Nghĩa của hiệp định UKVFTA đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu BÀI t p NH ậ óm môn KINH t ế QUỐC tế đề đị tài 04 hiệp nh EVFTA và UKVFTA (Trang 29 - 37)

II. Hiệp định UKVFTA

b. nghĩa của hiệp định UKVFTA đối với Việt Nam

UKVFTA sẽ giúp Việt Nam cải thiện lĩnh vực sản xuất quy mô lớn sau đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19, mở cánh cửa xuất khẩu hàng hóa vào

Anh:

• Riêng với mặt hàng gạo, Bộ Công Thương đánh giá, Anh là thị trường XK gạo rất tiềm năng cho Việt Nam. Với những cơ hội mang lại từ Hiệp định này, gạo xuất xứ từ Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh

với các sản phẩm đến từ Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ. Ngoài ra, Anh còn cam kết sẽ rà soát nâng lượng hạn ngạch thuế quan (TRQ) đối với mặt hàng gạo củaViệt Nam sau 3 năm kể từ ngày UKVFTA có hiệu lực. Đây cũng sẽ là cơ hội để thúc đẩy xuất khẩu gạo vào thị trường Anh. Với rau quả, Hiệp định UKVFTA khi có hiệu lực sẽ xóa bỏ ngay 94% trong tổng số 547 dòng thuế rau quả và các chế phẩm từ rau quả, trong đó có nhiều sản phẩm là thế mạnh của Việt Nam như vải, nhãn, chôm chôm, thanh long, dứa, dưa…

• Với Hiệp định UKVFTA, thuế nhập khẩu hầu hết tôm nguyên liệu (tươi, đông lạnh, ướp lạnh) nhập khẩu vào Anh được giảm từ mức thuế cơ bản 10-20% xuống 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực. • Theo dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU sẽ tăng nhanh với mức khoảng 67% đến năm 2025 so với kịch bản không có Hiệp định EVFTA. Về sản lượng, nhìn chung

EVFTA có tác động tích cực tới sản lượng với tốc độ tăng 6% (với ngành dệt) và 14% (với ngành may) vào năm 2030.

• Với đồ gỗ, Bộ Công Thương phân tích, Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu lớn đồ gỗ và nội thất vào Anh, cụ thể năm 2019 là nước xuất khẩu gỗ nhiều thứ 6 vào thị trường Anh với giá trị hơn 421,8 triệu USD. Với Hiệp định UKVFTA, nhiều mặt hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ cóthuế suất về 0% trong vòng 5 năm (gỗ nguyên liệu hiện có thuế suất 2-10%). Do đó, ngành gỗ của Việt Nam cũng sẽ được hưởng lợi từ Hiệp định nà UKVFTA sẽ giúp Việt Nam có thể ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do hơn, cũng như giúp các nhà sản xuất trong nước tránh được thuế nhập khẩu.

3. Cơ hội

Về cơ bản hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA) được đàm phán dựa trên nguyên tắc kế thừa các cam kết đã có trong

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA), với

những điều chỉnh cần thiết để đảm bảo phù hợp với khuôn khổ thương mại song phương giữa Việt Nam và Vương quốc Anh (UK) và bảo đảm cân bằng lợi ích

của cả hai bên.

Hiệp định UKVFTA được nhận định sẽ giúp giảm thuế nhập khẩu đối với

hàng hóa nhập khẩu từ Anh vào Việt Nam. Về phía Việt Nam, với nền tảng là những cam kết tiến bộ, tiêu chuẩn cao của Hiệp định EVFTA, Hiệp định

UKVFTA được kỳ vọng sẽ tiếp nối động lực thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư của hai bên trong những năm tới. Những cơ hội và lợi ích lớn nhất tạo ra từ Hiệp định này phải kể đến là thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt

Nam.

Về thúc đẩy xuất khẩu, các ngành hàng xuất khẩu được hưởng lợi lớn từ Hiệp định UKVFTA là thủy hải sản, gạo, dệt may, gỗ, rau quả, da giày…

Trong giai đoạn đại dịch COVID-19, nhu cầu nông sản, thực phẩm, sản phẩm điện tử (máy tính, thiết bị internet), đồ vệ sinh, đồ bảo hộ cá nhân, thiết bị y tế (máy thở, máy lọc máu), dụng cụ xét nghiệm, đồ bảo hộ bệnh viện (găng tay nitrate, khẩu trang, quần áo cho nhân viên y tế và bệnh nhân) của thị trường Anh có xu hướng gia tăng. Do đó, kết hợp với những cơ hội về tiếp cận thị trường từ Hiệp định UKVFTA, xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Anh sẽ tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ.

