Giải pháp kích thích đầu tư trong thời kỳ covid-19: 1 Giải pháp chung:

Một phần của tài liệu Hãy cho biết vai trò và tác động của chính sách tiền tệ của việt nam trong đại dịch covid 19 vừa qua tới hoạt động đầu tư của doanh nghiệp yêu cầu ví dụ minh họa (Trang 25 - 28)

5.1. Giải pháp chung:

Ngay từ khi đợt dịch đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời ban hành các kết luận, nghị quyết, chỉ thị với phương châm chống dịch như chống giặc”; quyết tâm thực hiện “mục tiêu kép”: vừa quyết liệt phòng, chống dịch hiệu quả, vừa tập trung phục hồi phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, kiểm soát dịch bệnh là ưu tiên hàng đầu, quan trọng, nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân, ổn định xã hội.

Sự bùng phát và lây lan chưa rõ hồi kết của đại dịch Covid-19 đã và đang làm trầm trọng thêm xu hướng suy thoái, khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế Việt Nam đang từng bước phục hồi và phát triển trên với sự điều hành của Chính phủ trong bối cảnh bình thường mới đã thành công bước đầu. Qua đó, chính phủ đã đưa ra những chính sách cũng như giải pháp để thúc đẩy đầu tư đối với cách doanh nghiệp để sớm ổn định lại được nền kinh tế.

● Việt Nam đang có vị thế tốt để thoát khỏi bẫy kinh tế của đại dịch Covid-19 nhờ 3 lý do:

Thứ nhất, Chính phủ đã đưa ra các biện pháp giảm thuế, hoãn nộp thuế và miễn phí sử dụng đất đối với các doanh nghiệp.

Thứ hai, Luật Đầu tư được sửa đổi, tạo thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư bằng cách giảm các thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Nhờ dòng vốn đầu tư nước ngoài nhanh chóng, hiện vẫn đang tăng lên (FDI trong tháng 9 đạt 1,65 tỷ USD, tăng so với 720 triệu USD của tháng 8/2020). Việt Nam có tiềm năng trở thành nền kinh tế số phát triển nhanh nhất ở

25

Đông Nam Á. Đáng chú ý, 4 năm qua, có tới gần 1 tỷ USD được đầu tư cho lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam.

Thứ ba, Việt Nam đã phê chuẩn Hiệp định EVFTA. Từ tháng 7/2020, EU đã dỡ bỏ 85% các thuế quan đối với hàng hóa Việt Nam và dần cắt bỏ phần còn lại trong 7 năm tới.

Ðể đạt mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục hồi tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội, phát triển bền vững, cần thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, tiếp tục duy trì gói hỗ trợ tài chính đủ lớn và hiệu quả để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế, trong đó tập trung vào đối tượng doanh nghiệp, vì đây là khu vực đóng góp lớn cho tăng trưởng GDP (khoảng 60%).

Thứ hai, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đạt tỷ lệ giải ngân cao nhất, chú trọng đến việc tháo gỡ khó khăn cho các dự án chậm giải ngân, nhất là các dự án trọng điểm, quy mô lớn, có sức lan tỏa rộng, tạo đột phá chiến lược về kết cấu hạ tầng và tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế.

Thứ ba, kích cầu đầu tư trong khối doanh nghiệp sản xuất phục vụ xuất khẩu để chủ động nguồn hàng khi thị trường thế giới mở lại bình thường.

Thứ tư, duy trì và tăng quy mô gói hỗ trợ người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch Covid-19. Hiện gói hỗ trợ quy mô 62 nghìn tỷ đồng mới giải ngân được 13 nghìn tỷ đồng, chủ yếu cho đối tượng là người lao động, còn các doanh nghiệp khó tiếp cận do thủ tục khó khăn.

Thứ năm, thực hiện tốt việc phòng ngừa lây lan của bệnh dịch để không tái phát dịch, tạo điều kiện cho việc mở rộng quan hệ quốc tế, đặc biệt là thương mại.

5.2. Giải pháp liên quan đến chính sách tiền tệ:

Để đối phó với tình hình dịch COVID -19 đang diễn biến phức tạp và có nguy cơ bùng phát bất chợt, các khuyến nghị về chính sách được đề xuất như sau: Không nên nới lỏng các quy định an toàn của hệ thống tài chính để tăng khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế như điều chỉnh về phân loại nợ, tỷ lệ an toàn vốn, các điều kiện cho vay… Điều này trên thực tế không cải thiện được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp hay đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh mà sẽ làm suy yếu hệ thống ngân hàng, rủi ro hệ thống gia tăng do nợ xấu tăng. Thậm chí, việc áp dụng chính sách này có thể làm cho một vài ngân hàng yếu kém dễ dàng rơi vào tình trạng phá sản khi các doanh nghiệp vay nợ mất khả năng trả nợ.

Tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, miễn, giảm lãi vay đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, theo dõi sát diễn biến

26

kinh tế, thị trường tiền tệ để có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phù hợp, đồng thời bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng; điều tiết thanh khoản phù hợp, tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ giải ngân cho các đối tượng thụ hưởng gói hỗ trợ lãi suất.

Cần ban hành thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2020/TT-NHNN nhằm hướng dẫn rõ hơn các TCTD để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn trong thời kỳ hậu Covid-19:

Thứ nhất, NHNN cần đưa ra những định hướng chính sách cụ thể hơn nữa và đặc biệt là trong thời gian dài để doanh nghiệp, cá nhân và các TCTD định hướng được hoạt động trong dài hạn.

Thứ hai, NHNN cần tiếp tục duy trì CSTT nới lỏng có kiểm soát nhằm ổn định giá trị đồng tiền, ổn định giá cả và duy trì dự trữ ngoại tệ không bị suy giảm mạnh.

Thứ ba, NHNN nên cân nhắc việc áp đặt quy định về tăng trưởng tín dụng cho các NHTM, tạo điều kiện để các TCTD và NHTM kiểm soát thanh khoản, duy trì hoạt động ổn định, đảm bảo hỗ trợ doanh nghiệp đúng quy định và an toàn.

Thứ tư, Với dự báo tình hình vẫn tiếp tục khó khăn, khả năng phục hồi yếu trong năm 2021, NHNN nên ưu tiên mục tiêu ổn định nền kinh tế hơn là tăng trưởng. Chính vì vậy việc nới lỏng cung tiền, cắt giảm lãi suất thêm nữa cần thận trọng để tránh tích lũy rủi ro.

Thứ năm, NHNN cần tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh cải thiện chất lượng hệ thống các TCTD, tăng cường đẩy mạnh xử lý nợ xấu tại các TCTD, đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng.

KẾT LUẬN

Có thể nói ở những thời điểm bất thường như trong bối cảnh khủng hoảng tài chính, suy thoái sâu và lãi suất ngắn hạn gần như bằng không, đặc biệt trong bối cảnh của đại dịch COVID-19 vẫn đang có chiều hướng phức tạp như hiện nay, các công cụ chính sách tiền tệ (CSTT) là một điều vô cùng quan trọng để kéo lại đầu tư của doanh nghiệp nói riêng cũng như ổn định lại nền kinh tế thị trường nói chung. Do đó, Chính Phủ và Ngân hàng Trung ương (NHTW) luôn luôn phải có những chính sách tiền tệ hay tài khóa phù hợp, linh hoạt với bối

27

cảnh của thị trường để từ đó có thể giúp thúc đẩy đầu tư tư nhân cũng như cân bằng lại thị trường nền kinh tế. Thông qua đề tài này, nhóm chúng em không chỉ đề cập đến các chính sách tiền tệ của nhà nước nói chung mà muốn nhấn mạnh thêm về ảnh hưởng của những chính sách đó sự phát triển của nền kinh tế nói chung và đặc biệt trong việc thúc đẩy hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp nói riêng.

Một phần của tài liệu Hãy cho biết vai trò và tác động của chính sách tiền tệ của việt nam trong đại dịch covid 19 vừa qua tới hoạt động đầu tư của doanh nghiệp yêu cầu ví dụ minh họa (Trang 25 - 28)