Kết quả chẩn đoán và điều trị một số bện hở lợn thịt tại trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt tại trại nguyễn hải an, xã tân lập, huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 48)

Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại trang trại, em đã được tham gia công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn cùng với các kỹ sư của trại. Qua đó, em đã trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh cho lợn thịt. Làm tốt công tác chẩn đoán sẽ giúp phát hiện chuẩn được nhanh và chính xác, từ đó có được phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả cao, tỷ lệ lợn

khỏi bệnh cao, giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian dùng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày, em cùng cán bộ kỹ thuật thú y trại tiến hành theo dõi lợn ở các ô chuồng phát hiện những lợn có biểu hiện khác thường và có phác đồ kịp thời.

4.3.1. Kết quả thực hiện theo dõi và chẩn đoán bệnh một số bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại trại

Suốt hơn 5 tháng thực tập tại trang trại, em đã cùng kỹ sư đã theo dõi và chẩn đoán bệnh cho đàn lợn. Kết quả thực hiện công tác chẩn đoán cho đàn lợn nuôi tại trại được em theo dõi, ghi chép và thể hiện trong bảng 4.4.

Bảng 4.4. Kết quả theo dõi và chẩn đoán một số bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại trại

TT Tên bệnh

1 Bệnh đường hô hấp

2 Bệnh tiêu chảy

3 Bệnh viêm khớp

Qua bảng 4.4. Cho thấy, trong hơn 5 tháng thực tập tốt nghiệp, em đã được tham gia trực tiếp vào công tác theo dõi và chẩn đoán bệnh cho đàn lợn thịt. Nhờ sự hướng dẫn tận tình của kỹ thuật trại, dựa vào những biểu hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh, em đã phát hiện được 43 con lợn có biểu hiện bệnh đường hô hấp, 39 con lợn có biểu hiện bệnh tiêu chảy và 15 con lợn có biểu hiện bệnh viêm khớp trên tổng số 600 con lợn.

4.3.2. Kết quả thực hiện điều trị bệnh đường hô hấp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại tại trại

Kết quả của quá trình điều trị bệnh đường hô hấp cho đàn lợn nuôi tại trại được em theo dõi, ghi chép và thể hiện trong bảng 4.5.

Bảng 4.5. Kết quả điều trị bệnh đường hô hấp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại

Tháng theo dõi (tháng) 12/20 20 1/2021 2/2021 3/2021 4/2021 5/2021 Tính chung

Kết quả bảng 4.5. Cho thấy, trong hơn 5 tháng thực tập tốt nghiệp, em đã được tham gia trực tiếp vào công tác điều trị bệnh cho đàn lợn thịt trong 4 tháng. Nhờ sự hướng dẫn tận tình của kỹ sư em đã phát hiện được 43 con lợn có biểu hiện bệnh đường hô hấp và áp dụng phác đồ điều trị là thuốc tylosine,1ml/15 kgTT/ngày, tiêm bắp + ceftifur 1ml/10kg TT, tiêm bắp.

Qua bảng trên cho thấy, tỷ lệ lợn khỏi bệnh là tương đối cao với hiệu lực từ 77,78 - 100%, trung bình đạt 93,02%. Lợn mắc bệnh và chết có sự biến động qua các tháng do nhiệt độ ảnh hưởng đến đàn lợn, nền chuồng ẩm ướt, ẩm độ cao, chuồng không thông thoáng, tồn đọng nhiều khí độc trong chuồng như NH3, H2S… Tuy nhiên, tỷ lệ lợn chết không cao, lợn mắc bệnh nhưng không có biểu hiện triệu chứng điển hình.

4.3.3. Kết quả điều trị bệnh tiêu chảy cho đàn lợn thịt nuôi tại trại

Kết quả của quá trình điều trị bệnh tiêu chảy cho đàn lợn nuôi tại trại được em theo dõi, ghi chép và thể hiện trong bảng 4.6.

