LUYỆN TẬP (CỦNG CỐ) 1 Mục tiêu:

Một phần của tài liệu Bài 23. Thành thị ở thế kỉ XVI - XVII (Trang 26 - 32)

1. Mục tiêu:

Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về sự phát triển của thành thị chứng tỏ sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là thương mại. Sự phát triển của các thành thị lớn vào thế kỉ XVI - XVII, đó là Thăng Long, Phố Hiến, Hội An.

2. Phương thức:

Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh, chủ yếu cho học sinh làm việc cá nhân. Trong quá trình làm việc, học sinh có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

Em hãy đóng vai là hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu cho các bạn mình đôi nét về Thăng Long, Phố Hiến và Hội An thế kỉ XVI - XVII?

3. Gợi ý sản phẩm:

Hà Nội - kinh kì và Kẻ Chợ

Trong vốn ngôn ngữ và địa lý Việt, không có đô thị nào ngoài Hà Nội gắn hai chữ “phố phường” và đã trở thành một đặc trưng của đất thượng kinh Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội.

“Hà Nội, 36 phố phường”, từ lâu đã đi vào ca dao cổ, những thiên tuỳ bút sống động của Thạch Lam, Vũ Bằng… và cái danh xưng ấy đã ăn sâu vào tâm thức của người Hà Thành. Không phải ngẫu nhiên Hà Nội được gọi là “phố phường”. Phố là nơi buôn bán, phường là nơi tập trung người thợ làm cùng nghề, như nghề đúc đồng Ngũ Xã, nghề chạm bạc phố Hàng Bạc… Như vậy, Hà Nội vừa là nơi buôn bán, vừa là nơi sản xuất hàng hoá.

Từ xa xưa, Hà Nội còn được tiếng là “Kẻ Chợ”. Dân ở đây cũng được gọi Nôm là “dân Kẻ Chợ”, theo thuật ngữ ngày nay gọi là “dân buôn bán”. Lịch sử ghi lại rằng trước khi vua Lý Công Uẩn hạ chiếu rời đô từ Hoa Lư ra nơi đây thì ngoài dấu tích thành Đại La của người phương Bắc dựng làm trị sở, đã có cộng đồng dân cư người Việt trú ngụ đông đúc làm ăn buôn bán khá trù phú và thực sự Hà Nội bấy giờ là một cái chợ lớn của cả một vùng quanh lưu vực sông

Hồng. Lớp dân cư sớm nhất sống ở đây hội tụ từ các làng quê tứ xứ tụ họp làm ăn, sống thành từng phường hội để mang nghề thủ công và sản vật từ làng quê mình trao đổi buôn bán. Do đó, Hà Nội vừa là nơi hội tụ của giới thương gia, lại là nơi hội tụ các cộng đồng các làng nghề. Ngoài phố buôn, ngày ấy Hà Nội có nhiều chợ, nơi bán các sản vật quanh vùng như chợ Bưởi, chợ Hàng Bè. Nói là chợ nhưng không có quán hàng, người bán hàng tập trung hàng hoá ngay trên hè đường. Hà Nội không những có chợ họp buổi sáng mà còn có chợ họp chiều hôm như chợ Hôm - Đức Viên.

Một trung tâm buôn bán lớn của cả lưu vực sông Hồng phải cói tới chợ Đồng Xuân - được xây dựng năm 1889 trên cơ sở của 2 chợ cũ: Bạch Mã và Cầu Đông. Có người đã ví, nếu Hà Nội là một cơ thể, thì Văn Miếu là cái đầu; Hồ Tây, Hồ Gươm là hai lá phổi; giữa một lá phổi có quả tim là đền Ngọc Sơn; chợ Đồng Xuân là cái dạ dày; sông Hồng là động mạch chính, sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Nhuệ Giang là mạch máu phụ.

Từ thế kỷ XI, Hà Nội đã là trung tâm kinh tế. Khi Kinh đô Đại Việt định vị ở Thăng Long, thì Hà Nội là nơi hội tụ quyền lực quốc gia. Trước đó, Hà Nội từng là vị trị sở của người phương Bắc. Qua đó, dân “kẻ chợ” đã tiếp thu được tinh hoa của nền văn minh Trung Hoa. Rồi bảy thập kỉ bị người Pháp đô hộ, cũng là cơ hội để người Hà Nội tiếp nhận nét đẹp của văn minh phương Tây, càng làm cho trí tuệ và lối sống người Hà Nội thêm phong phú. Hà Nội vừa là “Kẻ Chợ” vừa là Kinh đô, lại là Tràng Thi và là nơi tiếp xúc các nền văn minh Đông - Tây tạo nên một tổng hoà đặc trưng mà không một nơi nào có được, để hình thành nên cái tinh hoa của mình, mà cũng là tinh hoa của một quốc gia.

