Giải quyết các lỗi thường gặp

Một phần của tài liệu Giáo trình Sửa chữa máy tính xách tay (Trang 149 - 152)

Mất nguồn máy:Lỗi IC nguồn , hở mạch, ngắt mạch, hoặc mất kết nối. Thể hiện:Khi bật công tắc nguồn máy không chạy không có hiển thị đèn nguồn.

Lên nguồn nhưng không khởi động :Lỗi I/O chip,lỗi VGA chip, hoặc lỗi chipset. Thể hiện: Đèn LED nguồn sáng nhưng máy vẫn không khởi động.

Đèn LED AC Adapter tắt khi cắm vào máy:Ngắt mạch, chập phần nguồn. Thể hiện : Đèn LED AC adapter tắt.

Treo máy hoặc khở động lại khi di chuyển: Hở mạch, mất kết nối, lỏng mối hàn. Thể hiện : Treo hoặc tắt máy khi di chuyển.

Jack cắm nguồn bị hỏng: Mất kết nối, lỏng mối hàn, ngãy jack cắm. Thể hiện : Nguồn chập chờn, máy không hoạt động.

Máy chạy treo:Lỗi video chip, lỗi điều khiển ổ cứng điều khiển CPU. Thể hiện: Khởi động Windows bị treo, chạy 5-10 phút treo máy, chạy DVD treo.

Không sạc pin:Lỗi IC sạc, lỗi jack cắm nguồn, hở mạch. Thể hiện :Máy hoạt động bình thường khi dùng pin, không sử dụng được adapter

Card màn hình lỗi:Lỗi video chip trên main hoặc lỗi LCD

Thể hiện :Màn hình mờ, kẻ ô vuông mất nét hoặc lỗi khi khởi động windows.

Máy chạy nóng treo: Lỗi cảm biến, hoặc lỗi quạt tản nhiệt. Thể hiện : Máy tự khởi động lại, chạy treo.

Không nhận thiết bị: Lỗi kết nối, lỏng mối hàn, lỗi chipset điều khiển input/output.

Thể hiện: Không nhận HDD, cổng USB ports, Digital card, CD ROM, PCMCIA, wireless card etc.

Không có âm thanh :Hỏng loa, khuếch đại âm thanh, hặc soundcard. Thể hiện : Soundcard nhận nhưng không có tiếng, không nhận soundcard.

Không kết nối mạng: Lỗi điều khiển Input/output , lỗi card mạng và wireless card, lỗi kết nối

Bài 6: Bộ nhớ trong

Bộ nhớ máy tính bao gồm các hình thức, phương thức để lưu dữ được dữ liệu của

máy tính một cách lâu dài (khi kết thúc một phiên làm việc của máy tính thì dữ liệu không bị mất đi), hoặc lưu dữ liệu tạm thời trong quá trình làm việc của máy tính (khi kết thúc một phiên làm việc của máy tính thì bộ nhớ này bị mất hết dữ liệu).

Các thiết bị lưu trữ dữ liệu cho bộ nhớ lâu dài bao gồm: Đĩa cứng, Đĩa mềm, Đĩa quang, Băng từ, ROM, các loại bút nhớ...

Các thiết bị lưu trữ dữ liệu tạm thời trong quá trình làm việc: RAM máy tính, Cache Hầu hết các bộ nhớ nêu trên thuộc loại bộ nhớ có thể truy cập dữ liệu ngẫu nhiên, riêng băng từ là loại bộ nhớ truy cập tuần tự.

Bộ nhớ máy tính là tài nguyên làm việc chính của máy tính. Về tính chất vật lý thì bộ nhớ máy tính là một tập hợp các chip nhớ. Đây là nguồn tài nguyên quan trọng vì nó quyết định số lượng và kích cỡ chương trình có thể được chạy vào cùng một thời điểm cũng như lượng dữ liệu có thể được xử lý ngay tức thời.

Tất cả quá trình xử lý dữ liệu và thực thi chương trình đều chiếm không gian nhớ. Các chỉ lệnh của chương trình được chép vào bộ nhớ từ đĩa, băng từ hoặc từ mạng và sau đó được chuyển sang cho các mạch, đơn vị điều khiển để phân tích và thực thi. Các chỉ lệnh điều khiển máy tính nhập dữ liệu từ bàn phím, đĩa, băng từ, dây điện thoại hoặc từ mạng vào bộ nhớ.

Khi dữ liệu được nhập vào bộ nhớ, các nội dung cũ sẽ bị chép đè. Khi dữ liệu nằm trong bộ nhớ, chúng có thể được xử lý (được tính toán, so sánh và sao chép). Kết quả hoặc là được hiển thị lên màn hình hoặc được gửi ra máy in, đĩa, băng từ hoặc các kênh truyền thông.

Bài 7: Sửa chữa màn hình

Một phần của tài liệu Giáo trình Sửa chữa máy tính xách tay (Trang 149 - 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)