Nâng cao nhậnthức của cá nhân ngườidùng trong thựchiện phápluật về an ninh mạng

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về an ninh mạng ở Việt Nam. (Trang 120 - 122)

về an ninh mạng

Có thể khẳng định, tất cả thời gian, công sức và tiền của đầu tư vào hệ thống phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm ANM sẽ trở nên vô nghĩa nếu cá nhân người dùng mạng không ý thức rõ ràng và đầy đủ trách nhiệm trong việc bảo vệ ANM. Nhận thức, quan niệm, thái độ,... của người dân đối với pháp luật về ANM đều tác động trực tiếp đến THPL

về ANM, từ đó hình thành hành vi thực hiện đúng đắn hay vi phạm pháp luật. Ý thức trách nhiệm của cá nhân người dùng phải được coi là một loại văcxin đặc hiệu, trở thành viên gạch lửa để tạo bức tường có sức đề kháng chắc chắn trước các thách thức đối với KGM. Ý thức pháp luật càng cao thì người dân càng nhận thức đúng về pháp luật, có niềm tin đối với pháp luật, tự giác THPL và ngược lại. Việc người dân có ý thức tơn trọng chính sách, pháp luật, quy tắc kỹ thuật nghiệp vụ về ANM, thực hiện tốt Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội do Bộ Thông tin và Truyền thơng ban hành năm 2021 góp phần quan trọng trong việc bảo vệ ANM. Mặt trái của cơng nghệ thơng tin chính là sự thiếu ý thức của người dân khi tham gia hoạt động trên KGM. Không tuân thủ pháp luật về ANM là vấn đề nhức nhối và làm mất trật tự an toàn xã hội trên KGM. Việc người dùng mạng nhận thức đúng các quy định pháp luật về ANM cũng như thái độ tự giác tuân thủ, thi hành, sử dụng pháp luật của các doanh nghiệp cộng với thái độ nghiêm minh trong ADPL của các cơ quan quản lý nhà nước sẽ bảo đảm hiệu quả THPL về ANM.

Để nâng cao nhận thức của người dân về THPL về ANM, cần thực hiện các biện pháp sau:

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật từ phía các cơ quan quản lý nhà nước đối với người dân. Công tác này có vai trị đặc biệt cần thiết đối với lĩnh vực mới mẻ như THPL về ANM. Cần phải đổi mới theo hướng đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền về THPL về ANM. Nhanh chóng thiết lập hệ thống phương tiện truyền thông khai thác từ hạ tầng mạng sẵn có đểthơng tin cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân về pháp luật ANM. Kết hợp nội dung tuyên truyền, phổ biến Luật An ninh mạng và các văn bản hướng dẫn thi hành với nhiều phương thức linh hoạt, đa dạng, dễ hiểu. Đặc biệt quan tâm đến đối tượng tuyên truyền là người dân vì đây là lĩnh vực pháp luật mới, có nhiều quy định liên quan đến khoa học công nghệ, cơng nghệ thơng tin, cơng nghệ số có đặc điểm khơng thực sự dễ hiểu, dễ bị kẻ xấu lợi dụng xuyên tạc.

Các cơ quan quản lý nhà nước cần tích cực, chủ động tận dụng lợi thế của KGM để đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến rộng rãi pháp luật về ANM trên các phương tiện truyền thơng bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, dễ hiểu, dễ tiếp cận. Thực hiện cập nhật các phóng sự, phim tài liệu về các vấn đề THPL về ANM. Xây dựng các chuyên đề, chuyên trang, chuyên mục về ANM trên các phương tiện truyền thông từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là các chương trình tin tức để truyền thông kịp thời những vấn đề về THPL về ANM.

Trong quá trình THPL về ANM, Việt Nam cũng cần phải chú trọng hơn nữa biện pháp tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật về ANM cho mọi chủ thể trong xã hội. Tăng cường tuyên truyền để các chủ thể trong xã hội cảnh giác trước

những luận điệu tuyên truyền phản động của các thế lực thù địch trên KGM. Tuyên truyền nội dung, kết quả của công tác đấu tranh chống tham nhũng, làm trong sạch nội bộ. Đẩy mạnh công tác điều tra, nghiên cứu dư luận xã hội về ANM làm cơ sở cho Đảng, Nhà nước ban hành chủ trương, chính sách, pháp luật, tạo sự đồng thuận trong xã hội. Hạn chế và không để nảy sinh tâm lý bức xúc, bất mãn và bày tỏ thái độ tiêu cực của người dân trên KGM.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về an ninh mạng ở Việt Nam. (Trang 120 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(146 trang)
w