Một số giải pháp đề suất

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ TRONG LIÊN KẾT GIỮA NGÂN HÀNG VIỆT NAM VÀ CÔNG TY FINTECH (Trang 27)

4.1.1. Giải pháp đối với vấn đề an ninh công nghệ thông tin 4.1.1.1. Đối với các Ngân hàng Việt Nam và công ty Fintech

- Cần xây dựng lộ trình áp dụng các tiêu chuẩn bảo mật quốc tế cho hệ thống CNTT và các dịch vụ thanh toán trực tuyến như ISO 27001, PCI DSS. Đối với các giao dịch điện điện từ, cần xác thực thông qua công nghệ sinh trắc học như Face ID, hoặc xác thực thông qua dấu vân tay và cần có mã QR để thanh toán.

- Cần đầu tư nhiều giải pháp: chống thất thoát dữ liệu, tường lửa thế hệ mới hay các phần mềm ngăn chặn các mã độc.

- Trung tâm điều hành an ninh mạng cần được thiết lập để giám sát theo dõi, và ngăn chặn ngay lập tức các hành vi xâm nhập và tấn công vào mạng thông qua ứng dụng CMCN 4.0 (Big Data, AI/Machine Learning). Định kỳ đánh giá các lỗ hổng, điểm yếu của hệ thông CNTT từ bên trong ra bên ngoài. Các xây dựng và triển khai đầy đủ quy trình, kịch bản mẫu để ứng phó với các sự cố an toàn thông tin.

- Phát triển các tiêu chí phần mềm để xác định các giao dịch bất thường dựa trên thời gian, vị trí, số lần giao dịch, số tiền giao dịch và các lần đăng nhập hoặc ký tự không chính xác.

- Cung cấp một nguồn tài chính tiêu chuẩn để hiện đại hóa và cơ sở hạ tầng kỹ thuật cần được đầu tư sử dụng công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ bảo mật.

4.1.1.2. Đối với khách hàng

- Không cung cấp các thông tin tài khoản Ngân hàng (tên đăng nhập, mật khẩu, địa chỉ email đặt biệt là mã OTP) cho bất cứ cá nhân, hay bất cứ ai trong mọi hình thức (trả lời điện thoại, trả lời trực tiếp, hay thông qua tin nhắn). Chỉ khi cung cấp thông tin khi chủ động gọi vào hotline của Ngân hàng cần trợ giúp hay cung cấp các thông tin cần thiết.

- Không truy cập vào các đường link lạ, các trang web không đáng tin cậy hay được yêu cầu cung cấp thông tin các nhân, tài khoản khoản ngân hàng. Khi sử

19

dụng các thiết bị công cộng hoặc thiết bị dùng chung, cần đăng xuất tài khoản và không lưu lại mật khẩu cho lần sau.

- Khách hàng cần thường xuyên đổi mật khẩu đăng nhập các tài khoản ngân hàng điện tử, email và mật khẩu phải phù hợp với các nguyên tắt bảo mật có đầy đủ các ký tự viết hoa, viết thường, số và ký tự đặt biệt. Việc sử dụng PC có phần mềm diệt virus được ưu tiên để truy cập và sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử. - Cập nhật phần mềm thường xuyên, hệ điều hành mới do Ngân hàng cung cấp, không cập nhật từ các nguồn không chính thống được cho là giả mạo.

4.1.2. Giải pháp đối với vấn đề khung pháp lý các công ty Fintech

- Rà soát để áp dụng cho các công ty Fintech, đặt biệt trong lĩnh vực P2P Lending có đủ điều kiện đáp ứng các tiêu chí của Nghị định về xây dựng Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực Ngân hàng (Regulatory Finetch Sandbox) để tham gia chương trình giúp cho các công ty không những nâng cao hiệu quả quản lý, thúc đẩy phổ cập tài chính, các dịch vụ tài chính đạt được chất lượng khi đưa ra thị trường và để trở thành doanh nghiệp hợp lệ ít nhất là trong thời gian thử nghiệm.

- Cần mở rộng thêm số lượng đơn vị được xét duyệt tham gia cơ thế thử nghiệm Sandbox. Vì việc hạn chế sẽ dẫn đến tiêu cực trong cuộc chạy đua xin cấp phép, có thể tạo nhiều bất công cho nhiều đơn vị.

- Đối với hoạt động thanh toán, Nhà nước cần sớm ban hành Luật thanh toán vì hiện nay các văn bản hướng dẫn điều hành các hoạt động thanh toán còn do các công ty Fintech tham gia thực hiện. Đồng thời, các ứng dụng thanh toán, hạ tầng cũng ứng dịch vụ hay các tiêu chuẩn về kỹ thuật Nhà nước cần phải có những quy định chuẩn hóa cụ thể để đảm bảo quyền và lợi ich hợp pháp của người sử dụng dịch vụ thanh toán của Fintech.

- Quy định các điều kiện cụ thể về điều kiện thành lập, các loại hình hoạt động của các start – ups Fintech.

- Đồng thời cần ban hành những quy định pháp lý bảo vệ người tiêu dùng, quy định báo cáo với các giao dịch có liên quan tránh việc người dùng mất tiền oan.

20

- Cần đào tạo nâng cao bồi dưỡng nguồn nhân lực tại các cơ quan pháp lý về công nghệ, kỹ thuật để có thể am hiểu một cách khái quát hơn từ đó có thể tạo ra những quy định mà không còn vướng mắc gì từ đó có thể vận hành các quy định này một cách trơn tru.

4.1.3. Giải pháp đối với vấn đề khác biệt về quản trị và văn hóa

- Ngoài việc nâng cấp các tính năng các công ty Fintech cần thay đổi “thói quen” của mình nên đưa ra thêm các bước đánh giá khách hàng để tránh các trường hợp cho vay dưới chuẩn quá nhiều để rồi lại tiếp tục các vấn đề được nêu như ở chương 3.

- Bên cạnh đó giữa Ngân hàng và công ty Fintech cần có sự trao đổi, tìm hiểu giữa hai bên về các văn hóa tổ chức của nhau những điều nào nên giữ và những điều nào nên loại bỏ để cả hai sẽ trở thành một màn kết hợp hoàn hảo nhất.

4.2. Kế hoạch thực hiện giải pháp trên 4.2.1. Vấn đề an ninh công nghệ thông tin 4.2.1. Vấn đề an ninh công nghệ thông tin

- Đối với an ninh công nghệ thông tin, trong giai đoạn Covid-19 đang chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, việc người dùng sử dụng các sản phẩm, giao dịch ngày một tăng, số các giao dịch trong một ngày càng nhiều từ đó về phía các Ngân hàng cần phải đảm bảo được tính bảo mật của các giao dịch. Từ đây đến cuối năm 2021, bộ phận IT tại Ngân hàng cần cũng cố và đánh giá tìm ra các lỗ hổng đang gặp phải cần được khắc phục sớm nhất tránh bị ảnh hưởng đến người sử dụng.

- Trung tâm điều hành an ninh mạng thành lập gồm có 3 bộ phận: Ban điều hành mạng lưới, Cơ quan điều phối và các thành viên mạng lưới. Trong đó Ban điều hành mạng lưới do chính Thống đốc Ngân hàng nhà nước thành lập. Cơ quan điều phối sẽ do Cục CNTT (NHNN) điều hành. Các thành viên mạng lưới sẽ bao gồm Cục CNTT (NHNN), Các TCTD (bộ phận chuyên trách an toàn thông tin) và các thành viên tham gia tự nguyện là các cơ quan, tổ chức khác.

- Trong giai đoạn 2021 – 2025, cần có những buổi tập huống, diễn tập các trường hợp xấu nhất về an toàn thông tin xảy ra và có hướng giải quyết thích hợp. Tiếp theo, cần nâng cấp thêm cơ sở vật chất, kỹ thuật đồng thời đào tạo nhân lực tốt có am hiểu vừa có kiến thức trong lĩnh vực tài chính và vừa có kiến thức về lĩnh vực công nghệ thông qua các buổi học tập trung vào cuối mỗi thứ tư và thứ

21

sáu hàng tuần do chính Ngân hàng mời các chuyên gia Công nghệ tài chính về giảng dạy, chỉ đạo trực tiếp.

