CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO? I MỤC TIÊU:

Một phần của tài liệu giao an - Kể chuyện 3 - nguyễn mạnh kỳ - Thư viện Giáo án điện tử (Trang 34 - 37)

I. Phần nhận xét

CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO? I MỤC TIÊU:

I. MỤC TIÊU:

- Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận CN trong câu kể Ai thế nào? (ND Ghi nhớ).

- Nhận biết được câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn (BT1, mục III); viết được đoạn văn khoảng 5 câu, trong đó có câu kể Ai thế nào? (BT2).

- Viết được đoạn văn có 2, 3 câu theo mẫu Ai thế nào? (BT2).

II. CHUẨN BỊ:

- Hai tờ giấy khổ to viết 4 câu kể (1, 2, 4, 5) trong đoạn văn ở phần nhận xét. - Một tờ giấy khổ to để viết 5 câu kể Ai thế nào? Trong đoạn văn ở phần luyện tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

1.Khởi động: 2. Bài cũ:

+ Nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết LTVC trước.

+ Đặt 2 câu kể Ai thế nào? - GV nhận xét và cho điểm.

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận CN trong câu kể Ai thế nào? Qua bài: “Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào?”. GV ghi đề.

b. Tìm hiểu bài:

- Hát và báo cáo sĩ số

+ HS lên bảng làm bài tập.

HĐ1: Cả lớp: I. Nhận xét. Bài tập 1:

- GV giao việc: cho HS đánh số thứ tự các câu. - Cho HS trình bày kết quả bài làm.

- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng: Đoạn văn có 4 câu kể Ai thế nào? Đó là các câu 1, 2, 4, 5.

Bài tập 2: Xác định chủ ngữ trong các câu tìm

được.

- Cho HS đọc yêu cầu BT. - GV giao việc.

- Cho HS làm bài.

- Cho HS trình bày bài làm. GV dán 2 tờ giấy đã chuẩn bị trước 4 câu 1, 2, 4, 5 lên bảng lớp. - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng:

Bài tập 3: Chủ ngữ trong câu trên…

- Cho HS làm bài (HS không làm được GV gợi ý cho HS)

- Cho HS trình bày kết quả bài làm. - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.

** Ghi nhớ:

- Cho HS đọc lại nội dung cần ghi nhớ. 4. Luyện tập thực hành:

HĐ2: Cá nhân: 15’

* Bài tập 1: Tìm CN của các câu kể… - Cho HS đọc yêu cầu BT 1.

- GV giao việc: Các em có 2 nhiệm vụ. Một là tìm câu kể Ai thế nào? có trong đoạn văn. Hai là xác định CN trong mỗi câu đã tìm được.

- Cho HS làm bài. GV dán tờ giấy khổ to đã chuẩn bị trước 5 câu kể Ai thế nào?

- GV dùng phấn màu gạch dưới bộ phận CN, ghi lại kết quả đúng.

- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.

- Từng cặp HS trao đổi. Đánh số thứ tự câu. Tìm câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn.

- HS lần lượt phát biểu ý kiến. - Lớp nhận xét.

- HS đánh dấu câu đúng vào VBT.

- 1 HS đọc to các câu cần xác định CN

- HS lên bảng dùng phấn màu gạch dưới CN trong các câu 1,2, 4, 5.

+ Câu 1: Hà Nội tưng bừng màu đỏ.

+ Câu 2: Cả một vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa. + Câu 4: Các cụ già vẻ mặt nghiêm trọng.

+ Câu 5: Những cô gái thủ đô hớn hở, áo màu rực rỡ.

- Lớp nhận xét.

- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe. + HS có thể thảo luận nhóm đôi. - Một số HS phát biểu.

+ CN của các câu trên đều chỉ sự vật có đặc điểm tính chất được nêu ở VN.

+ CN của câu 1 do danh từ riêng Hà Nội tạo thành. + CN của câu 2, 4, 5 do cụm danh từ tạo thành. - Lớp nhận xét.

- 3 HS đọc ghi nhớ trong SGK.

- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm. - HS làm bài vào VBT.

- HS phát biểu ý kiến.

+ Câu 3: CN là: Màu vàng trên lưng chú lấp lánh + Câu 4: CN là: Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. + Câu 5: CN là: Cái đầu tròn

CN là: (và) hai con mắt long lanh như thuỷ tinh + Câu 6: CN là: Thân chú nhỏ và thon vàng… + Câu 8: CN là: Bốn cánh khẽ rung rung… - 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.

* Bài tập 2: Viết moat đoạn văn khoảng 5 câu - GV giao việc: Các em viết một đoạn văn khoảng 5 câu về một loại trái cây. Đoạn văn ấy có dùng một số câu kể Ai thế nào?không bắt buộc tất cả các câu đếu là câu kể Ai thế nào? - GV nhận xét và chấm một số bài HS viết hay.

