Các bài toán dự báo sau khi đã khắc phục khuyết tật

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 20052020 (Trang 34)

Bài toán: Với độ tin cậy 95%, hãy dự báo giá trị xuất khẩu gạo trung bình và giá trị xuất khẩu gạo trong năm 2021, nếu tỷ lệ lạm phát năm 2021 là 2,5% và sản lượng trong nước là 43000 nghìn tấn.

Ta có bảng dự báo trung bình và dự báo cá biệt:

Dự báo giá trị trung bình: Với độ tin cậy 95%, khi tỷ lệ lạm phát là 2,5% và sản lượng trong nước là 43000 nghìn tấn thì giá trị xuất khẩu gạo trung bình dao động từ 2385,96 đến 2937,959 triệu USD.

Dự báo giá trị cá biệt: Với độ tin cậy 95%, khi tỷ lệ lạm phát là 2,5% và sản lượng trong nước là 43000 nghìn tấn thì giá trị xuất khẩu gạo dao động từ 1793,591 đến 3530,328 triệu USD.

CHƯƠNG IV. KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN 4.1. Kiến nghị giải pháp

Từ kết quả phân tích, kiến nghị đưa ra một số giải pháp làm nâng cao giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam như sau:

Thứ nhất, duy trì lạm phát ở mức ổn định. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, lạm phát làm tăng giá hối đoái. Sự mất giá của tiền trong nước so với ngoại tệ làm giá xuất khẩu tăng cao, từ đó tăng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên nếu tăng lạm phát quá cao sẽ làm đến ảnh hưởng đến đầu tư trong và ngoài nước và cũng ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước. Vì vậy dù lạm phát ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu gạo, nướ ta cần kìm hãm lạm phát. Cần có chính sách thắt chặt tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, kiềm chế tốc độ tăng trưởng tối đa.

Thứ hai, tăng sản lượng gạo để có thể đáp ứng nhu cầu từ các thị trường. Theo kết quả nghiên cứu, sản lượng gạo có tác động tích cực đến giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam. Thực tế tình trạng gieo trồng lúa ở một số địa phương kém hiệu quả làm cho phải thay thế cây lúa bằng những mặt hàng khác như ngô,sắn, mía hoặc những cây lâu năm như cam sành, hoa màu,… Trong thời gian tới, để năng cao sản lượng gạo xuất khẩu cần có biện pháp lập các cơ sở đào tạo tại chỗ về kỹ thuật sản xuất, phương pháp quản lý cả quy trình sản xuất từ gieo trồng, sử dụng phân bón, các đầu tư sinh học đến chế biến sản phẩm, sử dụng công nghệ tiên tiến để đảm bảo đầu ra chắc chắn; hạn chế tình trạng tự phát hiện nay là thường xuyên thay đổi cây trồng theo biến động nhất thời của thị trường gây ảnh hưởng đến sản lượng gạo.

4.2. Kết luận chung

 Hàm hồi quy mẫu:

𝐆𝐓̂i = -6664,671 + 0,212652*Qi +73,07931*LPi

- Như vậy, qua việc nghiên cứu sau đó đưa ra mô hình của nhóm thì có thể thấy giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2005-2020 phụ thuộc vào sản lượng trong nước và tỷ lệ lạm phát.

- Mô hình nhóm lựa chọn đã phù hợp với lý thuyết kinh tế. - Mô hình không có hiện tượng tự tương quan.

- Khi kiểm tra mô hình ban đầu thì hệ số tương quan cặp giữa các biến giải thích và xét hồi quy phụ thì có cơ sở kết luận có đa cộng tuyến trong mô hình. Cách khắc phục là loại bỏ 2 biến giải thích có hệ số tương quan cao là N và GDP rồi sau đó loại thêm biến DT do tDT thấp và R2

cao. Nhóm kết luận được mô hình như trên.

4.3. Hạn chế của đề tài

Mặc dù đã đạt được một số yêu cầu nêu trong mục đích nghiên cứu, nhưng bài thảo luận của nhóm vẫn còn một số hạn chế:

 Do thiếu số liệu nên để áp dụng mô hình bài luận đã phải thực hiện các ước lượng có thể dẫn đến giảm độ tin cậy trong các tính toán, một số mô hình sử dụng trong bài luận còn đơn giản chưa được hoàn hảo.

 Còn nhiều biến số chưa được đưa vào mô hình, có thể đưa thêm một số biến nữa vào để độ phù hợp tăng lên, tuy nhiên làm như vậy mô hình sẽ phức tạp hơn, có thể sẽ có nhiều khuyết tật hơn, gây khó khăn cho việc kiểm định.

 Do năng lực bản thân của mỗi thành viên trong nhóm có hạn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, còn một số chỗ chưa hẳn hoàn thiện. Nhóm rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, nhận xét, phê bình từ cô và các bạn trong lớp để nhóm kịp thời nắm bắt và sửa đổi để bài thảo luận của nhóm chúng mình được hoàn thiện hơn.

4.4. Hướng phát triển đề tài

Những hạn chế trên đã gợi ý cho những nghiên cứu tiếp theo như :

- Để nghiên cứu đạt kết quả cao hơn cần phối kết hợp nhiều mô hình và các phương pháp nghiên cứu phong phú với điều kiện số liệu đầy đủ, chính xác hơn.

- Tìm kiếm và đưa thêm một số biến số thích hợp vào mô hình để tăng sự tin cậy nhưng cần chọn lọc để tránh gây phức tạp, khó nghiên cứu hơn.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 20052020 (Trang 34)