Đối với nhà nước

Một phần của tài liệu HUYNHTHIDOANTRANG_TRIETHOC (Trang 29)

c. Tỷ lệ thất nghiệp tăng

3.4.1 Đối với nhà nước

Không chỉ dừng lại ở việc định hướng mà cần rõ ràng và quyết liệt hơn trong quá trình thực hiện các chiến lược và chỉ đạo chiến lược về phát triển nguồn nhân lực. Lắng nghe và nắm bắt tình hình thực tế một cách sát sao hơn và đưa ra những đề xuất mang tính thực tiễn và hữu ích hơn.

 Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực gắn với phát triển kinh tế - xã hội, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

 Hình thành khung pháp lý và cơ chế cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

 Xác định rõ xây dựng nguồn nhân lực là trách nhiệm của các nhà hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.

 Đẩy mạnh chiến lược xã hội hóa giáo dục, qua đó huy động tiềm năng xã hội cho công tác nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Đi cùng với đó là bổ sung, hoàn thiện quy hoạch hệ thống các trường đại học, cao đẳng đến năm 2020 và tầm nhìn 2030  Chú trọng sự liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước với các cơ sở giáo dục - đào tạo và các cơ quan, doanh nghiệp nơi sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao.  Cải thiện thông tin về thị trường lao động, trong đó cần có hệ thống dự báo nhu cầu nhân lực quốc gia và cơ sở dữ liệu về đầu tư nguồn lực; thông tin về 11 cung cầu nhân lực; cung cấp kịp thời các thông tin cho xã hội về đào tạo, nhân lực, việc làm và quy hoạch chiến lược phát triển nguồn nhân lực quốc gia.

 Ngoài ra, yếu tố văn hóa, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc trong quá trình xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao phải được nhìn nhận đúng với tầm quan trọng của nó, để từ đó các chương trình giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao được bổ sung các nội dung liên quan.

Một phần của tài liệu HUYNHTHIDOANTRANG_TRIETHOC (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)