3. Củng cố, dặn dò:

- GV nhắc HS lại nội dung cần ghi nhớ. - GV nhận xét tiết học.

- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục hoàn chỉnh đoạn văn tả một loại trái cây, viết lại vào vở.

- HS làm bài cá nhân.

- Một số HS đọc đoạn văn đã viết.

Ví dụ: Trong các loại quả, em thích nhất là xoài. Quả xoài khi chín thậthấp dẫn. Hình dáng bầu bĩnh that đẹp. Vỏ ngoài vàng ươm. Hương thơm nức… - Lớp nhận xét.

KỂ CHUYỆN (Tiết 22) CON VỊT XẤU XÍ I. MỤC TIÊU:

- Dựa theo lời kể của GV, sắp xếp đúng thứ tự tranh minh hoạ cho trước (SGK); bước đầu kể lại được từng đoạn câu chuyện Con vịt xấu xí rõ ý chính, đúng diễn biến.

- Hiểu được lời khuyên qua câu chuyện: Cần nhận ra cái đẹp của người khác, biết thương yêu người khác, không lấy mình làm chuẩn để đánh giá người khác.

II. CHUẨN BỊ:

- Tranh minh hoạ truyện trong SGK phóng to. - Ảnh thiên nga (nếu có).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

1.Khởi động: 2.Kiểm tra bài cũ:

+ GV gọi HS lên bảng - GV nhận xét và cho điểm.

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

- Thiên nga là loài chim đẹp nhất trong thế giới các loài chim. Nhưng không phải ngay khi mới nở thiên nga đã có được vẻ đẹp đó. Tiết KC hôm nay sẽ giúp các em hiểu hơn về loài chim này qua câu chuyện Con vịt xấu xí.

b. Tìm hiểu bài:

HĐ1: GV kể chuyện lần 1:

- GV kể lần 1: không có tranh (ảnh) minh hoạ.

- Chú ý: kể với giọng thong thả, chậm rãi. Nhấn giọng ở những từ ngữ: xấu xí, nhỏ xíu, quá nhỏ, yếu ớt, buồn

lắm, chành choẹ, bắt nạt, hắt hủi, dài ngoẵng, gầy guộc, vụng về, vô cùng sung sướng, cứng cáp, lớn khôn, mừng rỡ, bịn rịn …

- HS lần lượt lên kể câu chuyện về một người có khả năng hoặc có sức khỏe.

+ Nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe.

GV kể lần 2:

- GV kể lần 2 không sử dụng tranh minh hoạ (kể chậm, to, rõ, kết hợp với động tác).

+ Phần đầu câu chuyện: (đoạn 1).

+ Phần nội dung chính của câu chuyện (đoạn 2). + Phần kết câu chuyện (đoạn 3).

HĐ2: Hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu của bài tập.

a. Sắp xếp lại thứ tự các bức trnh minh hoạ câu chuyện theo trình tự đúng.

- GV giao việc: 4 bức tranh trong SGK (1, 2, 3, 4) đang xếp lộn xộn không đúng với diễn biến của câu chuyện. Nhiệm vụ của các em là sắp lại 4 tranh đó theo diễn biến của câu chuyện các em đã được nghe kể.

- Cho HS làm việc: GV treo 4 bức tranh theo đúng thứ tự như trong SGK lên bảng.

- GV nhận xét và chốt lại: Tranh phải xếp đúng thứ tự theo diễn biến của câu chuyện là: 2- 1 - 3- 4.

- Cho 1 HS đọc yêu cầu của câu 2, 3, 4.

- GV giao việc: Các em phải dựa vào tranh đã sắp xếp lại, kề từng đoạn câu chuyện (kể tranh 2 rồi mới đến tranh 1 – 3 – 4). Sau đó một số em kể lại toàn bộ câu chuyện và cả lớp sẽ trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện. - Cho HS làm việc.

- Cho HS thi kể.

- GV nhận xét và chốt lại ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện khuyên các em phải biết nhận ra cái đẹp của người khác, biết yêu thương người khác. Không lấy mình làm mẫu khi đánh giá người khác.

3. Củng cố, dặn dò:

- Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- Dặn HS về nhà xem trước đề bài và gợi ý của tiết KC tuần 23.

- GV nhận xét tiết học.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.

- 1 HS dựa vào diễn biến câu chuyện đã nghe kể sắp xếp lại các tranh cho đúng. - Lớp nhận xét.

- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.

- HS kể theo nhóm 4 (mỗi em kể một tranh) và trao đổi ý kiến của câu chuyện.

- Đại diện các nhóm lên thi và trình bày ý nghĩa của câu chuyện.

- Lớp nhận xét.

ĐỊA LÍ (Tiết 22)

Một phần của tài liệu giao an - Kể chuyện 3 - nguyễn mạnh kỳ - Thư viện Giáo án điện tử (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w