4.2.2. Vấn đề khung pháp lý

- Đối với khung pháp lý, khi các công ty tham gia vào cơ chế thử nghiệm Sandbox cần tham gia thử nghiệm trong vòng 1 đến 2 năm để đảm bảo tối thiểu các công ty, doanh nghiệp này có đầy đủ năng lực kinh nghiệm phát triển và vận hành các dự án.

- Trong gia đoạn 2021 – 2022, Nghị định và các thông tư về quản lý giám sát hoạt động thanh toán, thanh toán xuyên biên giới sẽ được ban hành do chính NHNN.

- Vào năm 2022, NHNN sẽ phải ban hành thông tư hướng dẫn về Open API, cũng như ban hành báo cáo nghiên cứu và rà soát quy định để cho phép sử dụng công nghệ số (điện toán đám mây, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo) trong các giao dịch Ngân hàng.

- Trong giai đoạn 2021 – 2025, NHNN phải thay đổi, bổ sung Luật hóa để để giải quyết thực trạng và xu hướng sử dụng công nghệ trong lĩnh vực Ngân hàng.

4.2.3. Vấn đề khác biệt về quản trị văn hóa

- Cử người tại các Ngân hàng tham gia vào các hoạt động văn hóa tại như tìm hiểu về cách thức quản trị của các công ty Fintech về quản lý nhân sự hay tầm nhìn các chiến lược dài hạn trong tương lai để đưa ra phương hướng giải quyết về sự khác biệt.

- Thành lập một bộ phận Văn hóa liên kết giữa Ngân hàng và Fintech, người đứng đầu bộ phận sẽ là người vừa có kinh nghiệm hoạt động tại Ngân hàng cũng như đã tham gia qua các hoạt động văn hóa của Fintech đây được xem là tiếng nói chung của cả Ngân hàng và Fintech là nơi cả hai đã xóa bỏ các khoảng cách về khác biệt.

TỔNG KẾT CHƯƠNG 4

Qua những vấn đề đang gặp phải chương 4 đã đưa ra một vài biện pháp đề xuất như đối với mỗi vấn đề sẽ có những giải pháp riêng để góp phần nâng cao được khả năng liên kết giữa hai tổ chức này. Ngoài ra, còn có kế hoạch thực hiện các

22

giải pháp trên được thiết kế dựa vào quan điểm cá nhân của chính tác giả dựa vào những bài tham khảo mà được rút ra.

23

KẾT LUẬN

Với xu thế công nghệ số, mọi thứ đều số hóa như hiện nay để đáp ứng nhu cầu phục vụ khách hàng một cách tốt nhất mà Ngân hàng và công ty Fintech đang dần nỗ lực thông qua các sản phẩm trên điện thoại di động và internet, đưa vào Việt Nam có được những trải nghiệm mới, thuận tiện hơn, hiện đại hơn và đạt được những thành tựu. Có thể nói công ty Fintech đã trở thành cánh tay đắc lực cho Ngân hàng trong đó đặc biệt là lĩnh vực thanh toán.

Dù xu hướng liên kết giữa Ngân hàng và công ty Fintech hiện nay ngày càng phổ biến nhưng tuy nhiên vẫn còn vấp phải khó khăn trong nhiều mặt như vấn đề an ninh công nghệ thông tin, vấn đề khác biệt về quản trị và văn hóa tổ chức của cả hai hay việc thay đổi mô hình kinh doanh truyền thống, khung pháp lý chưa hoàn thiện. Nhưng Việt Nam là một quốc gia được đánh giá là có tiềm năng phát triển cao trong sự phối hợp này. Kết hợp giữa Fintech và Ngân hàng sẽ mang lại được nhiều lợi ích cho cả hai, tạo ra sức ảnh hưởng lớn trên thị trường tài chính, tạo khả năng cạnh tranh và góp phần thúc đẩy nền kinh tế nước nhà phát triển. Chính vì thế mà cần có những giải pháp để khắc phục những khó khăn đang vấp phải kia vì lợi ích cả hai mang lại sẽ nhiều hơn những khó khăn đang gặp phải.

