Đánh giá nợ công Việt Nam trong giai đoạn 2010-2019

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG NỢ CÔNG GIAI ĐOẠN 2010 2019 VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM (Trang 27 - 33)

8. Kết cấu bài nghiên cứu

2.3. Đánh giá nợ công Việt Nam trong giai đoạn 2010-2019

Sau khi phân tích các số liệu về thực trạng của nợ công Việt Nam trong giai đoạn 2010-2019, bài nghiên cứu đưa ra một vài đánh giá và nhận xét về nợ công của Việt Nam trong giai đoạn này. Nhìn chung thì thực trạng nợ công Việt Nam luôn ở mực an toàn mà Quốc hội cho phép và đang có dấu hiệu tích cực lên theo từng năm về cả quy mô cũng như cơ cấu nợ. Đây chính là nhờ vào sự sát sao, quản lý của Chính phủ thông qua ban hành các bộ luật, các quyết định một cách kịp thời và rõ ràng. Nợ Chính phủ vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất và nợ của các chính quyền địa phương luôn chiếm phần nhỏ nhất trong cơ cấu nợ công Việt Nam. Tuy nhiên, Chính phủ vẫn nên quan tâm đến tất cả các loại nợ để có thể quản lý được sát sao, tránh sự chủ quan mà ảnh hưởng đến tài chính kinh tế của quốc gia.

Sự chuyển dịch tích cực này của nợ công Việt Nam đã được thể hiện qua thực trạng nợ xuyên suốt 10 năm và đã được ghi nhận bởi các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế như Moody’s , Fitch và Standard & Poor’s. Việc này khiến cho Việt Nam có vị trí nâng tầm so với thị trường hội nhấp quốc tế, thu hút sự hợp tác của các đối tác trên thế giới.

Như đã trình bày ở phần cơ sở lý luận về tiêu chí đánh giá nợ công không chỉ xét tỷ lệ nợ trên GDP mà cần phải xem xét nợ công một cách toàn diện trong mối liên hệ

với hệ thống các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô. Vì vậy dù nợ công những năm gần đây có xu hướng giảm nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều rủi ro. Đầu tiên là hiệu quả đầu tư của Việt Nam vẫn chưa thực sự cao so với các nước khác trong khu vực dù đã có sự tiến bộ trong hai giai đoạn 2010-2015 và 2016-2019. Đây chính là hệ quả của sự đầu tư không hiệu quả, không đem lại lợi nhuận cao. Sở dĩ vậy là do Việt Nam đang quá chú trọng vào đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo hay đầu tư vào các mục hay dư án một cách tràn lan, không có kế hoạch. Thứ hai là việc một trong những nguyên nhân giảm nợ công những năm gần đây của Việt Nam là do giải ngân đầu tư công chậm. Sự giải ngân chậm chễ sẽ trì trệ tình trạng đầu tư công và ảnh hưởng đến tình hình kinh tế của Việt Nam sau này.

CHƯƠNG 3: HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM

Dựa trên phân tích của bài nghiên cứu về thực trạng nợ công Việt Nam, em xin đưa ra một vài kiến nghị và hàm ý chính sách để quản lý nợ công Việt Nam được tốt hơn trong tương lai.

Thứ nhất, Việt Nam cần kiểm soát chặt chẽ các khoản vay nợ công, thắt chặt các thể chế quản lý, đo lường nợ công và ngân sách nhà nước

Hệ thống kiểm soát và tính toán các khoản nợ cần được theo dõi một cách chính xác, cập nhật mọi khoản nợ tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam. Việc bao che hay sử dụng nợ công cho mục đích cá nhân đều nên bị xử lý thích đáng. Cần cập nhật các thể chế và bộ luật về nợ công, xây dựng kỷ luật cho toàn quốc gia nói chung và cho cả các địa phương nói riêng. Các cơ quan chức năng có thẩm quyền phải thường xuyên kiểm soát, theo dõi tình hình thực hiện các quy trình của nợ từ các khâu vay nợ, sử dụng nợ và trả nợ để có thể bảo đảm được tình hình nợ công diễn ra theo kế hoạch mà Chính phủ đã đề ra, tránh tình trạng khủng hoảng nợ công. Việc giải ngân đầu tư công cũng cần được kiểm soát chặt chẽ, tránh ảnh hưởng đến quá trình đầu tư tương lai của Việt Nam. Nhìn chung khung pháp lý của Việt Nam cơ bản đầy đủ tuy nhiên vẫn cần giám

sát chặt chẽ hơn đến từng đối tượng cụ thể để quản lý nợ công được an toàn và hiệu quả hơn.

