Kiến nghị giải pháp

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG VẬN TẢI (Trang 26 - 29)

Thứ nhất, chuẩn bị đầy đủ, kịp thời nguồn vốn đối ứng cho các chương trình

và dự án ODA để các dự án này đạt tỷ lệ giải ngân cao và nhanh nhất.

Thứ hai, đồng nghĩa với việc Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung

bình thấp, nguồn vốn vay ODA khơng hồn lại và nguồn vốn vay có ưu đãi thấp cho Việt Nam sẽ giảm. Tình hình này địi hỏi Việt Nam cần tăng cường năng lực và cải tiến mạnh mẽ trong thực hiện dự án ODA, sử dụng tập trung hơn để đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội quy mô lớn và tạo ra tác động lan tỏa đối với sự phát triển chung của cả nước.

quản lý dự án ODA trên cơ sở kết hợp tham khảo những quy chuẩn của các nhà tài trợ, nhất là đối với các thủ tục: Đấu thầu mua sắm; đền bù, di dân và tái định cư; quản lý tài chính của các chương trình, dự án…

Thứ tư, cần có những chính sách và thể chế phù hợp để tạo mơi trường cho

các mơ hình viện trợ mới. Trong đó, khuyến khích sự tham gia của tư nhân và các tổ chức phi chính phủ. Ngồi ra, cần hợp tác chặt chẽ với các nhà tài trợ tiếp cận mơ hình viện trợ mới, để nâng cao hiệu quả sử dụng, giảm bớt các thủ tục và góp phần cải thiện các hệ thống quản lý theo chuẩn mực quốc tế.

Thứ năm, cần xác định các ưu tiên đầu tư khi sử dụng vốn ODA và nâng cao

công tác giám sát, theo dõi và đánh giá dự án; đồng thời, nâng cao năng lực và nhận thức cho đội ngũ tham gia quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA. Bản chất ODA vẫn là khoản vay và có nghĩa vụ phải trả nợ, cho nên cần loại bỏ tư tưởng “xin” ODA trong một bộ phận cán bộ ở các cấp, đã dẫn đến chưa quan tâm đầy đủ đến việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn này.

Thứ sáu, cần nghiên cứu kế hoạch và chiến lược giảm dần nguồn vốn ODA,

đặc biệt là vốn ODA có điều kiện, đồng thời, tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài khác như FDI. Với cách làm này, Việt Nam khơng chỉ duy trì được sự gia tăng của tổng vốn đầu tư mà còn cải thiện được hiệu quả của tất cả các nguồn vốn, bao gồm cả vốn ODA.

KẾT LUẬN

Lĩnh vực kết cấu hạ tầng, trong đó có giao thơng vận tải đóng một trị quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Thực tế chứng minh tính khách quan vai trị của giao thông vận tải là mạch máu của nền kinh tế. Giao thông vận tải đi trước tạo tiền đề cho các ngành kinh tế phát triển, cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa , hiện đại hóa. Trong thời gian qua, lượng vốn ODA của các nhà tài trợ dành cho ngành giao thơng vận tải rất lớn. Có thể khẳng định chắc chắn rằng, sự phát triển của hệ thống giao thông vận tài thời gian qua mang đậm dấu ấn của nguồn vốn ODA. Hệ thống giao thông được nâng cấp, cải tạo đã góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, cũng như góp phần đáng kể vào việc thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của địa phương nơi dự án đi qua. Trong tương lai, ngành giao thông vận tải sẽ cần một lượng vốn rất lớn để có thể đầu tư hồn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng, nhằm đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Trong đó có một nguồn vốn rất quan trọng là nguồn vốn ODA. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA trong ngành giao thông vận tải là vấn đề quan trọng mang tính chiến lược vì đặc thù của nguồn vốn ODA rất phù hợp nên chúng ta phải hết sức tranh thủ nguồn vốn này để tạo nên một sức bật trong kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, tạo tiền đề cho nền kinh tế phát triển.

Đề tài “Đánh giá hiệu quả thu hút và sử dụng ODA trong lĩnh vực giao

thông vận tải tại Việt Nam” đã tập trung nghiên cứu phân tích các cơ sở lý luận về

ODA, thực trạng thú hút và sử dụng ODA trong lĩnh vực giao thông vận tải của Việt Nam, từ đó đã đưa ra được kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng ODA.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG VẬN TẢI (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w