Phân tích chiến lược giá

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN đề tài PHÂN TÍCH STARBUCKS COFFEE (Trang 37 - 40)

Starbucks sử dụng chiến lược định giá sản phẩm cao cấp. Đối với chiến lược này, doanh nghiệp định giá của sản phẩm của họ cao để thể hiện rằng sản phẩm có giá trị cao, sang trọngvà cao cấp. Thông qua việc định giá sản phẩm cao cấp, thương hiệu này còn đánh vào xu hướng hành vi của người tiêu dùng nghĩ rằng sản phẩm có giá trị đắt tiền sẽ có giá trị cao đã giúp thương hiệu Starbucks giữ vững hình ảnh thương hiệu đồ uống cao cấp và cực kỳ chất lượng.

Các sản phẩm của Starbucks đều bán ra với mức giá cao hơn so với thị trường, vì Starbucks chú trọng đến chất lượng sản phẩm và thông điệp muốn truyền tải đến tay khách hàng đều là những sản phẩm mang giá trị cao. Từ việc chọn lọc cà phê đến quy trình chế biến nghiêm ngặt và đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp để làm ra những sản phẩm có giá trị cao nên không thể bán với giá thành rẻ.

Tuy nhiên, Starbucks cũng gặp phải rất nhiều sự cạnh tranh với các quán cà phê và chuỗi cà phê trên thế giới. Starbucks đã có bước đi khôn khéo khi đưa ra mức giá chỉ 1$ cho một cốc cà phê và không giới hạn số lần tiếp cà phê. Với chiến lược giá cực kỳ hời này Starbucks đã thu hút một lượng lớn người dùng đến trải nghiệm sản phẩm. Cùng với đó, Starbucks cho ra mắt các sản phẩm combo tiết kiệm và dịch vụ phụ trợ như bữa sáng tiết kiệm chỉ với 3,95$ để đánh mạnh vào nhóm đối tượng khách hàng quan ngại đến giá cả. Starbucks đã áp dụng chiêu thức so sách giá để đẩy bán các sản phẩm cao cấp của mình bằng việc xen kẽ các sản phẩm cà phê giá rẻ với các sản phẩm cà phê nguyên hạt cao cấp.

Chiêu thức giá cả này có thể hiểu đơn giản rằng: Khi khách hàng đã trải nghiệm và yêu thích các loại sản phẩm đồ uống cao cấp thì họ sẵn sàng bỏ ra các chi phí để có thể tận hưởng các dịch vụ tuyệt vời. Nhóm khách hàng này luôn quan tâm đến chất lượng sản phẩm hơn là giá cả, sản phẩm có quy trình và được kiểm định chất lượng hay đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp và nhiệt tình hơn là giá của sản phẩm.

Để tối đa hóa lợi nhuận, Starbucks đã tăng giá một số loại đồ uống, kích cỡ cốc thay vì nhóm sản phẩm cà phê nguyên hạt. Starbucks đã rất khôn khéo khi đưa ra mức giá hấp dẫn hướng khách hàng lựa chọn cỡ cốc đồ uống to hơn.

Tại thị trường Việt Nam, Starbucks tận dụng giá cả để đánh vào tâm lý của khách hàng. Starbucks sử dụng những chương trình khuyến mãi 10% đối với những khách hàng sử dụng bình, cốc của thương hiệu để đựng đồ uống. Hiện nay chương trình này còn đang được nâng cấp bằng cách chỉ cần khách hàng sử dụng lại cốc đồ uống trước đó cũng sẽ được giảm 10% , việc tái sử dụng lại ly cốc của Starbucks nhằm giảm rác thải ra môi trường. Bên cạnh đó việc làm thành viên của Starbucks cũng nhận được nhiều ưu đãi về đồ uống, giảm giá vào các dịp lễ, ngày sinh nhật hay ngày kỉ niệm thành lập của Starbucks.

Thông qua chiến lược định giácủa Starbucks khi đánh vào xu hướng hành vi của người tiêu dùng luôn nghĩ rằng sản phẩm đắt tiền sẽ có giá trị cao đã giúp thương hiệu Starbucks giữ vững được hình ảnh của một thương hiệu đồ uống cao cấp và cực kỳ chất lượng, Starbucks duy trì hình ảnh là một thương hiệu cà phê cao cấp. Tuy nhiên, công ty vẫn cố gắng phát triển để thực sự đem đến các sản phẩm chất lượng cao và cải thiện trải nghiệm khách hàng tại các quán cà phê của mình.

3. Phân tích chiến lược phân phối Dạng kênh:

Starbucks sử dụng nhiều kênh (kết hợp) phân phối cho các sản phẩm của mình. Điều này có nghĩa là công ty sử dụng nhiều hơn một thiết kế phân phối. Thứ nhất, Starbucks bán sản phẩm của mình thông qua hệ thống bán lẻ trực tiếp tại các cửa hàng thuộc sở hữu của công ty.

Ba loại kênh phân phối là bán buôn, bán lẻ và bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng. Người bán buôn là các doanh nghiệp trung gian mua số lượng lớn sản phẩm từ một nhà sản xuất và sau đó bán lại cho các nhà bán lẻ hoặc — trong một số trường hợp — cho chính người tiêu dùng cuối cùng.

Thương mại điện tử là kênh phân phối hiệu quả nhất hiện có cho một doanh nghiệp. Nó làm giảm đáng kể nhu cầu sử dụng nhiều địa điểm lưu trữ, nhiều nhà phân phối và nhà môi giới để kết nối bạn với các nhà bán lẻ để bán dòng sản phẩm của bạn.

Các loại hình trung gian phân phối.

Hình thức tồn tại dưới dạng các chuỗi những cửa hàng toàn quốc được kiểm soát trực tiếp bởi chính công ty chủ thể.Cà phê Starbucks chuỗi cửa hàng nổi tiếng về hình thức kinh doanh buôn bán thức uống cà phê, là một ví dụ điển hình cho kiểu nhà cung cấp dịch vụ sở hữu những chuỗi cửa hàng.Mỗi một quán cà phê trên toàn nước để được điều hành và quản lý bởi chính công ty.

Những điểm mấu chốt cho sự thành công của Starbucks chính là vì tuyển chọn đúng các chuyên gia pha cà phê, điềumà công ty có thể làm tốt hơn bên nhận nhượng quyền làm.Việc triển khai mô hình kênh phân phối tự chủ cho phép Công ty mở rộng quy mô hoạt động hay ký kết các hợp đồng mà không gặp phải cản trở từ các điều khoản hợp đồng đối với đối tác khác.

Số lượng trung gian:

Starbucks là một thương hiệu cà phê nổi tiếng trên thế giới. Hãng cà phê Starbucks có trụ sở chính ở Seattle, Washington, Hoa Kỳ; ngoài ra, hãng có 17.800 quán ở 49 quốc gia, bao gồm 11.068 quán ở Hoa Kỳ gần 1.000 ở Canada và hơn 800 ở Nhật Bản.

Ưu nhược điểm của chiến lược phân phối của Starbuck:

+Với mô hình kênh phân phối tự chủ, công ty có thể làm chủ được mối quan hệ với khách hàng trong ngành công nghiệp dịch vụ những nhân viên có chuyên môn và nâng cao luôn phải tạo được mối quan hệ cá nhân với khách hàng và mối quan tâm chính của các doanh nghiệp chính là lòng trung thành trong tam giác của khách hàng về công ty hay đối với từng cá nhân nhân viên thực hiện dịch vụ sẽ dễ hiểu hơn này nếu chúng ta quan sát thấy hầu hết mọi người rất trung thành với các chuyên gia làm tóc hàng đầu và sẽ tiếp tục sử dụng của họ bất cứ nơi đâu do đó một trong những vấn đề quan trọng trong việc phân phối dịch vụ đó sẽ là ai sẽ là người sở hữu và mối quan hệ đối với khách hàng và chủ công ty hai nhân viên Mua hàng trong phân phối tự chủ công ty sẽ sở hữu các cửa hàng và nhân viên của mình từ đó có thể kiểm soát được mối quan hệ với khách hàng

+Vẫn có một vài điểm bất lợi tồn tại trong mô hình kênh phân phối tự chủ đầu tiên cũng là điểm trở ngại lớn nhất đối với hầu hết các chủng dịch vụ đó là công ty phải tự gánh chịu tất cả các mối hiểm họa về tài chính nếu có thể mở rộng quy mô Công ty phải hội đủ nguồn vốn cần thiết và thỉnh thoảng họ phải dùng họ lại dùng nguồn lực này cho việc gia tăng nhanh chóng số lượng các cửa hàng thay vì nên đầu tư vào các hoạt động khác như là quảng cáo chất lượng dịch vụ

hoặc là là phát triển định dạng dịch vụ mới nhiều hoạt động mang lại hiệu quả nhiều hơn thứ nhì những công ty Dịch vụ lớn hiếm khi nào có những chuyên gia trong các thị trường nội địa phải hiểu rất rõ về hoạt động kinh doanh của mình nhưng không thể thấu hiểu hết tất cả các dạng thị trường khác nhau trong quá trình thích nghi hóa cần phải diễn ra trong khuôn khổ hoạt động kinh doanh của mình tại các thị trường khác nhau thì họ lại không nắm được kiến thức như nào là thích hợp nhất lại là dường như là khá rõ ràng khi các doanh nghiệp mở rộng quy mô của họ đến thị trường hợp quốc và có nền văn hóa khác kết hợp học dân gian huyền dường như là những lựa chọn khác chỉ nhất cho các công ty sử dụng mô hình trên phân phối tự chủ khi họ lâm vào tình huống như trên

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN đề tài PHÂN TÍCH STARBUCKS COFFEE (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w