Việt Nam cần phải đưa ra các kế hoạch chi tiêu đầu tư một cách hợp lý và hiệu quả, tiết kiệm. Luôn luôn giữ được trạng thái cân bằng ngân sách nhà nước, tránh thâm hụt ngân sách trầm trọng. Các khoản chi tiêu mà vượt quá so với ngân sách và dự định ban đầu đều không được chấp nhận và cần phải được bàn bạc kỹ lưỡng trước khi thông qua một quyết định. Người đứng đầu các đơn vị sẽ phải chịu trách nhiệm cho việc chi dư ngân sách đã quy định.

Thứ hai, nên vay nợ trong nước và hạn chế tối đa các khoản vay nước ngoài.

Khi vay nợ trong nước, Việt Nam sẽ không phải chịu áp lực về tỷ giá thị trường, lãi suất cho vay hay các ràng buộc về việc vay và trả nợ của các chủ nợ quốc tế. Việc vay nợ công trong nước cũng khiến Chính phủ có thể dễ dàng thỏa hiệp và quản lý sát sao các khoản nợ hơn. Bài học kinh nghiệm của việc tăng vay nợ công trong nước thay vì vay nước ngoài chính là Nhật Bản. Dù tỷ lệ nợ công so với GDP của Nhật luôn đứng top đầu trên thế giới nhưng vẫn được coi là nợ ở mức an toàn. Sở dĩ vậy vì Chính phủ Nhật vay phần lớn nợ công trong nội địa với lãi suất thấp và thời gian dài. Khi đến hạn phải trả nợ, Chính phủ có thể dễ dàng thỏa hiệp và vay lại nợ mới trong nước để trả cho khoản nợ cũ mà không bị ảnh hưởng bởi những tổ chức tài chính hay bất kỳ quốc gia nào.

Thứ ba, Chính phủ cần xem xét kĩ trước khi đồng ý bảo lãnh các khoản nợ và cần chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay.

Có nhiều khoản nợ được Chính phủ bảo lãnh của các doanh nghiệp không đem lại lợi nhuận khi đầu tư dẫn đến tình trạng mất khả năng trả nợ khi đến thời hạn và khiến Chính phủ phải gánh thay khoản nợ đó. Việc này làm ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính và kinh tế của nhà nước. Chính vì vậy, trước khi bảo lãnh cho một dự án hay chủ thể nào, Chính phủ cần phải xem xét kỹ lưỡng về kế hoạch và tiềm năng của dự án, không đầu tư một cách ồ ạt gây lãng phí các nguồn vốn. Các khoản nợ nên được đầu tư một cách khôn khéo, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội.

Cuối cùng, Việt Nam nên chú trọng vào mô hình tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng bền vững.

Việc tăng trưởng kinh tế bền vững và hiệu quả không chỉ góp phần giúp Việt Nam có chỗ đứng và lòng tin trên thị trường quốc tế, mở rộng hội nhập mà còn giúp chúng ta thu hút được các nguồn vốn đầu tư từ quốc tế và hạn chế phải đi vay.

KẾT LUẬN

Sau cùng bài nghiên cứu xin đưa ra một số kết luận như sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về nợ công qua khái niệm, phân loại, đặc

điểm và cũng đưa ra được tiêu chí để đánh giá được nợ công. Từ đó có thể thấy rằng nợ công có vai trò quan trọng trong kinh tế, tài chính và chính trị của Việt Nam.

Thứ hai, bài nghiên cứu đã chỉ ra được thực trạng nợ công của Việt Nam trong 10

năm tại giai đoạn 2010-2019 qua quy mô và cơ cấu nợ công. Kết quả được tổng thể chia ra thành hai giai đoạn nhỏ là từ 2010-2015 và 2016-2019. Tại giai đoạn đầu nợ công của Việt Nam có xu hướng tăng mạnh và khó kiểm soát nhưng đến giai đoạn sau đã có những dấu hiệu tích cực hơn. Bài viết cũng đưa ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng nợ công của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2015 cũng như giai đoạn 2016- 2019. Trong đó, một trong những nguyên nhân chính khiến Việt Nam phải quyết định vay nợ công là thâm hụt chính sách, đầu tư, sử dụng và quản lý nợ công chưa hiệu quả dẫn đến không có lợi nhuận sinh ra và phải tiếp tục vay mượn. Đối với sự phát triển tích cực của nợ công những năm gần đây được cho là do sự vào cuộc và các chính sách quản lý nợ của Chính phủ được áp dụng và kiểm soát tốt hơn so với trong quá

khứ. Sau cùng là bài đã đánh giá lại một cách khách quan thực trạng nợ công Việt Nam những điều đã làm được và những vướng mắc còn tồn tại trong thực trạng trong giai đoạn 2010-2019.

