Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, thông

Một phần của tài liệu HUYNHTHIDOANTRANG TRIETHOC (Trang 25 - 27)

c. Tỷ lệ thất nghiệp tăng

3.2.1 Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, thông

cao, thông qua nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo.

Chú trọng xây dựng bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trình độ cao; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trên cơ sở thực hiện xã hội hóa giáo dục; đào tạo gắn với việc làm và theo nhu cầu xã hội.

Nhà trường cần phối hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế - xã hội xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo, lắng nghe, tiếp nhận sự đánh giá, góp ý từ các nhà sử dụng lao động về sản phẩm đào tạo của mình.

Xây dựng nhà trường với hệ thống tổ chức quản lý hiệu quả cao trên cơ sở chủ động khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực của nhà trường và xã hội nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Các cơ sở giáo dục đại học cần chú trọng kiểm soát đầu ra chặt chẽ hơn, nhất là đào tạo đại học và sau đại học.

Đẩy mạnh công tác hướng nghiệp từ bậc phổ thông đến bậc đại học, bảo đảm cho học sinh, sinh viên có định hướng đúng về nghề nghiệp.

Xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp nhằm giúp các sinh viên có cơ hội vừa học vừa làm, trải nghiệm môi trường thực tế ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Các chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy cần được đổi mới theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực; bên cạnh các kiến thức trong sách vở, người học cần được thực hành nhiều hơn, cũng như cần được trang bị thêm các kỹ năng mềm nhằm đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

Hiện nay, hầu hết việc sản xuất, sử dụng công nghệ máy móc, thiết bị đều nhập khẩu từ nước ngoài, xin ý kiến chuyên gia nước ngoài đến hỗ trợ. Theo đó, tiến hành rà soát lại chương trình đào tạo ở các trường; tăng cường thời gian học thực hành, giảm thời gian học lý thuyết; gắn quá trình đào tạo với hoạt động thực tập, tham quan, bắt tay vào công việc ở từng chuyên ngành đào tạo; đẩy mạnh các hoạt động hợp tác, liên doanh, liên kết giữa các trường, các chuyên ngành đào tạo với nhau, nhất là với các doanh nghiệp, nhà sản xuất, đầu tư, công ty; tuyển dụng học sinh vào đào tạo phải bảo đảm chất lượng, không chạy theo số lượng; Các cơ sở giáo dục cần phát triển hơn nữa vào các ngành nghề chất lượng cao: như lĩnh vực kỹ thuật số, công nghệ thông tin, năng lượng, vật liệu mới, công nghệ sinh học... để giúp người lao động có thể làm chủ khi cuộc cách mạng số hóa bùng nổ như hiện nay

Định hướng giáo dục theo nhu cầu nhằm tạo ra sự cân bằng trong đào tạo và sử dụng nhân lực ở các ngành nghề, vùng, miền và các thành phần kinh tế, tránh lãng phí không cần thiết khi đào tạo lao động có bằng cấp mà không được sử dụng hay sử dụng sai so với nội dung đào tạo.

Để rút ngắn khoảng cách về trình độ học vấn cũng như trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn, các chương trình mục tiêu quốc gia cần được xây dựng cơ chế hỗ trợ người dân vùng nông thôn, các dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa… Đầu tư cho giáo dục đào tạo cần được tăng cường bằng nhiều nguồn khác nhau, trong đó đầu tư từ ngân sách nhà nước cần tăng lên, đồng thời huy động nhiều hơn, tốt hơn sức dân thông qua đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, xây dựng xã hội học tập.

Vốn dĩ việc học chưa bao giờ giới hạn ở độ tuổi đến trường. Con người luôn cần học hỏi không ngừng nghỉ để phát triển bản thân một cách toàn diện. Nhân sự trong nội

bộ doanh nghiệp cũng không loại trừ nhu cầu “học, học nữa, học mãi” đó. Khác biệt lớn nhất nằm ở nội dung đào tạo, nơi nhân sự được bổ sung, trang bị thêm những kiến thức liên quan tới chuyên môn hay các kỹ năng bổ trợ cho công việc.

Song song với đào tạo, doanh nghiệp cần tạo ra 1 môi trường làm việc thuận lợi cho nhân viên có thể phát triển toàn diện về cả chuyên môn lẫn các kỹ năng bổ trợ khác. Điều này sẽ giúp họ giải quyết công việc năng suất và hiệu quả hơn rõ rệt.

Một phần của tài liệu HUYNHTHIDOANTRANG TRIETHOC (Trang 25 - 27)