Khóa luận này có nêu ra những tổng quan về Ngân hàng cũng như các công ty Fintech. Nói về xu hướng hợp tác của Ngân hàng từ đó chỉ ra những vấn đề còn gặp phải và tìm ra nguyên nhân của các vấn đề đó. Thông qua đó, em đã có đưa ra một vài giải pháp đề xuất và thiết kế kế hoạch thực hiện dựa vào quan điểm cá nhân khi có tham khảo các bài báo nghiên cứu về liên kết giữa Ngân hàng và công ty Fintech để hai chủ thể tài chính này có thể phát triển hơn nữa và có nhiều đóng góp cho nền kinh tế. Em hi vọng rằng, đề tài khóa luận này sẽ được nghiên cứu sâu rộng hơn để có một cái nhìn tích cực trong thị trường đầy cạnh tranh này.

24

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Anh Minh. (2020). Thống đốc NHNN: sớm hoàn thiện khung pháp lý cho ngân hàng số và Fintech phát triển. http://baochinhphu.vn/Tai-chinh/Thong- doc-NHNN-som-hoan-thien-khung-phap-ly-cho-ngan-hang-so-va-Fintech- phat-trien/407074.vgp.

2. Đan Thanh. (2019). Xây dựng khung pháp lý cho Fintech. https://daibieunhandan.vn/xay-dung-khung-phap-ly-cho-fintech-421782.

3. Đình Trường. (2021). Sẽ có hành lang pháp lý với Fintech Ngân hàng ở Việt Nam. https://laodong.vn/kinh-te/se-co-hanh-lang-phap-ly-voi-fintech-ngan- hang-o-viet-nam-951331.ldo.

4. Duy Vũ. (2020). Quy định mới về an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng. https://ictnews.vietnamnet.vn/bao-mat/quy-dinh-moi-ve-an-toan- he-thong-thong-tin-trong-hoat-dong-ngan-hang-267794.html.

5. Hoa Xuan. (2020). Tổng quan về thị trường Fintech Việt Nam năm 2020. https://idautu.com/tong-quan-ve-thi-truong-fintech-viet-nam-nam-2020/.

6. Hoàng Hải Yến, Nguyễn Thị hồng Nhung, Nguyễn Thị Thùy Dương (ĐH Kinh tế TP HCM) & Vũ Bích Ngọc, Trần Hoàng Trúc Linh (ĐH Mở TP HCM). (2021). NGÂN HÀNG BẮT TAY FINTECH (phần 1): Hợp tác Ngân hàng - Fintech trong điều kiện ổn định tài chính toàn diện. https://future.ueh.edu.vn/chi-tiet-knowlege/ngan-hang-bat-tay-fintech-phan- 1-hop-tac-ngan-hang-fintech-trong-dieu-kien-on-dinh-tai-chinh-toan-dien/.

7. Hoàng Hải Yến, Nguyễn Thị hồng Nhung, Nguyễn Thị Thùy Dương (ĐH Kinh tế TP HCM) & Vũ Bích Ngọc, Trần Hoàng Trúc Linh (ĐH Mở TP HCM). (2021). NGÂN HÀNG BẮT TAY FINTECH (phần 2): Chọn đối tác theo tiêu chí nào? https://diendandoanhnghiep.vn/ngan-hang-bat-tay-fintech- ky-2-chon-doi-tac-theo-tieu-chi-nao-206038.html.

25

8. Hương Giang. (2021). Thêm giải pháo bảo mật, tăng an toàn trong giao dịch ngân hàng. https://thoibaonganhang.vn/them-giai-phap-bao-mat-tang-an- toan-trong-giao-dich-ngan-hang-111774.html.