Thứ ba, từ thực trạng và đánh giá bài nghiên cứu cũng đã đưa ra các hàm ý chính

sách để Việt Nam có thể quản lý nợ công tốt hơn, giải quyết và có những hướng đi tốt hơn cho thực trạng nợ công trong tương lai.

Tuy nhiên bài báo cáo cũng còn một số nhược điểm như thời gian nghiên cứu còn hạn chế, một vài số liệu còn chưa có do chưa có sự cập nhật trên các phương tiện truyền thông của bộ, ngành và việc sử dụng phương pháp định tính có thể chưa đưa ra được trực quan thực trạng của nợ công. Hướng đi phát triển cho đề tài là sẽ đi sâu về thực trạng phân tích quản lý nợ công của các quốc gia thành công và thất bại trong quản lý nợ để từ đó rút ra bài học cho Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Anh

1. IMF (2010). Public Sector Debt Statistics – Guide for Compliers and Users. 2. World Bank (2002). Global Development Finance.

Tài liệu tiếng Việt

1. Ban chấp hành trung ương Đảng (2016). Nghị quyết về một số chủ trương,

chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế, số 05-

NQ/TW

2. Bộ Tài chính (2016), Bản tin nợ công - số 04 3. Bộ Tài chính (2017), Bản tin nợ công - số 05 4. Bộ Tài chính (2020), Bản tin nợ công - số 09

5. Duyên Duyên (2020). Nợ công chính thức giảm còn 56,1%, truy cập tại:<http://vneconomy.vn/no-cong-chinh-thuc-giam-con-561-

6. Lê Thị Khương (2016), “Bàn về nợ cộng Việt Nam hiện nay”, Tạp chí ngân hàng, số 21, truy cập tại: < https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/apph/tcnh/tcnh_chitiet? centerWidth=80%25&dDocName=SBV245948&leftWidth=20%25&rightWidt h=0%25&showFooter=false&showHeader=false&_adf.ctrl- state=avvzsp7cu_9&_afrLoop=9612578583575326#%40%3F_afrLoop %3D9612578583575326%26centerWidth%3D80%2525%26dDocName %3DSBV245948%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth %3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse

%26_adf.ctrl-state%3Dnud9d6xh6_4>. Truy cập lần cuối ngày 17 tháng 6 năm 2020.

7. Lương Băng (2020), 3 năm không “ăn ngon ngủ yên”, Việt Nam làm nên điều

hiếm có, truy cập tại: <https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/tai-chinh/3-nam- no-cong-giam-manh-dieu-hiem-nuoc-nao-lam-duoc-611443.html>. Truy cập lần cuối ngày 14 tháng 6 năm 2020.

8. Minh Anh (2019), Nợ công giảm mạnh, góp phần quan trọng nâng hạng tín

nhiệm quốc gia, truy cập tại: <http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/nhip- song-tai-chinh/2019-10-25/no-cong-giam-manh-gop-phan-quan-trong-nang- hang-tin-nhiem-quoc-gia-78147.aspx>. Truy cập lần cuối ngày 15 tháng 6 năm 2020.

9. Ngọc Hân (2020), Thế giới đang ngập trong nợ, truy cập tại:<

https://www.qdnd.vn/thoi-su-quoc-te/doi-song-quoc-te/the-gioi-dang-ngap- trong-no-608266>. Truy cập lần cuối ngày 21 tháng 6 năm 2020.

10. Nguyễn Thị Liên Hương (2018), “Nợ công Việt Nam giai đoạn 2014-2018 và giải pháp cho năm 2019”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia Kinh tế Việt Nam

năm 2018 và triển vọng năm 2019, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 184-194.

11. Phạm Thị Phương Uyên (2018), Nợ công Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, truy cập tại: <http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/no-cong-tai-viet-nam-thuc- trang-va-giai-phap-58299.htm>. Truy cập lần cuối ngày 20 tháng 6 năm 2020. 12. Quốc Hội (2009), Luật quản lý nợ công 2009.

14. Tổng cục Thống kê (2019), Tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2019, thông cáo báo chí, ngày 27 tháng 12 năm 2019.

15. Trần Trung Hải (2019), “Tác động của nợ công đến an ninh kinh tế ở Việt Nam”, luận án tiến sĩ, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

16. Vương Đình Huệ (2010), Nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam, truy cập tại:<https://www.sav.gov.vn/SMPT_Publishing_UC/TinTuc/PrintTL.aspx? idb=2&ItemID=32517&l=/noidung/tintuc/Lists/TinTucSuKien>. Truy cập lần cuối ngày 17 tháng 6 năm 2020.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG NỢ CÔNG GIAI ĐOẠN 2010 2019 VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w