, với quy trình sản xuất phần mềm như vậy, nó sẽ tối đa hóa sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng vì được kiểm thử bởi khách hàng ngay từ những module đã được hoàn thành.
Với việc rút ngắn chu kỳ chuyển đổi và phát triển, cần có sự tích hợp nhiều yếu
tố khác nhau của sự phát triển sản phẩm. Để tạo điều kiện cho kiểm thử và phân tích thông minh, dữ liệu được thu thập từ các nguồn khác nhau như hệ thống quản lý yêu cầu, hệ thống kiểm soát thay đổi, hệ thống quản lý tác vụ và môi trường kiểm thử. Điều này ngụ ý rằng cần có các công cụ tích hợp giúp quản lý yêu cầu, quản lý tác vụ, theo dõi lỗi và quản lý kiểm thử. Công cụ tích hợp hoạt động như một kho lưu trữ dữ liệu của các module khác nhau có thể được chia sẻ và sử dụng chung trong nhóm phát triển và kiểm thử phần mềm.
Tình hình ứng dụng kiểm thử tự động vào trong kiểm thử đã và đang được công
ty đưa vào nghiên cứu và thực hiện. Đây là xu hướng của kiểm thử hiện nay, chứng tỏ công ty đang rất chú trọng vào chất lượng sản phẩm cũng như giảm thiểu nỗ lực cho bộ phận kiểm thử
*Nhược điểm
Trong quá trình kiểm thử, người có trách nhiệm kiểm thử là QA. Thông thường
người làm việc này là Tester chứ không phải QA. Người ta hay bị nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này với nhau. QA là người đảm bảo chất lượng. Nhân viên QA là người
đảm nhận nhiệm vụ xây dựng hệ thống, quy trình sản xuất, quản lý chất lượng và giám sát, đo lường việc thực hiện các chuẩn mực chất lượng đề ra. Công việc này được thực hiện trong mọi giai đoạn sản xuất, từ khâu nghiên cứu thị trường, thiết kế,… cho đến khâu sản xuất ra sản phẩm cuối cùng và bán hàng, tiêu thụ trên thị trường, chăm sóc khách hàng. QA sẽ đưa ra những số liệu thống kê về chất lượng sản phẩm trong mỗi dự án dựa trên những tiêu chí khác nhau để đo đếm xem sản phẩm đó đã hoàn thành bao nhiêu phần trăm mong muốn của khách hàng, cách vận hành để tạo ra sản phẩm đó có được tốt hay không. Còn Tester hay đóng vai trò là QC là người xác nhận là sản phẩm sẽ đạt yêu cầu đã định trong hợp đồng, phương pháp chế tạo và yêu cầu kỹ thuật.
QC mang tính vi mô, liên quan đến từng loại sản phẩm riêng biệt. Từ đây, cho thấy rằng công ty Seta đang gộp chung hai chức vụ này với nhau. Điều này sẽ giảm thiểu được khoản kinh phí không nhỏ cho vấn đề nhân sự vì hai vị trí này có chung mục đích là đảm bảo chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng gây khó khăn cho người QA là làm quá nhiều việc cùng lúc, sẽ có thể đảm bảo được toàn vẹn tất cả các công việc.
Hơn nữa, để tránh lãng phí về lỗi, là kỹ sư kiểm thử, ngoài việc tìm lỗi chúng ta cũng nên chú trọng hơn vào vấn đề ngăn ngừa lỗi thay vì tìm lỗi. Việc chúng ta ngăn ngừa được một lỗi xảy ra có giá trị gấp nhiều lần một lỗi nghiêm trọng mà chúng ta tìm thấy vì khi chúng ta tìm thấy lỗi thì đã xuất hiện sự lãng phí. Để ngăn ngừa lỗi tốt hơn, kỹ sư kiểm thử nên được tham gia vào tất cả các khâu của dự án từ phân tích yêu cầu, thiết kế đến viết code và càng sớm càng tốt.
Về việc áp dụng kiểm thử tự động vào kiểm thử, hiện nay công ty mới bắt đầu nghiên cứu và ứng dụng nên số lượng nhân viên hiểu biết, có thể tự viết dòng lệnh để chạy còn khá ít. Hầu hết, công ty vẫn sử dụng kiểm thử thủ công là chủ yếu. Chỉ khi nào có yêu cầu từ phía khách hàng muốn phần mềm đó áp dụng công cụ tự động thì công ty mới áp dụng. Hơn thế, hầu hết những công cụ đang được áp dụng là miễn phí, tiết kiệm chi phí nhưng lại không thể khai thác được nhiều tính năng mà kiểm thử tự động có thể mang lại.
CHƯƠNG III: NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÔNG CỤ KIỂM THỬ TỰ ĐỘNG PUPPETEER - CODECEPJS VÀO THỰC TẾ CÔNG TY TNHH SETA