Xác định thủ tục hành chính tiếp tục là khâu đột phá, vì vậy mọi thủ tục hành chính phải được từng cơ quan,

Một phần của tài liệu bài giang khac - Giáo dục Quốc phòng - diep hoang dung - Thư viện Bài giảng điện tử (Trang 32 - 49)

vì vậy mọi thủ tục hành chính phải được từng cơ quan, đơn vị niêm yết, công khai, minh bạch. Tiếp tục thực hiện hiệu quả cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, từng bước nâng cấp Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các cấp hướng đến hiện đại, kết hợp với mô hình nhận và trả kết quả thủ tục hành chính qua mạng (internet), qua dịch vụ bưu chính; nâng cấp Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện, cấp xã theo Đề án của tỉnh.

5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc vào hoạt động quản lý của cơ quan hành chính các cấp hướng đến xây dựng nền hành chính điện tử, phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.

6. Thực hiện các giải pháp nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chương trình hành động nâng cao hiệu quả quản trị hành

chính công (PAPI) của tỉnh An Giang; tiếp tục việc đánh giá, xác định chỉ số cải cách hành chính hàng năm đối với cấp xã.

7. Đẩy mạnh công khai tài chính; phát huy vai

trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và nhân dân trong việc giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình thực thi công vụ.

8. Đẩy mạnh tuyên truyền, kết hợp với cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, công tác dân vận chính quyền và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở để cán bộ, công chức, viên chức luôn tự rèn luyện

nâng cao phẩm chất, đạo đức, giản dị, gần gũi, gắn bó với nhân dân.

Những khó khăn

-Công tác tuyên truyền về CCHC cò mang tính hình thức, CBCC chưa nắm rỏ các nội dung

CCHC

-Các cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thực hiện tốt việc công khai các thủ tục hành chính, người dân ít quan tâm đến

-Công tác tự kiểm tra, rà soát thủ tục hành chính…

Phương hướng

-Tiếp tục chỉ đạo điều hành đến các cơ quan, đơn vị cấp huyện và cấp xã thực hiện tốt

Chương trình hành động số 147/ Ctr-UBND tỉnh ngày 22/4/2015 vền nâng cao hiệu quả

quản trị và hành chính công ( chỉ số PAPI) tỉnh An giang đến năm 2020

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền CCHC trên địa bàn huyện Châu phú theo kế hoạch

phối hợp tốt việc đề cử cán bộ, công chức, viên chức thực hiện tốt kế hoạch nâng cao chất

lượng nguồn nhân lực của cán bộ trên địa bàn huyện Châu phú giai đoạn 2016- 2020 theo Quyết định 1356/QĐ-UBND ngày 12/6/2016 của Chủ tịch UBND huyện Châu phú

Tiếp tục đẩy mạnh công tác CC thủ tục HC trong mọi lĩnh vực, duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, cấp huyện, xã; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

Thực hiện tốt công tác dân vận chính quyền theo tinh thần Chỉ thị số 04/2013/CT-UBND ngày 10/6/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát

Tiếp tục phối hợp với Ban thường trực

UBMTTQVN huyện thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 118/KH-UBND ngày 28/10/ 2016

giữa UBND huyện với Ủy ban MTTQ VN huyện về giám sát tinh thần trách nhiệm, thái độ giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức

trong quá trình giải quyết công việc cho các tổ chứu, cá nhân và phối hợp điều tra khảo sát sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp…

Kết luận

Cải cách hành chính nhà nước là một vấn đề lớn, có khả năng động chạm tới lợi ích của nhiều người, nhất là cán bộ công chức lãnh đạo. Do đó, việc thay đổi nhận thức và mong muốn của những người trực tiếp bị ảnh hưởng bởi cải

Nhiều cán bộ công chức không thực sự mong muốn tiến hành hoạt động cải cách do lợi ích của sự thay đổi thì khó nhận biết trong khi đó những quyền lợi bị xâm hại dễ dàng nhận thấy. Công tác tư tưởng cho cán bộ, công chức, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị chưa được thực hiện tốt nên chưa tạo ra chuyển biến cần thiết về nhận thức và tinh thần trách nhiệm của những người làm cải cách hành chính.

Cải cách hành chính là khâu đột phá, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhưng công tác chỉ đạo thực hiện trong thời gian qua chưa ngang tầm, chưa kiên quyết và thiếu đồng bộ.

Công tác chỉ đạo, điều hành chưa được tiến hành nghiêm túc, thường xuyên. Một số chủ trương đúng đã được các Hội nghị của Đảng khẳng định, có quyết định và giải pháp cụ thể của Chính phủ nhưng chưa được chỉ đạo sát sao

thực hiện nên kết quả thấp so với yêu cầu đặt ra, điển

hìnhnhư phân cấp, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, tách các tổ chức sự nghiệp ra khỏi cơ quan hành chính.

Chưa tạo ra được sự đồng bộ, gắn kết giữa cải cách hành chính với công tác chỉnh đốn, xây dựng Đảng, với các cuộc cải cách về kinh tế, lập pháp, tư pháp.

Việc đầu tư về nhân lực, trí lực, nguồn lực cho cải

cách hành chính còn chưa thỏa đáng. Kinh phí để triển khai thực hiện các đề án, nhiệm vụ cải cách hành

chính chưa được hướng dẫn thống nhất, còn lúng túng trong bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính ở cả Bộ, ngành Trung ương và địa phương.

So với mục tiêu, yêu cầu đang đặt ra của tiến trình hội nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), vào kinh tế khu vực và toàn cầu thì chúng ta còn phải cải cách mạnh mẽ nhiều hơn nữa nền hành chính nhà

nước mới có thể nâng cao được sức cạnh tranh của nền kinh tế, nhanh chóng thoát khỏi nguy cơ tụt hậu so với trình độ phát triển chung của khu vực và thế

giới, để tạo đà phấn đấu trước năm 2020 nước ta về cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Một phần của tài liệu bài giang khac - Giáo dục Quốc phòng - diep hoang dung - Thư viện Bài giảng điện tử (Trang 32 - 49)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(49 trang)