D- Ô NHIỄM ĐIỆN TỪ:
2) Tách ại của ô nhiễm điện từ:
Nếu sinh hoạt trong một thời gian dài ởmôi trường bức xạđiện từ mạnh sẽ dẫn tới thần kinh suy nhược, thần kinh thực vật rối loạn, huyết áp không bình thường, công
năng tim suy giảm, thậm chí còn có thể bị ung thư, dị dạng hoặc thay đổi tính di truyền v.v… Nguồn gốc điện từ trường mạnh rất nhiều, phát thanh, truyền hình, thiết bị thông vấn viba, lò cao tần dùng trong công nghiệp, máy hàn cao tần và các loại máy móc thiết bị có mang theo dụng cụ điện v.v… đều có khả năng trở thành nguồn ô nhiễm điện từ. Rung động cũng làm cho môi trường bị tổn hại, rung động của máy móc và thiết bịđộng lực lớn có thể thông qua mặt đất truyền đi bốn xung quanh, loại rung động này không chỉ làm cho chi tiết máy tổn hại, đồng hồ mất nhạy, công trình kiến trúc hư hỏng mà còn làm cho các cơ quan nội tạng trong
người cũng bị tổn thương. Đó chính là nguyên nhân vì sao khi ngồi xa chạy bị xóc, hoặc làm việc bên cạnh máy móc đang rung động mạnh dễ bị mệt mỏi. Do năng lượng được tiêu dùng nhiều, nguồn nhiệt trong môi trường cũng theo đó tăng lên, nhà máy nhiệt điện, các loại máy nhiệt đều yêu cầu một lượng lớn nước làm mát,
nước làm mát sau khi trở nên nóng được thải ra sông ngòi, nhiệt độ nước trong tự nhiên đang không ngừng nâng cao. Theo thống kê một nhà máy điện 1 triệu kilôwát, mỗi giây cần 30 - 50 m3 nước làm lạnh, sau khi thải ra có thể làm cho nhiệt
Bài tập nghiên cứu khoa học GVHD: TS. Lê Văn Hoàng
46
độnước biển trong 1 vòng 1 km2 tăng 20C. Nhiệt độ nước nâng cao làm cho động vật, thực vật sống trong nước sinh sôi nẩy nở nhanh hơn, lượng ôxy yêu cầu tăng lên, làm cho nước thiếu ôxy dẫn tới tôm, cá chết hàng loạt, nó còn làm cho độc tính của các vật có chất độc trong nước tăng thêm, nguy hiểm đến sự sinh nở của các sinh vật trong nước.
TÁC HẠI CỦA CẢM ỨNG TỪTRƯỜNG:
Đối với một đường dây 400 kV có dòng điện 2140 A chạy qua, sự phân phối
cường độ của trường này ởhai đầu của trục đường dây trong khoảng cách 45 m sẽ như sau: 35 - 30 - 20 - 15 - 10 - 5 microteslas và trên đường dây 225 kV (895 A/phase) là: 20 - 15 - 10 - 5 - 1 microteslas (Các trịgiá này được đo ở cách mặt đất 1,5m).
Đặt một dây dẫn điện bên cạnh, trường này sản sinh một dòng điện xoay chiều
cùng đặc tính và cùng tần số với dòng điện cảm ứng vì vậy các đường cao thế và vô tuyến viễn thông không được đặt chung. Hiện tượng này sẽ gây nhiễu cho thiết bị
liên lạc và gây biến chất cho các băng từ tính.
Các máy dùng trong nội trợ cũng như các máy điện đều phát sinh trường từ tính
thường rất cao ở khoảng cách vài cm, giảm bớt nhanh chóng và biến mất trong vòng 1m.
ẢNH HƯỞNG VÀNH NGOÀI:
Quanh các dây điện cao thế, không khí bị ion hoá khiến các phân tử của nó biến thành ion. Từđó không khí trở nên có tính dẫn điện và tạo quanh dây điện một màn bọc khí dẫn điện mà đường kính tùy thuộc vào nhiều yếu tố và bị hạn chế bởi dòng
điện xoay chiều.
Dọc đường dây phát sinh những tia phóng điện vào không khí kèm tiếng nổ và ánh sáng tím thấy được trong đêm tối. Đó là hiện tượng phóng điện hào quang, sự phóng điện quanh dây điện tạo ảnh hưởng vành ngoài (effet corona). Cường độ của sự phóng điện này tùy thuộc vào điện thế, đường kính dây điện và bề mặt của chất dẫn. Mưa, sương mù và tuyết làm gia tăng đáng kể việc hình thành các điểm phóng
Bài tập nghiên cứu khoa học GVHD: TS. Lê Văn Hoàng
47
nó sẽ mạnh thêm nếu có sự tiếp xúc xấu với thanh kim loại hay nếu các cách điện bị
lỏng hoặc hư hỏng.
Ảnh hưởng vành ngoài này là nguyên nhân tạo ra tổn thất công suất điện, ô nhiễm khí quyển, các tiếng ồn và các nhiễu truyền tải.
- Tổn thất công suất tăng khi thời tiết ẩm ướt hay sương mù.
- Ô nhiễm môi trường gia tăng gấp đôi: tạo ra ozone và oxyde azote.
- Phóng điện hào quang giải phóng électron năng lượng cao biến oxygène trong không khí thành ozone
- Ozone là chất khí với năng lượng rất nhỏ trong thiên nhiên nhất là sau cơn
dông. Ở thượng tầng khí quyển một lớp ozone lọc các tia cực tím của mặt trời. Một sự tập trung khoảng 50 ppb (50 phần tỷ) tạo héo úa cho cây cối.
Đối với loài người đây là tác nhân làm sưng phổi.
- Các tia phóng điện nhỏ dọc theo đường dây tạo một tiếng động nhất định.
Cường độ của nó mạnh nhất và như được khuếch đại lúc ở gần các chuỗi sứ cách điện. Cư dân sống cạnh đường dây cao thế thường nghe tiếng ồn này vào buổi tối. Ở chiều cao 25 đến 125m, tiếng ồn đường dây cao thếdao động giữa 40 và 50 décibel. Nếu khách vãng lai không nhận ra tiếng động này thì
đối với cư dân việc lặp đi lặp lại tiếng động này trở thành cực hình cho cuộc sống.
- Cuối cùng, ảnh hưởng vành ngoài là tác nhân của các nhiễu trong những máy thu thanh, thu hình mà tần số nằm trong khoảng vài mégahertz và trải dài khá xa ởđầu này cũng như đầu kia.
CÁC ẢNH HƯỞNG THỨ CẤP:
Các ion tự nhiên của không khí bị phá hủy hoàn toàn cạnh các đường dây cao thế. Các trường điện xoay chiều triệt tiêu ảnh hưởng của lực Coulomb tránh được sự
ion hoá tức khắc của cặp ion vừa được hình thành. Theo Giáo sư Métadier thì kết quả là có một loại không khí nghèo oxion, đó là các vitamine của không khí.
Toàn bộ các biến đổi đã được khảo cứu có thể tạo ra những ảnh hưởng rất khác biệt tùy thuộc vào vị trí, địa hình, dưới lòng đất, một số vi khí hậu. Ví dụ sự hiện
Bài tập nghiên cứu khoa học GVHD: TS. Lê Văn Hoàng
48
diện của các khối đá mang tính sắt từdưới lòng đất có thể tạo cảm ứng những dòng
điện gây nhiễu.
Trung tâm nghiên cứu địa cực Pháp ở Beauce bị buộc phải dời đi sau việc điện
hoá đường tàu hoả Paris-Orléans nằm cách đó cả40km. Điều này chứng tỏ rằng các
vi năng lượng địa cực bị xáo trộn với một khoảng cách thật xa.
THỜI GIAN CHỊU SỰTÁC ĐỘNG:
Các qui tắc hiện hành buộc trường điện tại các khu vực có người ở phải dưới 5000 V/m.
Thời gian mà cư dân phải chịu tác động tại các trường điện cao thường không kéo dài lâu. Theo một sốỦy ban điều tra ởPháp (thường được các cơ quan điện lực tài trợ về mặt tài chính, thì thời gian tiếp xúc với một trường điện cao hơn 1000
V/m chỉcó 0,3% đối với con người và 2,5% cho các loài bò. Thời gian có mặt trong một trường cảm ứng từtính vượt quá 25 microteslas chỉlà 0,024% cho con người.
Không có bất cứ qui tắc nào liên quan đến từtrường mà được xem là quá yếu để
tạo những ảnh hưởng xấu. Các nhà chuyên môn tránh né mọi tranh luận đưa đến việc so sánh với các điện từtrường sản sinh từcác động cơ điện từ có thể cùng giá trị hoặc cao hơn.
CÁC ẢNH HƯỞNG SINH HỌC
Các khảo cứu ở Mỹ (Becker và Marino, Adey) và Tây Ban Nha (Delgado) xác nhận là sức khoẻ bịtác động bất lợi khi sống ở cạnh đường điện cao thế, đặc biệt:
- Não bộ phát ra sóng điện từ chậm, tần số thấp nên khá nhạy cảm với các bức xạ tần số gần với hệ thống 50 Hz.