Bảng 4.6. Kết quả điều trị bệnh tiêu chảy cho đàn lợn thịt nuôi tại trại

Tháng theo dõi (tháng) 12/2020 1/2021 2/2021 3/2021 4/2021 5/2021 Tính chung

Qua bảng 4.6. Cho thấy, em đã được tham gia trực tiếp vào công tác điều trị hội chứng tiêu chảy cho đàn lợn thịt trong hơn 5 tháng thực tập tại trang

Qua bảng trên cho thấy, tỷ lệ lợn khỏi bệnh cao với hiệu lực điều trị từ 86,67 - 100%, trung bình đạt 94,87%. Từ kết quả trên, bản thân em có nhận xét như sau: mặc dù với số mẫu còn ít nhưng nó đã phản ánh được sự ảnh hưởng của hội chứng tiêu chảy tới cơ thể lợn con thông qua triệu chứng lâm sàng. Khi lợn bị bệnh ở thể nặng thì triệu chứng lâm sàng thể hiện rõ rệt: lợn gầy yếu, còi cọc, lông xù, niêm mạc nhợt nhạt, ủ rũ, đi xiêu vẹo và phân dính quanh hậu môn. Còn khi lợn bị ở thể nhẹ hoặc chớm bị bệnh thì thấy có triệu chứng: giảm ăn hoặc bỏ ăn, gầy yếu, lông xù, ỉa chảy, nặng không điều trị kịp thời dẫn đến chết.

4.3.4. Kết quả điều trị bệnh viêm khớp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại

Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại được em theo dõi, ghi chép và thể hiện ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh viêm khớp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại

Tháng theo dõi 12/202 0 1/2021 2/2021 3/2021 4/2021 5/2021 Tính chung

Qua bảng 4.7. Cho thấy, em đã được tham gia trực tiếp vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp cho đàn lợn thịt nuôi tại trang trại. dưới sự hướng dẫn của kỹ sư tại trại, em đã phát hiện được được 15 con lợn có biểu hiện viêm khớp và sử dụng phác đồ điều trị: hitamox LA với liều dùng 1ml/10kgTT/ngày,tiêm bắp. Từ bảng trên cho thấy, tỷ lệ lợn khỏi bệnh cao với hiệu lực điều trị là 100%

Sở dĩ như vậy là do em đã trực tiếp theo dõi và quan sát đàn lợn rất kỹ, hàng ngày vào buổi sáng khi sát trùng xong em tiến hành đập lợn dậy lúc đầu lợn thường đi khập khiễng, sau nặng dần thì què, ngại vận động, đứng dậy khó khăn, có con không đứng được, chỗ viêm sưng đỏ, sờ vào con vật có biểu hiện né tránh em tiến hành đánh dấu rồi tiêm.

4.4 . Xuất lợn và vệ sinh chuồng trại sau xuất

Khi đến thời gian xuất lợn, trang trại có kế hoạch xuất bán lợn, thông báo chủ thu mua và chuẩn bị người xuất lợn.

Yêu cầu khi xe vào trại phải được sát trùng sạch sẽ ở cổng theo quy định rồi mới vào khu vực xuất lợn.

4.4.1. Xuất lợn

Trong thời gian thực tập tại trại, em đã trực tiếp tham gia vào quá trình xuất lợn. Quá trình xuất lợn được thực hiện gồm các bước như sau:

- Trong từng ô chuồng, khối lượng trung bình lợn đạt từ 105 kg trở lên sẽ được để xuất bán

-Lợn không đủ yêu cầu như: sưng đuôi, đau chân… sẽ bán lợn loại. -Tùy theo số lượng khách hàng yêu cầu để đuổi lợn ra và đuổi ô nào hết

ôđó (khi đuổi trong chuồng cần đuổi từ từ nhẹ nhàng, tránh gây động cả dãy chuồng ảnh hưởng đến ô lợn khác gây stress cho lợn) .

-Đuổi lợn ra cầu cân để cân. -Cân 7 - 8 con một mã cân. -Ghi số liệu vào phiếu cân.

- Sau khi xuất xong: đẩy phân trong ô đã bán, rắc vôi lên đường đuổi lợn, hót sạch phân, quét rửa sạch và dội nước vôi sát trùng đường đuổi lợn. Chờ ngày xuất tiếp theo.

Kết quả thực hiện công việc xuất lợn được trình bày ở bảng 4.8.

Bảng 4.8. Kết quả thực hiện xuất lợn tại trại

Đợt xuất 1 2 3 4 5 6 7 Tính chung

Qua bảng 4.8. Cho thấy, em đã trực tiếp tham gia xuất lợn với tổng số 1165 con, khối lượng trung bình của lợn xuất là 118,36 kg/con. Đợt xuất lợn lần 6 là 201 con có khối lượng trung bình lớn nhất trong quá trình xuất lợn đạt 128,00 kg/con. Đợt xuất lợn lần 2 là 155 con có khối lượng trung bình thấp nhất trong quá trình xuất lợn là 105,46 kg/con. Nhìn chung sau 7 đợt xuất lợn khối lượng trung bình giữa các lần xuất lợn không có sự chênh lệch quá lớn.