Phố Hiến xưa

Câu ca xưa: “Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến” là nói tới một phố phồn thịnh đặc biệt từ cách đây 4 thế kỷ, chỉ xếp sau Kinh thành Thăng Long. Ngày nay, đó là thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.

Ở miền Bắc, phố Hiến là đầu mối giao lưu thương mại sầm uất, hình thành đô thị rất nhanh và phát triển mạnh từ thế kỷ XVI, rồi đạt tới cực thịnh vào thế kỷ XVII. Ngay từ nửa cuối thế kỷ XV, hàng gốm sứ Chu Đậu đã qua đường thủy của sông Kinh Thầy và Thái Bình đến các thị trường ở Thăng Long và cả phố Hiến. Từ đầu thế kỷ XVI, hàng xuất khẩu của Đàng Ngoài qua con đường phố Hiến đã có nhiều đặc sản quý, như hương liệu (quế, hồi, sa nhân…); đồ gỗ, sơn, lưu huỳnh, hàng dệt tơ tằm và cả tơ sống… Người nước ngoài rất ưa chuộng những hàng hóa đó. Còn hàng hóa

mà nhiều nhà buôn nước ngoài đem đến bán tại phố Hiến cũng khá nhiều, như đồng, vàng, bạc, đồ sứ, hàng dệt Trung Quốc, thuốc Bắc, các loại đồ dùng sinh hoạt, và nhiều nhất là vũ khí, những vật liệu chế thuốc súng cung cấp theo nhu cầu của triều đình vua Lê, chúa Trịnh. Những tư liệu lưu trữ của phương Tây cho thấy, nhiều tàu buôn các nước đã đến phố Hiến. Từ năm 1637 - 1700, những thương gia Hà Lan đã đến lập thương điếm ở phố Hiến. Một số công ty nước Anh đến đây vào năm 1672 - 1682. Từ năm 1680, các công ty thương mại của Pháp cũng đã lập thương điếm tại đây. Các nhà buôn người Bồ Đào Nha, Nhật Bản, người Hoa, Malaysia và Indonesia cũng tới phố Hiến làm ăn, buôn bán...

Người có công trực tiếp trong việc mở mang phố Hiến và đưa vùng kinh tế mở này phát triển đến cực thịnh là chúa Trịnh Tráng (1623 - 1657). Tháng 7 năm Đinh Sửu 1637, thay mặt triều đình Lê - Trịnh, Văn tổ Nghị vương Trịnh Tráng đã trực tiếp gặp một thuyền trưởng người Hà Lan là Karen Hasin. Và chúa Trịnh Tráng đã ưu đãi cho đối tác thương mại nước ngoài đầu tiên này mở thương điếm tại phố Hiến. Thời kỳ chúa Trịnh Tráng cầm quyền ở phủ Liêu, phố Hiến được xây dựng mở mang với quy mô của một đô thị lớn, có chợ, phố phường, bến cảng và các thương điếm nước ngoài, có cả trụ sở Hiến ty với hệ thống quan lại và đồn binh…

Giữa thế kỷ XVII, phố Hiến đã trở thành một địa bàn cư trú quan trọng của thương nhân nước ngoài. Và do tại Trung Quốc có những biến loạn, nên số người Hoa di cư tới phố Hiến càng ngày càng đông. Để tạo điều kiện cho những Hoa kiều muốn sinh sống lâu dài ở phố Hiến, theo chủ trương của chúa Trịnh Căn, quan Thừa chính sứ Sơn Nam lúc bấy giờ là Lê Đình Kiên đã cấp 27 mẫu 2 sào 1 thước ruộng công ở 2 làng An Vũ và Nhân Dực cho người Hoa làm nhà ở và xây đền chùa. Theo văn bia dựng đầu thế kỷ XVIII ở phía Tây chùa Hiến và chùa Chuông, thời đó có vài trăm hộ gia đình Hoa kiều. Khu phố Bắc Hòa đã mở rộng thành 3 phố Thượng, Trung và Hạ. Và giữa 2 phố Bắc Hòa Thượng và Bắc Hòa Hạ hình thành bến cảng Vạn Lai Thiều.

Có thể nói, thế kỉ XVI - XVIII là một thời kì mở của nước Việt ta, và phố Hiến là một sự hội nhập tuyệt vời với các nước trên thế giới ở khu vực Đàng Ngoài (ở Đàng Trong là đô thị Hội An). Do vậy, triều đình Lê - Trịnh đặc biệt quan tâm đến tư cách đạo đức và tài năng của quan lại khi bổ dụng họ về trị nhậm ở trấn Sơn Nam nói chung và phố Hiến nói riêng. Viên quan trấn thủ Sơn Nam và thay mặt triều đình suốt 40 năm, từ 1664 - 1704, là Lê Đình Kiên, một nhân vật tài, đức đặc biệt. Ông làm thương nghiệp giỏi, có tài cầm cân pháp lý và đặc biệt giỏi động viên các thương gia cho đến dân chúng cùng sĩ phu xây dựng kinh tế và văn hóa ở phố Hiến hưng thịnh. Văn bia do dân địa phương dựng

năm Bảo Thái thứ 8 đời Lê Dụ Tông 1727 có đoạn: “…với người nghĩa phụ thì một lòng kính mộ, từ trước tới sau dạy được (nết tốt cho) dân, đức thêm dày dặn hòa với khách phương xa nên Vạn Lai Thiều yên vui, thuế tô khoan nhẹ, tỏ được ơn trời…” Cộng đồng Hoa kiều cũng hết lòng quý trọng quan trấn thủ Sơn Nam Lê Đình Kiên. Văn bia do Trần Đề Đào soạn năm 1723 biểu lộ sự tri ân đối với Lê Đình Kiên: “Tướng quân yêu dân như con, ngăn giặc có phép, dè xẻn tiêu dùng, công lao trung quân ái quốc của tướng công đến đứa trẻ cũng biết ca tụng… Chúng tôi kiều ngụ ở nước Nam đã lâu được thấm nhuần công đức, ơn trạch của Lê tướng công…”.

Sau khi quan Thừa chính sứ Sơn Nam Lê Đình Kiên qua đời, triều đình đã cử Đặng Đình Tướng lên thay. Đặng Đình Tướng là một đại thần của triều Lê - Trịnh, một bậc đại nho, từng đi sứ nhà Thanh, làm quan đến chức Đại Tư mã, Đại Tư đồ (tể tướng)… Ông lên trấn thủ xứ Sơn Nam hơn 10 năm, trấn doanh đặt ở phố Hiến, đã để lại tiếng thơm là “người giản dị, rộng rãi, ôn hòa nên dân chúng cũng được yên vui…”.

Có thể thấy, những quan lại triều Lê - Trịnh bổ dụng về Sơn Nam nói chung và Hiến ty nói riêng hầu hết đã làm tròn vai trò lịch sử trên vùng đất phố Hiến, nơi diễn ra sự hội nhập của nước Việt ta trong một thời kỳ thật đặc biệt.

Ngày nay, do sự biến cải của thiên nhiên, địa lý và xã hội, phố Hiến không còn là một cảng thị, đô hội phồn hoa. Nhưng, nhìn lại những nhân tố tích cực đã góp phần tạo ra một phố Hiến nổi tiếng từ thế kỷ XVI - XVIII vẫn là bài học quý đối với hôm nay.

Hội An - thương cảng cổ xưa

Là một trong những di sản văn hoá thế giới nổi tiếng của Việt Nam, Hội An là thành phố nhỏ nằm bên bờ sông Thu Bồn thơ mộng, thuộc địa bàn tỉnh Quảng Nam - cách trung tâm TP.Đà nẵng 30km về phía nam.

Nơi đây xưa kia đã từng là một thương cảng thịnh vượng, một trung tâm buôn bán lớn của vùng Đông Nam Á trong các thế kỷ 16,17,18 với sự tham gia của các thương nhân đến từ Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hà Lan...

Gọi là chùa nhưng không thờ Phật. Giờ đây do nhiều yếu tố, thương cảng không còn nữa, nhưng những dãy phố cổ và các di tích có sự giao lưu văn hóa của nhiều quốc gia qua các thời kỳ vẫn được giữ gìn gần như nguyên vẹn. Chính vì vậy, năm 1999 phố cổ Hội An đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.