- Hiện diện tại các trường trong thời gian lâu dài, chỉ vài microteslas cho từ trường và vài chục V/m cho trường điện cũng tạo xáo trộn cho hệ thần kinh
và gây ung thư. Vài lưu ý quan trọng:
- Địa từtrường ở mức 50 microteslas là trường một chiều. Con người rất nhạy cảm với các thay đổi của nó. Con người không thể thích nghi với các trường
Bài tập nghiên cứu khoa học GVHD: TS. Lê Văn Hoàng
49
- Trường điện tự nhiên ở mặt đất nằm từ 100 đến 200 V/m, một chiều. Quy
định an toàn hiện thời đối với 5000V/m là 25 đến 50 lần cao hơn.
- Một trường tĩnh điện nằm giữa 12 và 25 kV/m sẽ tạo cảm giác lâm râm khó chịu. Vượt 1000 kV/m các xáo trộn nặng sẽ xuất hiện: thởkhó khăn, co rút.
- Thực tế, đây không phải là điện thế cũng không phải là cường độ trường làm xáo trộn hay gây hại mà chỉ là dòng điện mà nó tạo ra dọc theo bộ phận. Các thử nghiệm được thực hiện tại các phòng thí nghiệm nghiên cứu các phản
ứng sinh lý chuyển biến theo cường độ của dòng điện chạy trong cơ thể. Nhờ
vậy người ta cũng phát hiện rằng đối với một dòng điện xoay chiều 50 chu kỳ, sự vận chuyển của ion bắt đầu trong cơ thể là 50 micro-ampère, vượt hơn
50 milliampère thì mọi cái biến thành một cảm giác kiến bò: đối với các
cường độ vài milli-ampère xuất hiện trạng thái rung và co cứng cơ bắp; từ 6
đến 10 mA, sự co cứng đủđể gây trở ngại cho đối tượng trong các hoạt động. - Dĩ nhiên, các thử nghiệm này được thực hiện trong phòng thí nghiệm tạo nên những tác động trực tiếp và tức thời. Trong cuộc sống hằng ngày, dòng điện yếu hơn, nhưng ở lâu tại nơi này sẽ tạo những ảnh hưởng tai hại khác nhau tùy thuộc vào các phay năng lượng của từng nơi.
- Các khảo cứu tại các phòng thí nghiệm cho đến ngày nay chưa giúp giải thích chính xác các nguyên nhân của các hiện tượng quan sát được.
- Các kết quả nghiên cứu của Liên Xô thực hiện từ1963 đến 1972 cho thấy là những công nhân làm việc tại các trạm cao thế thường tỏ ra mệt mỏi, buồn
nôn, đau đầu, nóng nảy, giấc ngủdao động.
- Theo Korobkova, vào 1972, các thợđiện có nguy cơ mạch không đều, huyết áp giảm, điều hòa thân nhiệt bị xáo trộn.
- Khảo cứu đầu tiên được công bố ở Hoa Kỳ vào tháng 3 năm 1979 bởi Wertheimer và Leeper (Electrical wiring configurations and childhood cancer) ở vùng Denver. Trong 344 trẻ bị ung thư thì những em sống cạnh
đường dây cao thế hay các đường dây cường độ dòng điện cao tỷ lệ bị chết cao gấp đôi. 6 trong số các em bé này đã thiệt mạng vì sống cạnh các trạm
Bài tập nghiên cứu khoa học GVHD: TS. Lê Văn Hoàng
50
biến áp. Tác giả của công trình giải thích rằng các từtrường xoay chiều mức
độ yếu sẽtác động đến sự phát triển của chứng ung thư. Bản nghiên cứu này
đã được tranh cãi nhiều vì không có sựđo lường về từtrường tại các địa hình nghi ngờ. Tuy nhiên, vài năm sau các điều trên được xác nhận. Đến tháng 12/1982, Wertheimer và Leeper qua việc nghiên cứu đối với những người
trưởng thành tại vùng Denver đã nhận ra một ảnh hưởng tương tự về một từ trường xoay chiều trên tỷ lệ bệnh ung thư. Dù ơ mức độ yếu, 0,1 militesla,
các trường này vẫn có những ảnh hưởng sinh lý tai hại.
- Tháng 8 năm 1981: Perry, Reichmanis, Marino và Beker làm sáng tỏ mối
tương quan giữa tỷ lệngười tự tử với việc cư ngụ tại một từtrường cao hơn 1
militesla.
Trong một phúc trình công bố vào năm 1990, Cơ quan môi trường Hoa Kỳđã cho rằng tất cả các điện từ trường đều tạo ảnh hưởng ung thư, đáng kể nhất là các
máy điện mà trẻ em là thành phần nhạy cảm nhất. Bản phúc trình còn chỉ ra rằng phụ huynh vì hoạt động nghề nghiệp phải thường xuyên làm việc trong từtrường sẽ gia tăng cùng bệnh trạng. Đó có thể là sự biến chất của yếu tố di truyền.
Các chuyên gia Liên Xô và Đức cũng phân tích ảnh hưởng của các đường dây cao thế trên loài ong. Trong một trường 800 V/m mức sản xuất mật sẽ gia tăng nhưng sự bội hoạt sẽ làm kiệt sức và đưa tới cái chết.