4.4.2. Vệ sinh chuồng trại sau khi xuất lợn

Sau khi xuất lợn, trại thường xuyên thực hiện vệ sinh chuồng trại để đảm bảo an toàn dịch bệnh. Em đã được tham gia quá trình vệ sinh tiến hành theo các bước

-Vệ sinh bên ngoài chuồng nuôi:

+ Vệ sinh đường đuổi lợn. + Vệ sinh cầu cân.

+ Vệ sinh khu vực các xe đến đỗ trong trại.

- Vệ sinh trong chuồng nuôi:

+ Hót sạch phân trên nền chuồng.

+ Cọ rửa sạch sẽ: bạt trần, giàn mát, quạt (che chắn bằng túi nilon),

máng ăn, thành chuồng, nền chuồng.

+ Quét vôi tường, thành chuồng, nền chuồng.

+ Phun sát trùng để một ngày đóng kín cửa không bật quạt.

+ Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống điện, quạt, máy bơm có hoạt động tốt

không.

+ Kiểm tra giàn mát, song sắt, máng ăn, núm uống, bạt, trần. + Nếu có hỏng gì thì sửa chữa hoặc thay mới.

+ Lắp quây úm, bạt um, bóng đèn úm chờ lứa mới.

4.5. Nhập lợn và vệ sinh chuồng trại trước khi nhập lợn

Chuồng sau khi đã được vệ sinh và cách ly, để chuẩn bị nhập lứa nuôi mới ta cần:

- Phun sát trùng để một ngày đóng kín cửa không bật quạt.

- Chuẩn bị vệ sinh quét lại nền chuồng các ô 1 lần để tránh bụi bẩn ảnh hưởng đến lợn con.

- Chuẩn bị 2 vàn gỗ kích thước 1,2 m × 1 m để chắn các cửa lùa lợn nhập vào đúng ô muốn nhốt.

- Chuẩn bị đá nhỏ cài núm uống để kích thích lợn con biết vị trí uống nước. - Thắp sẵn bóng úm các ô lớn chuẩn bị đưa lợn về chỉnh lại dây điện, bạt úm để an toàn nhất tránh lợn con cắn tới dây điện úm.

- Điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi từ hệ thống quạt.

- Khi lợn nhập về hành lang đuổi khéo từ từ dùng ván chắn vào vị trí ô lớn trên đầu rồi tiến hành lọc lợn theo đúng kích cỡ.

- Rắc cám vào lồng úm mép cửa chuồng số lượng nhỏ để rèn luyện cách ăn cho lợn con và nhận biết vị trí ăn không vệ sinh tại cửa chuồng.

Bảng 4.9. Kết quả thực hiện nhập lợn tại trại

Đợt nhập

Đợt 1

Đợt 2

Tổng

Kết quả bảng 4.9. Cho thấy, trại đã nhập 1200 con lợn trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 3 với khối lượng trung bình cả hai đợt là 7,56 kg/con. Trong đó em trực tiếp chăm sóc và quản lí 600 con. Lần nhập lợn thứ 1 có số lượng con nhiều nhất là 315 con đạt khối lượng trung bình 7,45 kg/con và lần

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Qua hơn 5 tháng thực tập tại trại, em đã học hỏi và được chỉ dạy rất nhiều điều về kiến thức cũng như các thao tác kỹ thuật trong chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn thịt. Qua đó em đã theo dõi và thực hiện được một số công việc sau:

Về công tác chăm sóc nuôi dưỡng lợn

- Thực hiện vệ sinh máng ăn, kiểm tra hệ thống nước uống, xuất bán 1165 lợn thịt đạt trọng lượng trung bình 118,36kg/con.

- Thực hiện 168 lần phun sát trùng, 24 lần rắc vôi khử trùng và lau kính, 48 lần quét mạng nhện.

- Tiêm các loại vắc xin cho đàn lợn thịt tại trại: hội chứng còi cọc sau cai sữa, viêm phổi, dịch tả, lở mồm long móng cho lợn - tỷ lệ an toàn đạt 100%.

- Kiểm tra và cách ly lợn ốm đạt 100% khối lượng công việc được giao. - Chẩn đoán, phát hiện được 43 con lợn có biểu hiện bệnh đường hô hấp và áp dụng phác đồ điều trị. Tỷ lệ lợn khỏi bệnh trung bình đạt 93,02%.

- Chẩn đoán, phát hiện được 39 con lợn có biểu hiện tiêu chảy và sử dụng phác đồ điều trị. Tỷ lệ lợn khỏi bệnh trung bình đạt 94,87%.