Tới Hội An, du khách có cơ hội được cảm nhận không gian cảnh quan của một thương cảng cổ thật sống động qua các đền chùa, hội quán, nhà cổ, bảo tàng, giếng nước, nhà thờ họ và qua phong tục, tập quán, lối sống, lễ hội, ẩm thực, làng nghề của người dân nơi đây. Hội An được coi là một trong những khu du lịch tốt nhất của nước ta hiện nay. Đến Hội An, thật là đáng tiếc nếu du khách không dành thời gian để khám phá những di tích tiêu biểu cho sự giao lưu và ảnh hưởng văn hóa của các quốc gia. Đầu tiên đó là các hội quán - các di tích tiêu biểu cho văn hóa Trung Hoa, như: Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng Đông... Ngoài chức năng tín ngưỡng là thờ các vị thần phù hộ mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng khi ra khơi, đây còn là nơi hội họp đồng hương và tương trợ lẫn nhau của các thương nhân Hoa kiều khi làm ăn xa xứ.

Tiếp theo, một di tích rất nổi tiếng tiêu biểu cho sự giao lưu và ảnh hưởng văn hóa Nhật Bản không thể bỏ qua là chùa Cầu - đây là biểu tượng chính của phố cổ Hội An. Chùa Cầu còn được gọi là cầu Nhật Bản, hay Lai Viễn Kiều, được các thương gia đến buôn bán tại Hội An xây dựng vào khoảng thế kỷ 17. Sau nhiều lần trùng tu, các yếu tố kiến trúc Nhật Bản đã dần bị đan xen với các yếu tố kiến trúc và . Gọi là chùa Cầu nhưng ở đây không thờ Phật, mà thờ Bắc Đế Trấn Vũ - thần chuyên trấn trị phong ba, lũ lụt và bảo vệ xứ sở theo tín ngưỡng của người Trung Hoa.

Có một điều thú vị là hình ảnh chùa Cầu được vẽ trên mặt sau tờ tiền 20.000 đồng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Tại Hội An hiện nay còn rất nhiều ngôi nhà cổ thể hiện sự kết hợp giữa các phong cách kiến trúc của Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam như: Nhà cổ tộc Trần, Tấn Ký, Đức An, Diệp Đồng Nguyên..., trong đó một trong những ngôi nhà tiêu biểu cho các ngôi nhà cổ ở Hội An là nhà cổ Phùng Hưng.

Cho tới nay, ngôi nhà đã là nơi sinh sống của 8 thế hệ nối tiếp nhau. Ngôi nhà hình ống hai tầng với công năng là để ở và bán hàng. Nhà gồm hai nếp nhà được ngăn cách bởi một sân trời lấy gió và không khí. Giống như mọi ngôi nhà cổ ở Hội An, tầng hai của nhà cổ Phùng Hưng được thông với tầng một bằng một lỗ trống trên sàn tầng hai để chuyển hàng hóa lên cho thuận tiện vào mùa lụt.

Một điều đặc biệt dễ thấy khi nhìn mặt tiền mọi công trình kiến trúc ở Hội An là mắt cửa, theo quan niệm địa phương: Vạn vật hữu linh. Chính vì vậy, việc điểm nhãn cho ngôi nhà giống như điểm nhãn cho tàu thuyền khi ra khơi, mục đích

là để giúp gia chủ tránh được những điều không tốt.Với lịch sử trên 200 năm tuổi, nhà Phùng Hưng chứa đựng nhiều thông tin về lối sống của tầng lớp thương nhân ở thương cảng Hội An xưa.

Đến với Hội An, ngoài tham quan các di tích tiêu biểu trên, thật tuyệt vời cho du khách khi dạo quanh phố cổ để hòa mình vào đời sống thường ngày của người dân địa phương, để chiêm ngưỡng những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc sắc do người dân Hội An làm ra, mà nổi tiếng là những chiếc đèn lồng - nghề thủ công nổi tiếng và đặc trưng của Hội An. Không ai biết nghề làm đèn lồng có ở Hội An từ bao giờ, chỉ biết khách du lịch đến đây không ai lại không mua cho riêng mình vài chiếc đèn lồng về làm quà cho gia đình và bạn bè. Đến với Hội An thật là tiếc nếu không thưởng thức những món ăn hấp dẫn do chính người dân Hội An chế biến và phục vụ như: Cao lầu, mỳ Quảng, cơm gà...

Thật may mắn cho ai khi thăm Hội An đúng vào ngày rằm - ngày mà Hội An tổ chức lễ hội đêm rằm phố cổ - một lễ hội độc đáo. Trong lễ hội này, khi tản bộ qua các con phố, hòa mình vào đời sống của người dân Hội An dễ thấy không gian nơi đây thực lung linh.

Một phần của tài liệu Bài 23. Thành thị ở thế kỉ XVI - XVII (Trang 26 - 32)