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
- Các nhà Địa sinh học đã đối mặt với các vấn đề của cư dân sinh sống cạnh
các đường dây cao thế hay các đường tàu hỏa điện. Dĩ nhiên, giải pháp tốt nhất là chớ nên mua nhà hay xây cất cạnh các địa điểm này.
- Đối với các nhà sản xuất điện năng, nếu loại bỏ lưới truyền tải ngầm (vì tốn kém và bất cập về mặt kỹ thuật) thì việc đặt ngầm các hệ thống phân phối trung và hạ thế lại có tính khảthi hơn bao giờ hết.
- Để giảm thiểu tác hại từcác đường điện trên mặt đất, ta có thểcăng một lưới kim loại dưới đường dây cao thế nhằm loại bỏ tác động của điện từ trường .
Bài tập nghiên cứu khoa học GVHD: TS. Lê Văn Hoàng
51
Lưới này được tiếp đất và giải pháp này rất tiện lợi cho những khu nhà ở tập trung.
- Đối với cư dân, cần tạo một lá chắn bằng việc trồng cây và đồng thời đặt một
lưới trên mặt tiếp giáp với đường dây điện. Mặt khác, tất cả các mắt lưới điện
đều phải tiếp đất để tạo một loại “lồng Faraday” nhằm chặn đứng các trường. Nên trù liệu đặt tại mỗi phòng một máy ion hoá. Thoả mãn các điều kiện trên, ta có thể sống thoải mái trong cái không gian ô nhiễm này.
- Cũng có những giải pháp khác để chọn lựa, trong số này phải kể đến giải pháp giảm thiểu việc truyền tải điện bằng cách hạn chế các việc buôn bán
điện xuyên quốc gia. Tiếp đến ngừng phát triển các nhà máy điện hạt nhân. Chỉ nên duy trì các nhà máy sản xuất điện cạnh các khu công nghiệp (tiêu thụ nhiều năng lượng). Ứng dụng nguyên tắc của Carnot, theo đó: mọi sản xuất năng lượng đều phóng ra nhiệt lượng để biến mất trong khí quyển hay sông ngòi biển cả. Một sự tiếp cận lớn hơn giữa các nhà máy sản xuất điện với các thành phốhay xưởng tiêu thụ nhiệt lượng (sưởi ấm…) sẽ tránh được phí phạm này.
Bài tập nghiên cứu khoa học GVHD: TS. Lê Văn Hoàng
52
Tài liệu tham khảo:
[1]: Vệ tinh nhân tạo đầu tiên của loài người, Sputnik đã được người Nga phóng lên quỹđạo trái đất vào ngày 4/10/1957. Sputnik là một quả cầu kim loại có kích thước 58cm, và nặng khoảng 83,6kg. Mặc dù đó là
một thành tựu đáng ghi nhớ, nhưng Sputnik dường như rất nghèo nàn so với các tiêu chuẩn ngày nay. Bao gồm một nhiệt kế, pin, máy phát tín hiệu radio, bình đựng khí ga nitơ đểđiều áp bên trong vệ tinh. Bên ngoài của Sputnik được trang bị 4 cần ăn-ten để truyền tín hiệu với tần sóng ngắn - 27MHz - http://www.tin247.com/ve_tinh_nhan_tao_sputnik_ky_nguyen_khong_gian_moi-12-21231448.html
[2]: Nguyễn Đình Hoãn – Nguyễn Quỳnh Lan.2006. Ứng dụng vật lý thiên văn vũ trụ trong kinh tế kĩ thuật
đời sống. Nhà xuất bản giáo dục. Trang 70
[3]: http://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BB%87_tinh
[4]: http://www.webindia123.com/medicine/therapy/magneto.htm.
[5]: Allen W.R, Nguyên lý chǎm sóc sức khỏe bằng từtrường, Hà Nội, 1999.
[6]: http://khoahocphothong.net/forum/showthread.php?t=100957. [7]: http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90i%E1%BB%87n_xung_tr%E1%BB%8B_li%E1%BB%87u. http://www.dientuvienthong.net/diendan/viewtopic.php?f=18&t=32&start=0 [8]: http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A0u_%C4%91%E1%BB%87m_t%E1%BB%AB [9]: http://vietnamnet.vn/khoahoc/quocte/2007/04/681104/ [10]: http://lenduong.gdc.vn/VietNam/Home/Kham-pha/Duong-sat/2008/01/2FBE5C72/ [11]: http://www.vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/2004/04/3B9D17AE/ [12]: http://tinhte.com/forum/showthread.php?t=27250 [13]: http://camxahoc.vn/modules.php?name=News&file=article&sid=1081
Bài tập nghiên cứu khoa học GVHD: TS. Lê Văn Hoàng