- Chẩn đoán, phát hiện được 15 con lợn có biểu hiện viêm khớp và sử dụng phác đồ điều trị. Tỷ lệ khỏi trung bình đạt 100%.

* Những chuyên môn đã được học trong thời gian thực tập:

Qua hơn 5 tháng thực tập tại trại em đã được chỉ dạy và học hỏi được rất nhiều điều, bổ sung kiến thức lý thuyết cũng như các thao tác kỹ thuật trong

thực tiễn chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn thịt. Những công việc em đã được học và làm như:

+ Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng trên đàn lợn lợn thịt.

+ Thực hiện chẩn đoán và điều trị một số bệnh trên đàn lợn thịt như: tiêu

chảy, viêm đường hô hấp, viêm khớp...

5.2. Kiến nghị

Qua thời gian thực tập em xin đề nghị cơ sở sản xuất một số vấn đề sau: Về công tác chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn: nên thường xuyên theo dõi đàn lợn hàng ngày, để phát hiện sớm, chẩn đoán chính xác, cách ly lợn ốm để điều trị kịp thời, triệt để. Giữ ấm cho lợn con, giữ chuồng trại sạch sẽ, khô thoáng.

Về công tác vệ sinh thú y: nên chú trọng tới việc phun thuốc sát trùng chuồng trại ngay cả khi không có dịch bệnh. Nên xây dựng bể chứa chất thải xa chuồng nuôi hơn để đảm bảo vệ sinh thú y.

Về công tác điều trị bệnh: lợn mắc bệnh phải được điều trị sớm, tuân thủ nghiêm ngặt liệu trình và liều lượng thuốc thuốc khi điều trị.

- Nhà trường và Ban chủ nhiệm khoa tiếp tục cho các sinh viên khóa sau về các trại thực tập để có được nhiều kiến thức thực tế và nâng cao tay nghề.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Đặng Xuân Bình, Nguyễn Thị Ngân, Phan Thị Hồng Phúc (2007), “Tình hình nhiễm Actinobaccillus pleuropneumoniae và bệnh viêm phổi - màng phổi ở lợn”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, tập IVX, số 2, tr. 56 - 59.

2. Sa Đình Chiến, Cù Hữu Phú (2016), “Vai trò của vi khuẩn

E.coli trong hội chứng tiêu chảy của lợn con dưới hai tháng tuổi ở Sơn

La và biện pháp phòng trị”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, 23(3), tr.65 3. Đoàn Thị Kim Dung (2004), Sự biến động một số vi khuẩn hiếu

khí đường ruột, vai trò của E. coli trong hội chứng tiêu chảy của lợn con, các phác đồ điều trị, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Hà Nội.

4. Nguyễn Chí Dũng (2013), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi

khuẩn E.coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con nuôi tại Vĩnh Phúc và biện pháp phòng trị, Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp.

5. Nghiêm Thị Anh Đào (2008), Xác định vai trò của vi khuẩn E.

coli gây hội chứng tiêu chảy ở lợn con trên địa bàn ngoại thành Hà Nội, Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp.

6. Trương Quang Hải, Nguyễn Quang Tính, Nguyễn Quang Tuyên, Cù Hữu

Phú, Lê Văn Dương (2012), “Kết quả phân lập và xác định một số đặc tính sinh học của các chủng Streptococcus suis và Pasteurella

multocida ở lợn mắc viêm phổi tại tỉnh Bắc Giang”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tập XIX, số 7/2012, tr.71 - 76.

7. Trần Đức Hạnh (2013), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của

8. Trần Thị Hạnh, Đặng Xuân Bình (2002), “Chế tạo, thử nghiệm một số chế phẩm sinh học phòng trị bệnh tiêu chảy phân trắng ở lợn con do E.coli và Clostridium perfringens”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật

thú y, số 1, tr. 19 - 28.

9. Nguyễn Bá Hiên (2001), Một số vi khuẩn đường ruột thường gặp và

biến

động của chúng ở gia súc khỏe mạnh và bị tiêu chảy nuôi tại vùng ngoại thành Hà Nội, Luận án tiến sĩ nông nghiệp.

10. Đặng Văn Kỳ (2007), “Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS) và kinh nghiệm phòng chống”, Tài liệu hội thảo hội chứng

rối loạn hô hấp & sinh sản và bệnh liên cầu khuẩn ở lợn, tr. 76 - 80.

11. Lê Văn Lãnh, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Trịnh Đình Thâu, Đặng Hữu Anh, Đỗ Ngọc Thúy và Nguyễn Bá Hiên (2012), “Phân lập một số vi

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt tại trại nguyễn hải an, xã tân lập, huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w