9. Hữu Tuấn. (2021). Doanh nghiệp Fintech nóng ruột chờ thí điểm Sandbox. https://baodautu.vn/doanh-nghiep-fintech-nong-ruot-cho-thi-diem-sandbox- d151659.html.

10. M.H. (2021). 20% cán bộ làm ATTT của Ngân hàng nhà nước có chứng chỉ quốc tế vào 2025. http://antoanthongtin.vn/chinh-sach---chien-luoc/20- can-bo-lam-attt-cua-ngan-hang-nha-nuoc-co-chung-chi-quoc-te-vao-2025- 106899.

11. Ngọc Diệp. (2020). Hợp tác cùng Fintech-Xu thế mới của các ngân hàng lớn. https://nhipsongdoanhnghiep.cuocsongantoan.vn/ngan-hang/hop-tac- cung-fintech-xu-the-moi-cua-cac-ngan-hang-lon-3536257.html.

12. Ngọc Diệp. (2021). NHNN sẽ ban hành Nghị định về Sandbox ngay trong năm 2021. https://thuonggiaonline.vn/nhnn-se-ban-hanh-nghi-dinh-ve- sandbox-ngay-trong-nam-2021-38625.htm.

13. Nguyễn Hải Yến. (2019). Hoạt động của Fintech ở Việt Nam hiện nay - Thực trạng pháp luật điều chỉnh và giải pháp lí nhằm hoàn thiện pháp luật. https://www.researchgate.net/profile/Nguyen-Hai-

Yen/publicationhttps://www.researchgate.net/publication/341540149_NGHI EN_CUU_-TRAO_DOI.

14. Nguyễn Hồng Nga. (2020). Ngân hàng và công ty Fintech: Đối thủ và đối tác. http://tapchinganhang.com.vn/ngan-hang-va-cong-ty-fintech-doi-thu- va-doi-tac.htm.

15. Nguyễn Huy Hùng. (2021). Ngân hàng Nhà nước tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn cho các hệ thống thông tin. http://tapchinganhang.gov.vn/ngan-hang-nha-nuoc-tang-cuong-cac-bien- phap-bao-dam-an-ninh-an-toan-cho-cac-he-thong-thong-tin.htm.

26

16. Nguyễn Long. (2021). Xây dựng Nghị định sandbox "cởi trói" cho Fintech ra sao? https://diendandoanhnghiep.vn/xay-dung-nghi-dinh-sandbox- coi-troi-cho-fintech-ra-sao-205748.html.

17. Nguyễn Thị Thái Hưng. (2020). Bảo mật thông tin khách hàng khi sử dụng dịch vụ ngân hàng số. https://thitruongtaichinhtiente.vn/bao-mat-thong- tin-khach-hang-khi-su-dung-dich-vu-ngan-hang-so-28428.html.

18. Ninh Thị Thúy Ngân, Đặng Thị Thùy Giang. (2019). Hợp tác giữa ngân hàng và công ty Fintech tại Việt Nam: Một số vấn đề đặt ra. https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/hop-tac-giua-ngan-hang-va- cong-ty-fintech-tai-viet-nam-mot-so-van-de-dat-ra-301347.html.

19. PwC Việt Nam. (2016). Thông cáo báo chí.

20. Phạm Xuân Hòe, Nguyễn Thị Minh Ngọc. (2017). Start-up của Fintech, cơ hội hợp tác và thách thức cạnh tranh đối với ngân hàng. https://bitly.com.vn/stats/al81tx.

21. Thanh Thúy. (2019). Giải pháp tăng cường an ninh, bảo mật trong phát triển ngân hàng số. http://tapchinganhang.gov.vn/giai-phap-tang-cuong-an- ninh-bao-mat-trong-phat-trien-ngan-hang-so.htm.

22. Tô Kim Ngọc, Nguyễn Khương Duy. (2021). Bản chất của dịch vụ ngân hàng và các hình thái phát triển của nó trong bối cảnh ứng dụng công nghệ.

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ TRONG LIÊN KẾT GIỮA NGÂN HÀNG VIỆT NAM VÀ CÔNG TY FINTECH (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)