Covid-19 giữa Việt Nam – Áo
Trong những năm qua, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Áo có những bước phát triển hết sức tốt đẹp. Trong quan hệ hợp tác chung giữa hai nước thì hợp tác kinh tế là một trong những điểm sáng.
a. Thương mại:
26
Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Áo được thiết lập từ những năm 1970. Thương mại song phương giữa hai nước những năm gần đây phát triển tích cực. Các mặt hàng Việt Nam xuất sang Áo là điện thoại các loại và linh kiện, giầy dép, gỗ và sản phẩm gỗ, hàng dệt, may, máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác... và nhập từ Áo dược phẩm, máy móc, thiết bị, sắt thép và sản phẩm từ sắt thép, giấy, thức ăn gia súc và nguyên liệu.
Kim ngạch thương mại 2 chiều giữa 2 nước tăng đều qua các năm. Nếu năm 2013, kim ngạch thương mại 2 chiều Việt Nam – Áo mới chỉ đạt trên 1,95 tỷ USD thì con số này đến năm 2017 đã đạt tới hơn 4 tỷ USD. Áo trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 6 của Việt Nam ở châu Âu; 7 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu của Việt Nam sang Áo đạt 2,58 tỷ USD, tăng 47% so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu của Việt Nam từ Áo đạt 167 triệu USD. Áo luôn là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam và hiện đang nằm trong nhóm 5 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối EU. Kim ngạch thương mại song phương năm 2020 đạt 3,2 tỷ USD, gấp 13 lần so với thời điểm năm 2010 và đây là con số ấn tượng trong bối cảnh bị tác động bởi dịch COVID-19.
b. Đầu tư:
Tính đến hết năm 2011, Áo có 19 dự án còn hiệu lực đang đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư 50,765 triệu USD, đứng thứ 51 trong tổng số 94 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam và đứng thứ 12 trong EU. Quy mô vốn đầu tư trung bình của một dự án đạt khoảng 2,671 triệu USD. Các dự án của Áo thuộc loại vừa và nhỏ, tập trung chủ yếu trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo, dịch vụ lưu trú và ăn uống, nghệ thuật và giải trí. c. Hợp tác phát triển:
Trước năm 1997, Áo cung cấp viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam để triển khai hai dự án "Phục hồi máy kéo" trị giá 1,06 triệu US$ (nhằm khôi phục 1.500 máy kéo được nhập từ Áo năm 1980) và "Nghiên cứu phát triển công nghệ sau thu hoạch lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long" trị giá 575.000 EURO. Cả hai dự án này đều đã kết thúc.
Hiện nay, Áo cung cấp cho Việt Nam tín dụng ưu đãi để thực hiện các dự án trong các lĩnh vực giao thông đường sắt, trang thiết bị y tế, phòng cháy chữa cháy, đào tạo
27
nghề (khoảng 15 dự án với tổng vốn khoảng 200 triệu Euro). Nhìn chung, các dự án ODA Áo triển khai tương đối nhanh do đã xác định nhà cung cấp từ khâu chuẩn bị dự án. Taị Hội nghị các nhà tài trợ cho Việt Nam năm 2012, Áo cam kết viện trợ cho Việt Nam 152,51 triệu USD (năm 2011: 26,6 triệu USD; năm 2010: 123,57 triệu USD).
*) Hợp tác kinh tế quốc tế trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 giữa ÁO-VIỆT
NAM:
- Ngày 25/2/2021, tại trụ sở Bộ Kinh tế và Kỹ thuật số Áo, Thứ trưởng thường trực Michael Esterl đã làm việc với Đại sứ Việt Nam tại Áo Lê Dũng về hướng thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai nước.
Hai bên khẳng định Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) đã mang lại những kết quả tích cực cho thương mại song phương. Kể từ khi EVFTA có hiệu lực, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Áo có xu hướng tăng. Về hợp tác trong thời gian tới, ông Michael Esterl cho biết Áo đang thực hiện các thủ tục nội bộ để sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và EU (EVIPA). Đại sứ cảm ơn sự ủng hộ của Áo và cho rằng các doanh nghiệp Áo có nhiều cơ hội và triển vọng khi đầu tư vào Việt Nam trong tương lai.
Hơn nữa, Việt Nam cũng là cửa ngõ để sản phẩm, dịch vụ của Áo tiếp cận với thị trường 670 triệu dân của ASEAN. Với lợi thế là một trong những địa điểm được nhiều nhà đầu tư cân nhắc trong chiến lược kinh doanh “Trung Quốc +1”, Việt Nam chắc chắn sẽ có các chính sách ưu đãi phù hợp để thu hút đầu tư nước ngoài.
Hai bên tái khẳng định mong muốn hợp tác về đào tạo nghề và lao động, đặc biệt trong mảng công nghệ thông tin và điều dưỡng viên - hai lĩnh vực mà Áo có nhu cầu lớn đối với lao động có trình độ trong tương lai.
-Sáng 6/9/2021 (giờ địa phương), tại Phòng Thương mại Áo, Thủ đô Vienna đã diễn ra Diễn đàn doanh nghiệp Việt - Áo do Đại sứ quán Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Phòng Thương mại kinh tế Liên bang Áo đồng tổ chức. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng các thành viên Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã tham dự Diễn đàn cùng với hơn 30 lãnh đạo là đại diện cho hơn 20 tập đoàn, công ty của Áo và đại diện một số doanh nghiệp Việt Nam.
Ông Richard Schenz, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại kinh tế Liên bang Áo cho biết, Phòng Thương mại kinh tế của Áo mong muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư mới ở
28
Việt Nam để tránh những đổ vỡ trong chuỗi cung ứng hàng hoá đang có nguy cơ xả ra trên phạm vi toàn cầu hiện nay. Qua diễn đàn này, hai bên sẽ hợp tác và đưa ra những sáng kiến để định vị ý tưởng về kinh doanh, đầu tư; đồng thời cùng tận dụng các lợi thế đầu tư và các cơ hội mới mang lại, đặc biệt là khu vực châu Á, trong đó Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng.