Đối với cơ quan nhà nước.

Một phần của tài liệu ngành mây tre đan Việt Nam trong bối cảnh đẩy mạnh hội nhập quốc tế (Trang 26 - 27)

4. ĐỀ XUẤT VỀ CHÍNH SÁCH CHO SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNHMÂY TRE ĐAN VIỆT NAM

4.1.Đối với cơ quan nhà nước.

- Đặt ngành với vị trí quan trọng: là một trong các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam và không bỏ qua thị trường trong nước. Thực tế các mặt hàng mây tre đan chủ yếu phục vụ xuất khẩu, giá trị đóng góp lớn, nhưng tiêu thụ trong nước còn thấp do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong khi đó thị trường trong nước còn nhiều tiềm năng. Nhà nước cần nhận thức được tầm quan trọng đó để có sự quan tâm, đánh giá vị trí của ngành tương xứng với tiềm năng vốn có. Trong nền kinh tế thị trường, xã hội phát triển nhưng nét văn hoá, truyền thống mang đậm tính dân tộc luôn được tôn trọng và lưu giữ, đó chính là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành. Đồng thời với đánh giá tầm quan trọng đó cần xây dựng chiến lựoc cụ thể cho ngành, xây dựng dự án lớn về quy hoạch phát triển làng nghề, các cơ sở sản xuất, tạo điều kiện về bảo vệ môi trường, vận chuyển và giới thiệu sản phẩm.

- Cần có chính sách hỗ trợ về vốn: tạo điều kiện cho các cơ sở, doanh nghiệp mở rộng sản xuất, nâng cấp, đầu tư cho vật chất kĩ thuật. Nhà nước nên có sự bảo hộ cho cơ sở sản xuất về các thủ tục xuất khẩu và thanh toán với nước ngoài, tránh ứ đọng vốn. Bên cạnh đó, giảm các thủ tục phiền hà, tạo môi trường pháp lí, sự tin tưởng của nhân dân khuyến khích đầu tư. Thực tế cho thấy 1 số cơ sở thiếu vốn dẫn tới tình trạng không có khả năng mở rộng sản xuất.

- Cục xúc tiến thương mại hỗ trợ trong xuất khẩu. Các mặt hàng của ta khi xuất khẩu gặp rất nhiều rào cản thương mại, về bảo hộ của chính phủ, điều kiện về thuế quan… Hoạt động bán hàng, triển lãm qua mạng, quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu gặp rất nhiều khó khăn. Chính sách vĩ mô của nhà nước trong toàn

cảnh hội nhập phải làm sao để các doanh nghiệp thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu, xây dựng thương hiệu không phải theo phong trào mà vì lợi ích và sự sống còn của doanh nghiệp. Phải có văn bản quy định, khuyến khích, phổ biến rộng rãi về thương hiệu từ cán bộ quản lí tới người lao động. Ngày nay nếu không có thương hiệu sẽ không thể vươn ra khỏi quốc gia một cách bền vững và tìm được vị thế trên thương trường.

- Hệ thống thông tin phản hồi giữa nhà nước và doanh nghiệp phải liên tục và kịp thời. Trong quan hệ với nước ngoài, cơ quan nhà nước cần có chuyên gia giỏi đánh giá tổng quan được thực tế tình hình cung cầu trên thị trường, từ đó đưa ra dự báo xu hướng cho các doanh nghiệp trong nước bằng các chiến lược, các con số cụ thể. Xác định đâu là thị trường tiềm năng có thể xâm nhập. Công việc khảo sát thị trường đòi hỏi có cái nhìn tổng quan tới toàn ngành không nhìn một phía thấy lợi trước mắt mà đưa ra ý chủ quan.

- Chú trọng vùng nguyên liệu, cây giống, khoanh vùng quy hoạch. Nguyên liệu mây tre hiện nay được trồng rải rác chưa quy hoạch, chất lượng không đảm bảo. Nhà nước cần có chính sách để khoanh vùng để nuôi trồng tre, mây có kế hoạch khai thác hợp lí tránh lãng phí giảm được các chi phí vận chuyển nhiều nơi. Tuy nhiên, để có được vùng trồng nguyên liệu đạt yêu cầu thì cần tiến hành đồng thời với các chính sách về giống, kĩ thuật chăm sóc.

Một phần của tài liệu ngành mây tre đan Việt Nam trong bối cảnh đẩy mạnh hội nhập quốc tế (Trang 26 - 27)