Ngoài ra, những cam kết về dịch vụ - đầu tư, mua sắm chính phủ cũng như những quy định cụ thể về mở cửa thị trường và biện pháp kỹ thuật trong một số lĩnh vực cụ thể cũng sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của Anh tiếp cận được thuận lợi hơn thị trường gần 100 triệu dân của Việt Nam, đồng thời giúp người tiêu dùng Việt Nam được tiếp cận nguồn cung các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao từ Anh trong các lĩnh vực như dược phẩm, chăm sóc sức khỏe, xây dựng hạ tầng và năng lượng sạch. Bên cạnh đó, những cơ hội về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng minh bạch, thuận lợi hóa cũng như cải cách thể chế sẽ tiếp tục được cộng hưởng từ Hiệp định EVFTA khi triển khai thực thi Hiệp định UKVFTA.

4. Thách thức

Do hiệp định EVFTA và UKFTA chỉ khác nhau giữa việc Việt Nam ký kết hợp đồng riêng với nước Anh do Anh rời khỏi EU nên những thách thức Việt Nam gặp phải sẽ tương đồng với hiệp định EVFTA.

5. Tình hình thực tế

Sau khi hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam - Vương quốc Anh có hiệu lực từ 31/12/2020 thì có thể nói rằng, hiệp định này được kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam và Vương quốc Anh duy trì các điều kiện thương mại ưu đãi và lợi ích kinh tế thông qua các cam kết mở cửa thị trường đã có trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA).

a. Xuất khẩu:

• Hiệp định UKVFTA mở ra một thị trường lớn cho hàng hóa xuất khẩu

của Việt Nam.

• Đại sứ quán Anh tại Việt Nam dự báo, Việt Nam sẽ tiết kiệm được 151 triệu USD thuế quan từ thỏa thuận này trong khi Vương quốc Anh tiết kiệm được khoảng 36 triệu USD.

b. Nhập khẩu:

• 65% thuế quan đã được xóa bỏ đối với thương mại Việt

Nam - Anh. Trong 6 năm đầu tiên sau khi UKVFTA có hiệu lực,

Vương quốc Anh sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 99,2% số dòng thuế liên quan đến hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam.

Trong bối cảnh chịu nhiều ảnh hưởng của COVID-19, so với số liệu cùng kỳ 2020, có thể thấy, giá trị hàng hóa nhập khẩu từ Anh có xu hướng giảm nhẹ nhưng mà kimngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt tăng trưởng khoảng 15%.

• Ngoài ra, Vương quốc Anh cũng đang hướng tới Việt Nam với các hàng hóa và dịch vụ như giáo dục, năng lượng tái tạo, công nghệ, cơ sở hạ tầng và chăm sóc sức khỏe. Trên thực tế, đây là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất trong lĩnh vực giáo dục của Việt Nam.

c. Thách thức:

Cũng như nhiều hiệp định thương mại tự do khác mà Việt Nam

đã tham gia, UKVFTA mang lại không ít cơ hội nhưng cũng song hành

cùng nhiều thách thức. Các tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu từ phía Anh rất cao.

Ví dụ như với nông sản, cũng giống như EU, Anh kiểm soát rất chặt chẽ việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón và các sản phẩm hóa chất dùng trong nông nghiệp. Nông sản nhập khẩu chỉ được phép thông quan nếu có mức dư lượng hóa chất dưới ngưỡng tối đa cho phép (MRL) đối với từng loại sản phẩm.

Mặc dù pháp luật Việt Nam đã có những quy định cụ thể về tiền lương tối thiểu, thời gian làm việc và an toàn vệ sinh lao động, lao động trẻ em, bảo vệ môi trường … phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, nhưng trên thực tế có một số doanh nghiệp chưa tuân thủ nghiêm ngặt. Dẫn tới hậu quả là có rủi ro cả ngành sản xuất sẽ không được hưởng ưu đãi từ vi phạm của một thiểu số doanh nghiệp. Do đó trong quá trình thực thi, doanh nghiệp cần hết sức lưu ý các cam kết này.

Một phần của tài liệu BÀI t p NH ậ óm môn KINH t ế QUỐC tế đề đị tài 04 hiệp nh EVFTA và UKVFTA (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w